instruction
stringlengths 12
2.05k
| output
stringlengths 3
11.7k
|
---|---|
Tổ chức thuộc các trường hợp nào được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? | Theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau:a) Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;b) Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực;c) Cấp lại chứng chỉ năng lực do chứng chỉ năng lực cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực. |
Trường hợp nào bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? | Theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:a) Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản;b) Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định;c) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;d) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực;đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực;e) Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền;g) Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;h) Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định. |
Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc những trường hợp nào được đề nghị cấp lại chứng chỉ sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi? | Theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp:- Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;- Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực;- Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực; được đề nghị cấp chứng chỉ năng lực sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực. |
Tổ chức muốn nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lần đầu thì cần những tài liệu gì? | Theo quy định tại Khoản 23 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;b) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;c) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);d) Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;đ) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;e) Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);g) Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.h) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. |
Tổ chức muốn nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì cần những tài liệu gì? | Theo quy định tại Khoản 23 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;b) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;c) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);d) Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;đ) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;e) Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);g) Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.h) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. |
Tổ chức muốn nộp hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì cần những tài liệu gì? | Theo quy định tại Khoản 23 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm:a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại. |
Tổ chức muốn nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì cần những tài liệu gì? | Theo quy định tại Khoản 23 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực bao gồm:a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. |
Đề nghị hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? | Theo quy định tại Khoản 25 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP: Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 58b Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực. |
Sau bao lâu kể từ thời điểm nộp hồ sơ thì tổ chức được thông báo kết quả xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng | Theo quy định tại Khoản 25 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực khảo sát xây dựng hạng I? | Theo quy định tại Điều 153 Luật Xây dựng và Khoản 26 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức tham gia hoạt động khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:a) Điều kiện chung:- Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;- Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.b) Điều kiện đối với các hạng năng lực:- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực lập quy hoạch xây dựng hạng I? | Theo quy định tại Điều 150 Luật Xây dựng và Khoản 27 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;- Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình hạng I? | Theo quy định tại Điều 154 Luật Xây dựng và Khoản 28 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực tư vấn quản lý dự án hạng I? | Theo quy định tại Điều 152 Luật Xây dựng và Khoản 30 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với công việc đảm nhận;- Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực thi công xây dựng công trình hạng I? | Theo quy định tại Điều 152 Luật Xây dựng và Khoản 32 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:- Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;- Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;- Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;- Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực giám sát thi công xây dựng công trình hạng I? | Theo quy định tại Điều 155 Luật Xây dựng và Khoản 33 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức tham gia hoạt động giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:- Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực khảo sát xây dựng hạng II, hạng III? | Theo quy định tại Điều 153 Luật Xây dựng và Khoản 26 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức tham gia hoạt động khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:a) Điều kiện chung:- Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;- Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.b) Điều kiện đối với các hạng năng lực:Hạng II:- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.Hạng III:- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực lập quy hoạch xây dựng hạng II, hạng III? | Theo quy định tại Điều 150 Luật Xây dựng và Khoản 27 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:Hạng II:- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;- Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.Hạng III:Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình hạng II, hạng III? | Theo quy định tại Điều 154 Luật Xây dựng và Khoản 28 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:Hạng II:- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.Hạng III:- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực tư vấn quản lý dự án hạng II, hạng III? | Theo quy định tại Điều 152 Luật Xây dựng và Khoản 30 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:Hạng II:- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;- Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên.Hạng III:- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;- Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực thi công xây dựng công trình hạng II, hạng III? | Theo quy định tại Điều 152 Luật Xây dựng và Khoản 32 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:Hạng II:- Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;- Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;- Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;- Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.Hạng III:- Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;- Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;- Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận. |
Tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ năng lực lĩnh vực giám sát thi công xây dựng công trình hạng II, hạng III? | Theo quy định tại Điều 155 Luật Xây dựng và Khoản 33 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Tổ chức tham gia hoạt động giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:Hạng II:- Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;- Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. |
Tổ chức kiểm định xây dựng có cần chứng chỉ năng lực không? | Theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP tổ chức hoạt động lĩnh vực kiểm định xây dựng không yêu cầu có chứng chỉ năng lực tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 155 Luật Xây dựng và Khoản 34 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP. |
Tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng có cần chứng chỉ năng lực không? | Theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP tổ chức hoạt động lĩnh vực kiểm định xây dựng không yêu cầu có chứng chỉ năng lực tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 156 Luật Xây dựng và Khoản 35 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP. |
Tổ chức cần thực hiện các thủ tục gì để được đăng tải công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng? | Theo quy định tại Khoản 37 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP: Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.” |
Đơn vị chúng tôi đã được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng nhưng hiện nay chúng tôi thay đổi người đại diện pháp luật của đơn vị. Vậy chúng tôi có phải làm thủ tục nào để thay đổi người đại diện theo pháp luật của chúng tôi trên chứng chỉ? | Trường hợp tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thay đổi về thông tin người đại diện theo pháp luật của tổ chức thì thực hiện theo quy định tại Khoản 23 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. |
Tổ chức hoạt động tư vấn thiết kế, lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy có yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không? | Tổ chức thực hiện việc thiết kế, lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy thì phải đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy. Trường hợp tổ chức thực hiện việc lắp đặt thiết bị vào công trình thì phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của luật Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. |
Công ty tôi mới thành lập, chưa tham gia vào các hoạt động xây dựng nhưng có một số nhân sự có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng từ hạng III trở lên. Vậy Công ty tôi có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không? Hồ sơ đăng ký có yêu cầu phải có hợp đồng đối với các công trình tương tự không? | Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng phải đáp ứng điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực đối với các lĩnh vực theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.Tổ chức mới thành lập có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện hạng III theo quy định tại Nghị định số 100/2018/NĐ-CP (không yêu cầu tổ chức phải có kinh nghiệm thực hiện công việc tương tự).Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 23 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP. |
Trong công ty, nếu tôi có chứng chỉ kỹ sư định giá, chứng chỉ thiết kế, và tôi là giám đốc, vậy trong hồ sơ thiết kế của tôi, tôi có được ký từ giám đốc, chủ trì thiết kế, chủ trì lập dự toán của cùng 1 công trình không? | Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 08/2018/TT-BXD: “mỗi cá nhân thuộc tổ chức có thể đảm nhận một hoặc nhiều chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, tham gia thực hiện các công việc khi đáp ứng được điều kiện năng lực tương ứng theo quy định”, do đó nếu công dân đáp ứng được các điều kiện năng lực tương ứng thì được đảm nhận các chức danh đó. |
Chúng tôi là nhà thầu phụ, nhận gia công, chế tạo 1 đường ống cơ khí (thép) cho 1 trạm bơm. Chúng tôi phải vẽ lại bản vẽ triển khai để sản xuất. Như vậy công việc này có liên quan đến hoạt động xây dựng hay không? Chúng tôi bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng hay không? Công ty sản xuất, chế tạo cơ khí như đường ống nước, cửa phai phẳng,... thì có phải có chứng chỉ thiết kế hay không? | Theo quy định tại Khoản 38, Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực thi công lắp đặt thiết bị vào công trình phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Khoản 20, Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.Trường hợp tổ chức thực hiện việc sản xuất, chế tạo cấu kiện, thiết bị để cung cấp cho nhà thầu thi công xây dựng thì không thuộc đối tượng yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. |
Đơn vị tư vấn có Giấy phép hoạt động điện lực, thiết kế thủy lợi - thủy điện thì có được phép thiết kế trạm biến áp hay không? Có văn bản nào hướng dẫn không? | Theo quy định tại Khoản 1, Điều 38 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực thì “điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng…”.Do vậy, để tham gia thiết kế xây dựng đối với các hạng mục công trình xây dựng thì tổ chức phải có chứng chỉ năng lực theo quy định tại Khoản 20, Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng. |
Khi nào thì chủ đầu tư được thuê tư vấn quản lý dự án và điều kiện năng lực tư vấn quản lý dự án? Nếu được làm tư vấn quản lý dự án mà chưa đủ năng lực thì có được liên danh tư vấn quản lý dự án với một công ty khác đủ năng lực không? | Tổ chức được thuê tư vấn quản lý dự án đối với các trường hợp theo quy định tại Khoản 3, Điều 62 Luật Xây dựng năm 2014.Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 30, Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.Theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì từng thành viên liên danh phải đáp ứng điều kiện năng lực đối với phần công việc mà thành viên đó đảm nhận. Do đó, khi chưa đủ điều kiện năng lực thì không được tham gia liên danh để thực hiện công việc. |
Công ty tôi là công ty vừa và nhỏ, chuyên thi công hệ thống điện nhẹ (chủ yếu là mạng thông tin liên lạc cho các công trình), giá trị công trình dưới 10 tỷ đồng. Vậy xin cho hỏi, khi thi công chúng tôi có phải trình chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho chủ đầu tư không? | Theo quy định tại Khoản 38, Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 thì công tác thi công xây dựng công trình gồm “xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng”.Theo quy định tại Khoản 39, Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 thì “thiết bị lắp đặt vào công trình gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng”.Do đó, tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng bao gồm lĩnh vực thi công xây dựng công trình phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. |
Theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Nghị định 42/2017/NĐ-CP về năng lực của các tổ chức hoạt động xây dựng như tổ chức quản lý dự án, tổ chức tư vấn giám sát,... thì các tổ chức này phải có đủ năng lực của người đứng đầu và các cá nhân tham gia cũng như số lượng người để tham gia để quản lý được dự án nhóm A, nhóm B hoặc nhóm C nhưng không quy định số lượng người tối thiểu trong các tổ chức để tham gia các dự án nhóm A, nhóm B hoặc nhóm C. Tôi xin hỏi, vậy đối với dự án giao thông nhóm A có tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng mà chỉ cần tổ chức quản lý dự án có một giám đốc quản lý dự án và một cán bộ quản lý dự án có đủ năng lực là đủ để quản lý được hay phải cần tối thiểu bao nhiêu người để quản lý và số người tối thiểu đó giờ được quy định ở văn bản pháp lý nào? Tương tự như vậy cho tổ chức tư vấn giám sát? | Theo quy định tại Khoản 20, Khoản 30, Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng, để thực hiện việc tư vấn quản lý dự án nhóm A thì tổ chức phải đáp ứng điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực về tư vấn quản lý dự án hạng I phù hợp với loại công trình thực hiện.Pháp luật về xây dựng hiện hành không quy định số lượng nhân sự tối thiểu của tổ chức mà tùy thuộc vào số lượng dự án thực hiện và quy mô, tính chất của dự án, tổ chức phải bố trí số lượng nhân sự phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc.Đối với trường hợp tổ chức giám sát thi công xây dựng thì phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Khoản 4, Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và Khoản 20, Khoản 33, Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP. |
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thì lĩnh vực mạng thông tin trong công trình xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Nếu vậy điều kiện để tổ chức được thiết kế mạng thông tin liên lạc là gì? Người thực hiện thiết kế thuộc chuyên ngành nào có thể đảm nhận được? | Căn cứ quy định tại Khoản 10 và Khoản 38 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì xây dựng hạ tầng và lắp đặt thiết bị mạng LAN, hệ thống điện thoại nội bộ trong tòa nhà...là một trong các nội dung công việc của công tác thi công xây dựng công trình. Cấp công trình được xác định theo cấp của công trình được lắp đặt hệ thống mạng LAN, hệ thống điện thoại nội bộ trong tòa nhà..Tổ chức thực hiện việc thiết kế lĩnh vực mạng thông tin liên lạc trong công trình phải có đăng ký kinh doanh phù hợp theo quy định của pháp luật, các cá nhân của tổ chức thực hiện thiết kế này phải có trình chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận như kỹ sư công nghệ, kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ thông tin... theo quy định tại Khoản 1 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 và được tổ chức thực hiện thiết kế giao nhiệm vụ.Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 5/10/2018 hướng dẫn về chứng chỉ hành nghề xây dựng, chứng chỉ hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài thì thiết kế hệ thống thông tin liên lạc trong công trình là một phần của bộ môn thiết kế cơ - điện công trình. Do đó, người chủ trì bộ môn này phải có chứng chỉ thiết kế cơ - điện công trình theo quy định. Trường hợp cá nhân chỉ thực hiện thiết kế (không phải là chủ trì, chủ nhiệm) thì không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề như hướng dẫn ở trên. |
Công ty chúng tôi thuê doanh nghiệp nước ngoài (đơn vị A) thiết kế công trình tại Việt Nam. Đơn vị tư vấn thiết kế này có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không? | Theo quy định tại Khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 thì “Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động” và theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2915 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì “Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng”. Do đó, nhà thầu nước ngoài (đơn vị A) phải đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng và thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 74 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. |
Công ty tôi hiện chưa đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP để tham gia gói thầu tư vấn khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Để tham gia gói thầu trên công ty tôi có thể liên danh với một đơn vị khác có đủ năng lực để tham gia thực hiện gói thầu trên hay không? | Hiện nay, điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Khoản 28 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Do đó, khi tham gia hoạt động xây dựng với tư cách là thành viên liên danh thì tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với phần việc mình thực hiện theo quy định. |
Hiện tại Ban QLDA chuyên ngành chúng tôi làm chủ đầu tư một dự án, theo quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 chúng tôi bổ nhiệm chức danh giám đốc QLDA tuy nhiên ngoài những tiêu chuẩn thì theo Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì giám đốc QLDA được bố trí làm việc tại các phòng (ban) điều hành dự án. Vậy nếu nhân sự bổ nhiệm chức danh giám đốc QLDA không làm phòng điều hành dự án mà vẫn bảo đảm các điều kiện của Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP và Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ thì có đúng quy định không? | Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì “Giám đốc quản lý dự án là chức danh của cá nhân được Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý dự án, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư (trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án) giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể”;Do đó, căn cứ quy định về điều kiện năng lực của giám đốc quản lý dự án, giám đốc Ban Quản lý dự án quyết định việc giao nhiệm vụ cho cá nhân đảm nhận chức danh Giám đốc quản lý dự án. Việc thành lập phòng (ban) điều hành dự án “theo các dự án được giao quản lý” hoặc “theo trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng” như quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng được thể hiện trong quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án.Do đó, đề nghị Ông nghiên cứu kỹ quy định, hướng dẫn về phòng (ban) điều hành dự án tại Thông tư 16/2016/TT-BXD và quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Quản lý dự án của mình để thực hiện theo đúng quy định pháp luật. |
Hiện nay, nhà thầu chính ký hợp đồng cung cấp nhân công với một nhà thầu cung cấp nhân công (vật tư thiết bị là của nhà thầu chính). Vậy nhà thầu cung cấp nhân công này có phải là nhà thầu phụ hay không? Nói cách khác, nhà thầu cung cấp nhân công có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không? | Theo quy định tại Điểm 1 Khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ, “Tổ chức khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: Khảo sát xây dựng; Lập quy hoạch xây dựng; Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; Tư vấn quản lý dự án; Thi công xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng; Kiểm định xây dựng; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng”.Với các nội dung nêu trên, nhà thầu cung cấp nhân công không yêu cầu có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. |
Liên danh công ty A và công ty B là nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng - chuyển giao (BT). Sau khi trúng thầu, liên danh thành lập doanh nghiệp dự án là công ty C để thực hiện dự án BT và dự án khác. Dự án BT và dự án khác nói trên có các công tác như: Xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng, thiết kế, giám sát... Tôi xin hỏi, doanh nghiệp dự án, công ty C, tự thực hiện công việc của dự án BT như: Xây dựng, quản lý dự án, thiết kế, giám sát... thì doanh nghiệp dự án có cần phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức về: Xây dựng, quản lý dự án, thiết kế, giám sát... tương ứng không? Nếu doanh nghiệp dự án không cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì cần thỏa mãn điều kiện/yêu cầu gì để thực hiện các công việc nêu trên? | Theo quy định tại Khoản 20, Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng thì tổ chức khi tham gia thiết kế, giám sát thi công xây dựng, quản lý dự án, thi công xây dựng phải đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động xây dựng và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. |
Hiện nay công ty tôi đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thiết kế, giám sát công trình điện đường dây và trạm biến áp đến 35kV. Công ty đã xin cấp được giấy phép hoạt động điện lực của Sở Công Thương với nội dung: Được phép hoạt động trong lĩnh vực giám sát, thiết kế công trình điện đường dây và trạm biến áp đến 35kV. Vậy cho tôi hỏi, công ty tôi có cần làm thêm chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng về giám sát, thiết kế công trình điện đường dây và trạm biến áp đến 35kV không? | Theo quy định tại Khoản 1, Điều 38 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực thì “điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng...”.Do đó, tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng quy định tại Khoản 20, Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng thì phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. |
Công ty chúng tôi là nhà thầu FDI 100% vốn nước ngoài, là công ty nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không? | Tổ chức được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam (không phân biệt về nguồn vốn góp để tạo thành vốn điều lệ của tổ chức) thì khi tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật Xây dựng. Tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, để tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam thì phải được cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng. |
Nghị định 100/2018/NĐ-CP không quy định việc cấp chứng chỉ một số công trình công trình công nghiệp như: Đường dây và trạm biến áp (lĩnh vực điện lực); thiết kế khai thác mỏ lộ thiên hoặc hầm lò (thiết kế khai thác mỏ). Hiện tại ngành Công Thương không cấp các chứng chỉ này, vậy đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát, thi công khi hoạt động xây dựng ở các lĩnh vực này có yêu cầu chứng chỉ không? | Theo quy định tại Khoản 1, Điều 38 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực thì “điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng”.Do đó, tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 thì phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Các lĩnh vực: Đường dây và trạm biến áp (lĩnh vực điện lực); thiết kế khai thác mỏ lộ thiên hoặc hầm lò (thiết kế khai thác mỏ) thuộc công trình công nghiệp. Do đó, đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát, thi công khi hoạt động xây dựng ở các lĩnh vực này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lĩnh vực công nghiệp. |
Điều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng cửa hàng xăng dầu và các điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường? | Tổ chức tham gia thi công xây dựng công trình cửa hàng xăng dầu phải đáp ứng điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Khoản 20 và Khoản 32 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Nhân sự đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng phải đáp ứng quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP. |
Công ty tôi đang thi công gói thầu "cung cấp và lắp đặt hệ nhôm kính, cửa kính, vách kính" cho các tòa cao tầng nhưng hiện nay khi tham gia đấu thầu dự án mới chủ đầu tư yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Qua tìm hiểu các nghị định, thông tư liên quan thì không thấy có nhắc đến lĩnh vực công ty tôi đang tham gia. Vậy tôi xin hỏi, công ty tôi có phải làm chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên không? Và nếu có thì sẽ thuộc lĩnh vực nào? | Căn cứ quy định tại Khoản 38, Khoản 39 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 20, Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng, trường hợp tổ chức chỉ thực hiện việc lắp đặt sàn gỗ, cửa gỗ thuộc phần nội thất của công trình thì không thuộc đối tượng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. |
Với dự án đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư đã thực hiện lựa chọn và ký hợp đồng với các nhà thầu thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng và giám sát thi công xây dựng trước thời điểm Thông tư 17/2018/TT-BXD ban hành thì sau thời điểm Thông tư 17/2018/TT-BXD có hiệu lực, chủ đầu tư có phải chấm dứt các hợp đồng với các nhà thầu không có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phù hợp không hay vẫn được tiếp tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng? | Trước ngày 01/9/2016, việc đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 17/2016/TT- BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng và giám sát thi công xây dựng được chủ đầu tư lựa chọn và ký kết hợp đồng phù hợp theo các quy định nêu trên tại thời điểm trước khi Thông tư số 17/2016/TT-BXD có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện công việc theo hợp đồng đã ký kết. |
Hiện nay đơn vị của tôi chưa có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thi công xây dựng công trình, đơn vị của tôi có được tham gia hoạt động thi công xây dựng không? | Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng có hiệu lực thi hành ngày 15/9/2018. Theo đó, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức tham gia thi công xây dựng công trình phải đáp ứng điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Khoản 20 và Khoản 32 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. |
Theo quy định hiện hành đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sau có cần phải cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng không: Đơn vị hoạt động tư vấn thiết kế về hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho công trình xây dựng; đơn vị cung cấp, thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho công trình. Đơn vị chúng tôi đã được cấp Giấy đủ điều kiện hoạt động về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP do cơ quan quản lý chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy cấp (Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội). | Tổ chức thực hiện việc thiết kế, lắp đặt thiết bị phòng cháy, chữa cháy thì phải đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.Trường hợp tổ chức thực hiện việc lắp đặt thiết bị vào công trình thì phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng. |
Tôi xin hỏi, các công trình quy mô cấp IV, dự án sửa chữa, cải tạo, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, đơn vị thi công không có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, mà có hợp đồng tương tự và nhân lực phù hợp với lĩnh vực công trình cấp IV thì có được thực hiện hay không? | Tổ chức tham gia thi công xây dựng công trình phải đáp ứng điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Khoản 20 và Khoản 32, Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà Nước của Bộ Xây dựng.Theo đó, để tham gia thi công xây dựng công trình có quy mô cấp IV thì tổ chức phải đáp ứng điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng từ hạng III trở lên. |
Cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam có cần giấy phép không? | Khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng quy định Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng.Điểm 1 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng quy định: Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014 |
Cá nhân nước ngoài thuộc những trường hợp nào phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? | Theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì: “cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 44b Nghị định này”. |
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài có thời hạn bao lâu? | Hiệu lực chứng chỉ hành nghề của cá nhân người nước ngoài được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 5 năm theo quy định tại Điểm 4 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng |
Điều kiện để được chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân nước ngoài | Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và đáp ứng điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân nước ngoài? | Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân nước ngoài được quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề cho nước ngoài gồm những tài liệu gì? | Hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề cho cá nhân nước ngoài được quy định tại Điểm 4 Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề cho cá nhân nước ngoài quy định như thế nào? | Trình tự thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề cho cá nhân nước ngoài được quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Thời hạn chuyển đổi chứng chỉ hành nghề cho cá nhân nước ngoài? | Thời hạn chuyển đổi chứng chỉ hành nghề cho cá nhân nước ngoài là 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề cho cá nhân nước ngoài quy định ở đâu | Theo mẫu quy định tại Phụ lục III Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài chuyển đổi tại Việt Nam được phân làm mấy loại? | Theo quy định tại Khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng, chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III |
Cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hạng I cho cá nhân nước ngoài? | Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hạng I cho cá nhân nước ngoài theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Trình tự thực hiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hạng I cho cá nhân nước ngoài? | Theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP: - Cá nhân nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hạng I qua mạng trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa thuộc Bộ Xây dựng.- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị trong trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ.- Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. |
Mức phí chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân nước ngoài? | 150.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC ngày 27/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng. |
Cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân nước ngoài? | Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Trình tự thực hiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân nước ngoài? | Theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP: - Cá nhân nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III qua mạng trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị trong trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ.- Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.- Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp I trở lên hoặc 03 công trình từ cấp II trở lên theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch hạng I cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.- Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình hạng I cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.- Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.- Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.- Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.- Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hạng II: Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên.Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.- Theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên hoặc 03 công trình từ cấp III trở lên.Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 02 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc 03 công trình từ cấp IV trở lên. |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch hạng II, hạng III cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hạng II: Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên.Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.- Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.Hạng III: Đã tham gia thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình hạng II, hạng III cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hạng II: Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên.Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.- Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hạng II: Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên.Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.- Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hạng II: Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên.Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.- Theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Hạng II: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên.Hạng III: Đã tham gia thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên. |
Điều kiện chuyển đổi chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng II, hạng III cho cá nhân nước ngoài? | - Cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp mà hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP- Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hạng II: Có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên.Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.- Theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật cùng loại trở lên.c) Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên. |
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài bị nát, hư hỏng có được đề nghị cấp lại chứng chỉ không? | Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì chứng chỉ hành nghề cũ bị mất, hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực thì được cấp lại. |
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài mất có được đề nghị cấp lại chứng chỉ không? | Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì chứng chỉ hành nghề cũ bị mất, hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực thì được cấp lại. |
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài hết hiệu lực có được đề nghị cấp lại không? | Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì chứng chỉ hành nghề cũ bị mất, hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực thì được cấp lại. |
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài bị thu hồi trong những trường hợp nào? | Theo quy định tại Điểm 2 Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì chứng chỉ hành nghề của cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:“a) Cá nhân không còn đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định này;b) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;c) Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề;d) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề;đ) Chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;e) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;g) Chứng chỉ hành nghề được cấp khi không đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định” |
Những trường hợp nào sau khi bị thu hồi, cá nhân vẫn được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề? | Theo quy định tại Điểm 3 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP: “cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp sau:- Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;- Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề;- Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề”Được đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề. |
Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, sau bao lâu thì được đề nghị cấp lại? | Cá nhân đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 44a Nghị định số 59/2015/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP) được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề. |
Tôi có nhu cầu chuyển đổi chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, vậy tôi phải làm mấy bộ hồ sơ? | Theo quy định tại Điểm 1 Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ. |
Trường hợp chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề thì thời gian cấp lại là bao lâu? | Theo quy định tại Điểm 2 Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì “đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được chứng chỉ hành nghề bị thu hồi”. |
Thời gian cấp lại chứng chỉ hành nghề cho cá nhân nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam là bao lâu? | Theo quy định tại Điểm 1 Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì thời gian cấp lại chứng chỉ hành nghề là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cá nhân nước ngoài chưa có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp có được hành nghề tại Việt Nam không? | Theo quy định tại Điểm 3 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP: cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ Luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật Xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề. |
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài | Theo quy định tại Điểm 2 Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp. |
Chứng chỉ hành nghề cấp cho cá nhân nước ngoài theo quy định tại Luật Xây dựng năm 2003 còn thời hạn có được tiếp tục sử dụng không? | Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì: “Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề có xác định thời hạn của chứng chỉ theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 được tiếp tục sử dụng chứng chỉ cho đến khi hết hạn. Căn cứ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng quy định tại Nghị định này, cá nhân thực hiện việc kê khai và tự xác định hạng của chứng chỉ kèm theo chứng chỉ hành nghề còn thời hạn để làm cơ sở tham gia các hoạt động xây dựng. Bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục VI Nghị định này” |
Chứng chỉ hành nghề cấp cho cá nhân nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP có còn hiệu lực không? | Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì: cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP được tiếp tục sử dụng chứng chỉ đến khi hết hạn. Trường hợp tổ chức, cá nhân có điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này” |
Tôi đã được cấp chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003, còn thời hạn sử dụng. Tôi có được nộp hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hạng I không? | Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì: “Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề có xác định thời hạn của chứng chỉ theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 được tiếp tục sử dụng chứng chỉ cho đến khi hết hạn. Căn cứ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng quy định tại Nghị định này, cá nhân thực hiện việc kê khai và tự xác định hạng của chứng chỉ kèm theo chứng chỉ hành nghề còn thời hạn để làm cơ sở tham gia các hoạt động xây dựng”. Do đó, căn cứ các điều kiện chứng chỉ hành nghề hạng I quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể, cá nhân có thể nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I |
Cá nhân người nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam dưới 06 tháng có phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề không? | Theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì “Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề” |
Chuyên môn phù hợp khi xét chuyển đổi chứng chỉ hành nghề cho cá nhân nước ngoài được quy định như thế nào? | Chuyên môn phù hợp khi xét chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 2 Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 05/10/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam |
Thời gian thông báo đối với trường hợp hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài thiếu hoặc không hợp lệ? | Theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. |
Cá nhân nước ngoài chuyển đổi chứng chỉ hành nghề có phải tham gia thi sát hạch không? | Cá nhân nước ngoài chuyển đổi chứng chỉ hành nghề không phải tham gia sát hạch. |
Trường hợp cá nhân nước ngoài có văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp có phải hợp pháp hóa lãnh sự không? | Theo quy định tại Điểm 4, Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam; |
Thời hạn có hiệu lực của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cấp cho cá nhân nước ngoài được xác định theo giấy phép lao động hay thẻ tạm trú? | Hiệu lực chứng chỉ hành nghề của cá nhân người nước ngoài được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 5 năm theo quy định tại Điểm 4 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng |
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi chứng chỉ hành nghề cho cá nhân nước ngoài được quy định ở đâu? | Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi chứng chỉ hành nghề cho cá nhân nước ngoài được quy định tại Điều 162 Luật Xây dựng và Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng |
Cá nhân nước ngoài chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng đã được cấp không? | Theo quy định tại Khoản 37 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì:Thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã được cấp chứng chỉ phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý và tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. |
Trình tự thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài chuyển đổi chứng chỉ hành nghề như thế nào? | Theo quy định tại Khoản 37 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì:Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ. |
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cấp cho những đối tượng nào? | Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì: chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014 |
Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề có được tham gia hoạt động xây dựng không ? | Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP:Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.