text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 482/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa , tỉnh Thanh Hóa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Múa đèn chạy chữ gắn liền với Lễ hội Ngư võng phường của làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang, diễn ra từ ngày 8 đến 12 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày hội, làng tổ chức nhiều trò chơi truyền thống, trò diễn dân gian như: Rước thuyền, đánh đu, chọi gà, đánh cờ người, múa lân, hát chèo chải cổ và múa đèn chạy chữ. Nét độc đáo của điệu Múa đèn chạy chữ là sự kết hợp giữa hát chèo chải cổ cùng các động tác múa để tạo nên tổ khúc múa đèn, mang ý nghĩa ca ngợi công ơn Đức thánh cả và thành hoàng làng cũng như thể hiện ước vọng của nhân dân về một cuộc sống ấm no, bình an và hạnh phúc. Cùng với Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ, trong đợt này còn có Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy , tỉnh Quảng Bình được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
vanhoc
ADOdb là một thư viện ở mức trừu tượng dành cho PHP và Python dựa trên cùng khái niệm với ActiveX Data Objects của Microsoft. Nó cho phép nhà phát triển (developer) viết các ứng dụng theo một cách khá thống nhất bất kể cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin phía dưới là gì. Lợi điểm của điều này là cơ sở dữ liệu có thể thay đổi mà không phải viết lại mọi lời gọi đến nó trong ứng dụng. Từ website ADOdb và các trang cho lập trình viên, nó hỗ trợ các cơ sở dữ liệu sau: ActiveX Data Objects* DB2 Firebird Foxpro FrontBase Informix Interbase LDAP Microsoft Access Microsoft SQL Server MySQL Netezza Oracle PostgreSQL SAP DB SQLite Sybase Teradata Valentina ODBC tổng quát và ODBTP ADOdb sử dụng SQL. Vì mỗi cơ sở dữ liệu lại hiện thực SQL một cách hơi khác, lập trình viên sẽ cần phải chú ý tránh các đặc tính và các hàm cụ thể cho từng cơ sở dữ liệu nếu họ muốn duy trì sự dễ tái sử dụng. ADOdb cung cấp các hàm chuyển đổi ngày tháng để bạn có thể tạo ra ngày tháng ở bất kỳ định dạng nào rồi chèn chúng vào mã SQL của bạn theo định dạng đúng cho cơ sở dữ liệu mà bạn đang có; nó là một bước thực hiện trước các lệnh SQL độc lập cơ sở dữ liệu. Một số cơ sở dữ liệu hỗ trợ nhóm từ Limit xuất hiện đầu tiên trong MySQL và giờ là một phần của SQL. Lệnh SelectLimit() của ADOdb dịch giới hạn thành nhiều cơ chế khác nhau tùy thuộc vào mỗi cơ sở dữ liệu và có thể kiểm tra hạn chế của các cơ sở không có mức hạn chế tương đương. Việc biên dịch sẽ được thực hiện một cách hiệu quả. Việc kiểm tra thực hiện khác chậm vì nó trả về quá nhiều hàng rồi sau đó chỉ sử dụng một số hàng phù hợp với giới hạn. ADOdb có những biến có chứa SQL đúng dành cho một cơ sở dữ liệu đối với một số hàm cụ thể. Ví dụ, để kiểm tra giá trị rỗng (null), null có thể thay bằng biến ADOdb có chứa định nghĩa SQL đúng đắn của null và việc kiểm tra giá trị rỗng sẽ hoạt động được trên mọi cơ sở dữ liệu. Xem thêm ADOdb Lite PHP Data Objects Tham khảo Liên kết ngoài ADOdb home page comparison of the database abstraction layers , including ADOdb Cơ sở dữ liệu Thư viện PHP Thư viện Python
wiki
Bard là một chatbot trí tuệ nhân tạo tổng hợp đàm thoại được phát triển bởi Google. Ban đầu, nó được dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) LaMDA và sau đó là PaLM LLM. Bard ra đời nhằm đáp ứng trực tiếp sự phát triển của ChatGPT của OpenAI và được phát hành vào tháng 3 năm 2023 với số lượng hạn chế. Ban đầu, Bard nhận được những phản hồi khác nhau trước khi mở rộng sử dụng sang các quốc gia khác vào tháng 5. Vào tháng 7, 2023, Bard hỗ trợ khoảng 40 ngôn ngữ, có tiếng Việt (theo Bản cập nhật mới nhất của Bard vào ngày 13 tháng 7, 2023). Bối cảnh Vào tháng 11 năm 2022, OpenAI đã giới thiệu ChatGPT, một chatbot dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn GPT-3. ChatGPT nhanh chóng thu hút sự chú ý toàn cầu sau khi ra mắt và trở thành một hiện tượng trên Internet. Lo ngại về tiềm năng đe dọa của ChatGPT đối với Google Tìm kiếm đã khiến các giám đốc điều hành của Google phải đưa ra cảnh báo "mã đỏ" và chỉ định lại một số nhóm để hỗ trợ nỗ lực trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty. Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google và công ty mẹ Alphabet, được cho là đã đưa ra cảnh báo này, tuy nhiên, Pichai sau đó đã phủ nhận điều này trong cuộc trò chuyện với The New York Times. Larry Page và Sergey Brin, những người sáng lập Google và từng giữ vai trò đồng Giám đốc điều hành của Alphabet cho đến năm 2019, đã tham gia cuộc họp khẩn cấp với các giám đốc điều hành của công ty để thảo luận về phản ứng của Google đối với ChatGPT, một động thái hiếm thấy và chưa từng có. Đầu năm đó, Google đã tiết lộ một mô hình ngôn ngữ lớn nguyên mẫu mang tên LaMDA, nhưng không công bố chính thức. Khi được các nhân viên hỏi về việc liệu LaMDA có thể cạnh tranh với ChatGPT hay không, Pichai và giám đốc AI của Google, Jeff Dean, tuyên bố rằng mặc dù công ty có khả năng tương tự như ChatGPT, việc tiến xa quá nhanh trong lĩnh vực này sẽ mang đến rủi ro lớn đối với danh tiếng của Google so với OpenAI. Vào tháng 1 năm 2023, Giám đốc điều hành của DeepMind, Demis Hassabis, đã tiết lộ kế hoạch phát triển một đối thủ cho ChatGPT, và các nhân viên của Google đã được hướng dẫn để đẩy nhanh tiến độ phát triển một chatbot đối thủ, được gọi là "Apprentice Bard" và các chatbot khác. Pichai đã cam đoan với các nhà đầu tư trong cuộc họp thu nhập hàng quý của Google vào tháng 2 rằng công ty đã có kế hoạch mở rộng tính khả dụng và ứng dụng của LaMDA. Trợ lý ảo Phần mềm Google Chatbot Phần mềm năm 2023
wiki
nhỏ|171x171px|Phong cách cắm hoa phái Sansen Nihon kadō Sansenryū (日本家道山川流 Nghĩa: Nhật Bản Gia Đạo Sơn Xuyên Phái) là một trường phái cắm hoa Ikebana mới của Nhật Bản. Ra đời nhằm mang theo ý nghĩa “Con đường đến với hòa bình thế giới là thông qua nghệ thuật cắm hoa”. Với lý tưởng kết hợp giữa sự “ dung hòa” và “đoàn kết”, tất cả những ai tham gia cắm hoa đều đồng tâm nguyện cầu sự bình an cho gia đình, xã hội và hòa bình Thế Giới, khi đó tạo ra “Bông hoa hòa hợp” cả thể giới thành một thể thống nhất. Sự phát triển và phong cách Phong cách cắm hoa Sansen phái dựa trên lý thuyết mỗi con người là một cành hoa. Gồm một cành trụ ở giữa (tượng trưng cho bản thân ngươi cắm), và các cành phụ (Tượng chưng cho những mối quan hệ xung quanh người cắm) được cắm liền kề xung quanh cành trụ và mở rộng dần ra xung quanh. Tạo thành các vòng tròn nhiều lớp nối tiếp nhau. Người cắm hoa theo Sansen phái sẽ không cần phải để ý quá nhiều đến bố cục của tác phẩm. Mà chỉ cần làm theo công thức trên. Số lượng hoa được sử dụng trong Ikebana cơ bản thường là số lẻ như 1, 3, 5, 7..., người cắm phải tính toán kỹ càng số lượng hoa sử dụng. Tuy nhiên, ở Sansen phái, số lượng hoa được phép sử dụng là ngẫu nhiên và không có giới hạn (Số lượng hoa phụ thuộc vào số lượng các mỗi quan hệ xã hội của người cắm hoa). Độ dài của các cành hoa cũng đều là ngẫu nhiên (Tượng chưng cho sự khác biệt về ngoại hình bên ngoài của mỗi con người). Phong cách cắm này nhằm khiến cho người cắm nhớ lại và suy ngẫm về các mối quan hệ của bản thân, giá trị của sự hợp tác, chống phân biệt chủng tộc và sắc tộc, chống bất bình đẳng trong xã hội. Sansen phái còn là một trường phái cắm hoa tập thể Sū nindō (数人道 Nghĩa: Số Nhân Đạo). Là cách cắm khi mà mỗi người tham gia sẽ lần lượt cầm một cành hoa bất kỳ để cắm vào một bình hoa lớn. Để tạo ra một tác phẩm lớn. Tượng chưng cho sự hợp tác, phát triển giữa con người với con người nhằm hướng tới một thế giới hòa bình, hợp tác và ổn định. Đóng góp Sansen phái đã có đóng góp trong hoạt động gắn kết tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, Tham gia trình diễn sân khấu bằng hoa cho buổi lễ kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nhật. Sự kiện “Những ngày Kansai-việt Nam 2018” (từ ngày 9-11/11/2018 tại thành phố Osaka và thành phố Sakai) do Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam ở Osaka tổ chức. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã tham dự. Sansen phái cũng tham gia các buổi thính giảng tại trường đại học ở Việt Nam. Giúp cho sinh viên Việt Nam hiểu thêm về nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản và lý tưởng về hòa bình. Người sáng lập môn phái Sansen Endo Yuko (遠藤祐子) Sinh ra và lớn lên tại Hokkaido trong một gia đình quan chức địa phương. Bà theo học cắm hoa Ikenobo truyền thống từ năm 8 tuổi. Sau này bà sáng lập và đăng ký thương hiệu môn phái cắm hoa riêng lấy tên là Nihon Kado Sansenryu. Với phong cách cắm hoa mới mang tính chất đưa mọi người đến gần nhau hơn, đề cao tình cảm gia đình và hướng đến một thế giới hòa bình. Nhờ những đóng góp của bà. Bà được nhận những giải thưởng cao quý như: Giải Nobel đại chúng cho phát kiến hữu ích – Higashi Kuni No Miya Kinen Sho, Giải Nobel văn hóa đại chúng – Higashi Kuni No Miya Bunka Hosho Tham khảo Trang chủ Sansenryu Thông tin sự kiện Ngày hội Kansai Về Sansenryu Báo Osaka nichi shinbun viết về Sansenryu Ikebana Sansenryu
wiki
Ở bất cứ trường học nào cũng luôn có hình ảnh các bác bảo vệ đêm ngày túc trực bên trường. Đó là một người rất gần gũi, thân quen với lớp lớp học sinh, là người lặng lẽ chứng kiến sự trưởng thành của biết bao thế hệ học trò. Bất kể ngày hay đêm, ngày thứ hay ngày nghĩ, ngày làm việc hay lễ tết, bác đều ở trường bảo vệ sự an toàn cho trường. Với kiểu đề “Tả bác bảo vệ trường em lớp 5” – một đề văn không khó nhưng đòi hỏi người viết cần chú ý tập trung làm nổi bật hình ảnh bác bảo vệ với các công việc hằng ngày ở trường, sự gần gũi của bác với học sinh cũng như tình cảm của người viết đối với bác bảo vệ. Dưới đây là bài văn mẫu tả bác bảo vệ trường em lớp 5 giúp mọi người có định hướng rõ hơn khi làm đề văn này. Có một người vẫn lặng lẽ đêm ngày gắn bó với mái trường thân yêu, bảo vệ sự an toàn cho trường. Có một người luôn hết lòng với những công việc hành chính của trường. Đó chính là bác bảo vệ. Em rất yêu quý bác Lâm – bác bảo vệ trường em. Bác Lâm năm nay đã ngoài tuổi bốn mươi nhưng trông bác vẫn khỏe mạnh và lạc quan, yêu đời lắm. Dáng bác hao hao gầy, dong dỏng cao, lúc nào cũng quen thuộc với đồng phục bảo vệ màu xanh lam. Mái tóc bác đã qua thời tuổi trẻ, mái tóc xanh giờ đã điểm vài sợi bạc. Có lẽ bởi bác đã nghĩ suy nhiều. Sự khó nhọc một đời hằn lên những vết nhăn trên vầng trán cao rộng của bác. Đôi mắt bác khi thì ánh lên những cái nhìn nghiêm nghị của một bảo vệ, khi lại ánh lên những cái nhìn rất đỗi trìu mến của một người bác hết lòng vì con cháu. Bác Lâm nghiêm khắc lắm. Nhưng những lúc chúng em mắc lỗi, bác chỉ phê bình chứ không quát năng lời nhẹ chúng em. Hằng ngày, bác lặp đi lặp lại những công việc quen thuộc: đánh trống báo giờ, mở cổng, khóa cổng, canh cổng, kiểm tra các lớp sau giờ học. Công việc tưởng chừng như lặp đi lặp lại nhàm chán nhưng đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ. Ấy và, bác đã gắn bó với nó được ngót nghét chục năm trời rồi. Bác Lâm thân thiện với học sinh lắm. Mỗi lúc đến thăm bác, bác kể cho chúng em những câu chuyện ngày xưa, hồi bác mới về trường. Bác kể về các lứa học sinh đã trưởng thành như thế nào. Bác đã gắn bó với trường mấy mươi năm, ngày ngày đánh trống báo giờ, lặng lẽ khóa cổng, mở cổng, kiểm tra lớp sau giờ học. Có những ngày nghỉ, bác vẫn ở trường canh cả ngày lẫn đêm. Công việc thầm lặng ấy để đảm bảo sự an cho trường và cho chính chúng tôi. Thầy cô, học sinh trong trường ai cũng quý bác Lâm lắm. Học sinh đến chơi với bác, khi thì bác cho cái bánh, cái kẹo, lúc lại gọt hoa quả cho ăn. Bác coi học sinh chúng em như con, như cháu mình, lúc nào cũng động viên chúng em khi có một kì thi sắp sửa. Em yêu quý bác Lâm và cũng coi bác như một người bác ruột của mình. Sau này, như những cánh chim bay đi khắp nẻo, em nhất định sẽ luôn về thăm bác, sẽ mãi nhớ về bác Lâm – bác bảo vệ tuyệt vời trường em. Mỗi buổi sáng đạp xe tới trường, em lại bắt gắp hình bóng thân quen của bác bảo vệ. Bác Sơn là người bảo vệ ở trường được mọi người kính nể. Năm nay bác đã ngoài năm mươi tuổi dáng người cao, gầy của bác in đậm những khó khăn mưu sinh. Mái tóc bác điểm vài sợi bạc, trên gương mặt gầy gầy, xương xuất hiện nếp nhăn theo năm tháng. Ánh mắt bác hiền từ, bác luôn nhìn lũ học trò chúng em tới trường, vui chới với cái nhìn trìu mến và nụ cười nhân hậu. Mỗi lúc như vậy, em như thấy bác lạc quan hơn, yêu đời hơn khi ngắm nhìn những mầm non hồn nhiên, tràn đầy sức sống. Bác gắn bó với trường em hơn ba năm rồi. Ngày trước bác từng tham gia nhập ngũ và chiến tranh đã cướp đi một cánh tay của bác nhưng với nghị lực sống kiên cường, bác không chấp nhận sống ỷ vào tiền trợ cấp. Công việc làm bảo vệ không quá khó khăn mà đó cũng là lúc bác thấy mình sống ý nghĩa hơn khi cống hiến sức mình để chúng em có cuộc sống như ngày hôm nay.
vanhoc
Biện Hàn, cũng gọi là Biện Thần, là một liên minh lỏng lẻo của các bộ lạc tồn tại từ thời Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 tại nam bộ bán đảo Triều Tiên. Biện Hàn là một trong Tam Hàn, cùng với Mã Hàn và Thìn Hàn. Lịch sử Biện Hàn, cũng như hai liên minh còn lại của Tam Hàn xuất hiện với vị thế là hậu duệ của Thìn Quốc ở miền nam bán đảo. Các bằng chứng khảo cổ đã cho thấy sự gia tăng của các hoạt động quân sự và sản xuất vũ khí tại Biện Hàn vào thế kỷ thứ 3, đặc biệt là gia tăng các mũi tên và áp giáp sắt. Điều này có thể liên hệ đến sự suy tàn của Biện Hàn và sự lớn mạnh của liên minh Già Da (Gaya) có tính tập trung cao hơn. Gìa Da về sau bị sáp nhập vào lãnh thổ Tân La, một trong Tam Quốc Triều Tiên. Văn hóa-thương mại Theo Tam quốc chí, ngôn ngữ và văn hóa của Biện Hàn về cơ bản tương tự như Thìn Hàn, và các vật khảo cổ chỉ cho thấy những khác biệt nhỏ. Biện Hàn có thể đơn giản chỉ là các bộ lạc ở phía nam và tây của thung lũng sông Nakdong không là thành viên chính thức của liên minh Thìn Hàn. Cũng theo Tam quốc chí, Biện Hàn được biết đến với sản xuất đồ sắt; nó xuất khẩu các loại đồ sắt sang các quận do người Hán cai quản ở phía bắc, Yamato tại Nhật Bản cũng như các nơi khác trên bán đảo Triều Tiên. Biện Hàn cũng là trung tâm của sản xuất đồ đá. Tiểu quốc bộ lạc Theo Tam quốc chí, Biện Hàn gồm 12 tiểu quốc bộ lạc: Mirimidong (, Di Li Di Đống Quốc), nay thuộc Miryang. Jeopdo (, Tiếp Đồ Quốc), nay thuộc Haman. Gojamidong (, Cổ Tư Di Đống Quốc), nay thuộc Goseong. Gosunsi (, Cổ Thuần Thị Quốc), nay thuộc Jinju, Sacheon hay Goseong. Ballo (, Bán Lộ Quốc), nay thuộc Seongju. Nangno (, Lạc Nô Quốc), nay thuộc Hadong hay Namhae. Gunmi (, Quân Di Quốc), nay thuộc Sacheon. Mioyama (, Di Ô Da Ma Quốc), nay thuộc Goryeong. Gamno (, Cam Lộ Quốc), nay thuộc Gimcheon. Guya (, Cẩu Da Quốc), nay thuộc Gimhae. Jujoma (, Tẩu Tào Mã Quốc), nay thuộc Gimcheon. Anya (, An Da Quốc), nay thuộc Haman. Dokgno (, Độc Lô Quốc), nay thuộc Dongnae. Xem thêm Lịch sử Triều Tiên Tham khảo Barnes, G.L. (2000). Archeological armor in Korea and Japan: Styles, technology and social setting. Journal of East Asian Archeology 2 (3–4), 61–96. (Electronic Version). http://enc.daum.net/dic100/viewContents.do?&m=all&articleID=b09b2934a http://100.naver.com/100.php?id=75359 http://100.empas.com/dicsearch/pentry.html/?i=146183 Lịch sử Triều Tiên Tân La Cựu quốc gia trong lịch sử Triều Tiên
wiki
Al-Saadi al-Gaddafi (; sinh ngày 25 tháng 5 năm 1973) là con trai thứ ba của nhà lãnh đạo Libya Muammar al-Gaddafi. Ông là một doanh nhân và cựu cầu thủ bóng đá Libya. Trong nội chiến Libya 2011, ông là người chỉ huy một đội quân đặc biệt và có liên quan đến chiến tranh. Interpol đã ra thông báo màu da cam để bắt giữ ông. Ông là một trong những người thân cận với cha mình. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2011, một đội hộ tống đã đưa al-Saadi vượt biên giới sang Niger. Sự nghiệp cầu thủ Al-Saadi từng chơi bóng tại Libya cho câu lạc bộ Al Ahly Tripoli. Vào ngày 6 tháng 6 năm 2000, BBC ghi nhận rằng Al-Saadi al-Gaddafi đã ký với câu lạc bộ Birkirkara F.C. của Malta và ông sẽ chơi bóng tại câu lạc bộ tại giải UEFA Champions League. Tuy nhiên điều này đã không trở thành hiện thực. Bóng đá Libya đã có nhiều ưu ái với Saadi. Một luật đã được ban ra và theo đó cấm báo chí đưa tin tên của bất kỳ cầu thủ bóng đá nào ngoại trừ Saadi. Trên thực tế, ngoài Saadi, chỉ có một số cầu thủ khác đã được nêu tên khi đưa tin. Các trọng tài cũng dành sự ưu ái cho câu lạc bộ của Saadi và các lực lượng an ninh được sử dụng để dập tắt các phản kháng của các đội khác. Ông đã ký hợp đồng với một câu lạc bộ tại giải Serie A của Ý là Perugia vào năm 2003. Tuy nhiên, ông đã chỉ chơi cho câu lạc bộ một trận đấu duy nhất và sau đó có kết quả dương tính trong một cuộc xét nghiệm ma túy. Ông từng là thành viên của ban điều hành câu lạc bộ Juventus, một tập đoàn Libya sở hữu 7,5% trong câu lạc bộ này, nhưng ông đã từ bỏ việc này để thi đấu cho Perugia. Ông từng là đội trưởng của đội tuyển Libya, đội trưởng của câu lạc bộ tại Tripoli, và chủ tịch của Liên đoàn bóng đá Libya. Al-Saadi al-Gaddafi từng được quyền thi dấu cho đội Udinese Calcio tại UEFA Champions League trong mùa giải 2005–06, ông đã thi đấu 10 phút trong một trận đấu vào cuối mùa giải với đội Cagliari Calcio. Ông cũng từng gia nhập câu lạc bộ U.C. Sampdoria trong mùa giải 2006–07, tuy nhiên ông đã không thi đấu trận bóng nào. Thống kê sự nghiệp |- |2003-04||rowspan="2"|Perugia||Serie A||1||0|||||||||||||||| |- |2004-05||Serie B||0||0|||||||||||||||| |- |2005-06||Udinese||Serie A||1||0|||||||||||||||| |- |2006-07||Sampdoria||Serie A||0||0|||||||||||||||| 2||0|||||||||||||||| 2||0|||||||||||||||| Hoạt động kinh doanh Năm 2006, Al-Saadi al-Gaddafi và chính phủ Libya đã đưa ra một kế hoạch thành lập một thành phố bán tự trị theo mô hình Hồng Kông tại Libya, thành phố dự kiến nằm giữa thủ đô Tripoli và biên giới với Tunisia. Thành phố mới này được kỳ vọng sẽ là một trung tâm công nghệ cao, ngân hàng, y tế, giáo dục và mọi người sẽ không cần thị thực để vào thành phố. Thành phố sẽ có sân bay quốc tế của riêng mình cùng một hải cảng. Al-Saadi al-Gaddafi đã hứa hẹn rằng sẽ có sự khoan dung tôn giáo với cả "giáo đường Do Thái và nhà thờ Thiên Chúa" và sẽ không có việc phân biệt đối xử tại thành phố mới này. Thành phố mới sẽ có luật kinh doanh theo kiểu phương Tây và do đó các công ty Âu Mỹ sẽ có cảm giác tự nhiên và quen thuộc. Al-Saadi al-Gaddafi cũng tập trung vào ngành lọc dầu và các công ty tiếp thị của chính phủ Libya. Xét xử Tháng 7 năm 2010, Al-Saadi al-Gaddafi đã bị một tòa án Ý tuyên phải trả 392.000 Euro cho một khách sạn sang trọng vì chưa trả tiền phòng sau kỳ nghỉ hè của ông vào năm 2007. Cá nhân Saadi đã kết hôn với con gái của một chỉ huy quân sự Libya. Tham khảo Liên kết ngoài Gaddafi dời Udinese Cầu thủ bóng đá Libya Gia tộc Gaddafi Người Libya lưu vong Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá U.C. Sampdoria Cầu thủ bóng đá Udinese Cầu thủ bóng đá A.C. Perugia Calcio
wiki
,ấu danh Suga-no-miya, là cựu thành viên Hoàng gia Nhật Bản. Bà cũng là con gái thứ năm và là con út của Chiêu Hòa Thiên hoàng vớiHương Thuần Hoàng hậu, và là em gái của Thiên hoàng Nhật Bản hiện tại, Akihito. Bà kết hôn với Hisanaga Shimazu vào ngày 3 tháng 3 năm 1960. Do đó, bà đã từ bỏ tước hiệu hoàng gia và rời khỏi Hoàng thất Nhật Bản, theo yêu cầu của Hiến pháp. Tiểu sử Nội thân vương Takako được sinh ra tại Hoàng cung Tokyo. Ấu danh của bà là . Như với các chị gái của bà, bà không được nuôi dưỡng bởi cha mẹ ruột của mình, mà bởi một loạt các nữ quan tại một cung điện riêng được xây dựng cho bà và các chị em ở quận Marunouchi của Tokyo. Bà sau đó tốt nghiệp trường Gakushuin, và cũng được dạy kèm cùng với anh chị em của mình bằng tiếng Anh bởi một gia sư người Mỹ, Elizabeth Gray Vining trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nội thân vương Takako tốt nghiệp trường Đại học nữ sinh Gakushuin với bằng văn học Anh vào tháng 3 năm 1957. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1960, Nội thân vương Takako kết hôn với Hisanaga Shimazu (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1934, Tokyo), con trai của Bá tước Hisanori Shimazu và lúc đó còn là một nhà phân tích tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Nhật Bản (JEXIM). Cặp đôi được giới thiệu bởi những người quen biết tại Gakushuin. Họ có chung sở thích về âm nhạc của Perez Prado. Sau khi kết hôn, Nội thân vương đã từ bỏ tước hiệu Hoàng thất của mình và lấy họ của chồng, theo Hoàng Thất Điển Phạm năm 1947. Mặc dù được nhắc tới bởi các nguồn truyền thông phương Tây lúc bấy giờ là "nhân viên ngân hàng thường dân", song chồng bà thực tế lại là cháu nội của vị lãnh chúa cuối cùng của phiên Satsuma, Shimazu Tadayoshi, và do đó là anh em họ đầu tiên của bà với Hoàng hậu một lần loại bỏ. Takako và chồng có một con trai, Yoshihisa Shimazu, sinh ngày 5 tháng 4 năm 1962. Năm 1963, ba năm sau khi kết hôn, bà thoát chết trong một vụ bắt cóc đã được tính toán sẵn. Do truyền thông đưa tin rộng rãi, vị trí nhà của vợ chồng bà vô cùng phổ biến, cũng như của hồi môn hôn nhân trị giá 500.000 đô la của bà (ở Nhật Bản, cô dâu được tặng một khoản tiền cho cuộc hôn nhân của mình). Một thành viên của nhóm tội phạm đã lật đổ cảnh sát trước khi vụ bắt cóc xảy ra. Hisanaga Shimazu đã theo đuổi sự nghiệp ba mươi năm với JEXIM, bao gồm các bài đăng tới Washington DC ở Hoa Kỳ và Sydney, Úc cùng với vợ. Ông trở thành thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn Sony sau khi nghỉ hưu từ ngân hàng năm 1987, từng là giám đốc điều hành của Quỹ giáo dục khoa học Sony từ năm 1994 đến 2001, và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu sinh vật học Yamashina. Cựu Nội thân vương đã xuất hiện rất nhiều trên truyền hình Nhật Bản với tư cách là nhà bình luận về các sự kiện thế giới, và cũng nằm trong Hội đồng quản trị của chuỗi khách sạn Prince. Tước hiệu 2 tháng 3 năm 1939 - 3 tháng 3 năm 1960: Nội thân vương Suga 3/3/1960 - nay: Bà. Hisanaga Shimazu Danh dự Danh dự quốc gia Grand Cordon của Huân chương Vương miện quý giá Tổ tiên Thư viện ảnh Ghi chú Tham khảo Hiệp hội đối ngoại Nhật Bản, Cuốn sách năm Nhật Bản (Tokyo: Kenkyusha Press, 1939 Hóa40, 1941 Phản42, 1944 Quay45, 1945 Phép46, 1947 1948). Takie Sugiyama Lebra, Trên mây: Văn hóa hiện trạng của người Nhật Bản hiện đại (Berkeley: Nhà in Đại học California, 1992). Ben-ami Shillony, Bí ẩn của các Hoàng đế: Sự phụ thuộc thiêng liêng trong lịch sử Nhật Bản (Kent, UK: Global Oriental, 2006). Người Tokyo Công chúa Nhật Bản Nhân vật còn sống Sinh năm 1939
wiki
Kenneth Elton Kesey (17 tháng 9 năm 1935 – 10 tháng 11 năm 2001) là một tiểu thuyết gia, người viết tiểu luận và nhân vật văn hóa đối kháng người Mỹ. Ông tự coi mình là dấu gạch nối giữa Thế hệ Beat của thập niên 1950 và những người hippie của thập niên 1960. Kesey sinh ra ở La Junta, Colorado và lớn lên tại Springfield, Oregon, sau đó tốt nghiệp Đại học Oregon vào năm 1957. Ông bắt đầu sáng tác truyện One Flew Over the Cuckoo's Nest (Bay trên tổ chim cúc cu) vào năm 1960 sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh chuyên ngành sáng tác tại Đại học Stanford. Cuốn tiểu thuyết này ngay lập tức đạt thành công về mặt thương mại và được lòng giới phê bình khi được ấn hành vào thời điểm hai năm sau đó. Trong thời gian này, Kesey có tham gia vào các nghiên cứu của chính phủ liên quan đến các loại thuốc gây ảo giác (mescaline và LSD) để tăng thêm thu nhập. Sau khi xuất bản One Flew Over the Cuckoo's Nest, ông dời nhà đến La Honda, California gần đó và bắt đầu tổ chức tiệc tùng với những đồng nghiệp cũ từ Stanford, với những nhân vật trong làng văn học và những kẻ phóng túng (nổi bật nhất là Neal Cassady), cũng như với hội bạn bè biệt danh Merry Pranksters. Những người này sử dụng LSD khi diễn tấu các màn biểu diễn đa phương tiện trong những bữa tiệc được gọi là Acid Test. Ông hướng dẫn nhóm Grateful Dead trong suốt thời gian này và tiếp tục có ảnh hưởng sâu sắc đến cả nhóm trong suốt sự nghiệp lâu dài của họ. Sometimes a Great Notion là tiểu thuyết thành công về doanh số nhưng gây ra sự chia rẽ trong giới phê bình và độc giả khi ra mắt năm 1964, mặc dù đây là cuốn sách mà Kesey coi là kiệt tác của mình. Năm 1965, sau khi bị bắt vì hành vi tàng trữ cần sa và tự sát giả, Kesey đi tù năm tháng. Không lâu sau, ông trở về nhà tại thung lũng Willamette và định cư ở Pleasant Hill, Oregon, nơi ông duy trì lối sống khép kín, dành thời giờ cho gia đình trong suốt quãng đời còn lại. Trong thời gian giảng dạy tại Đại học Oregon, ông hợp tác với các sinh viên sau đại học của ông để cho ra đời cuốn tiểu thuyết Caverns (1989) dưới bút danh "O. U. Levon". Ngoài ra, ông tiếp tục thường xuyên viết truyện hư cấu và phóng sự đăng trên các ấn phẩm như Esquire, Rolling Stone, Oui, Running và The Whole Earth Catalogue. Một số truyện trong số này đã được chọn lọc vào các cuốn Kesey Garage Sale (1973) và Demon Box (1986). Giai đoạn từ 1974 đến 1980, Kesey xuất bản sáu tập Spit in the Ocean; đây là một tạp chí văn học chuyên đăng các trích đoạn từ cuốn tiểu thuyết dang dở Seven Prayers by Grandma Whittier (viết về sự chống chọi của người bà của Kesey với bệnh Alzheimer) cũng như từ những tác giả có tiếng như Margo St James, Kate Millett, Stewart Brand, Saul-Paul Sirag, Jack Sarfatti, Paul Krassner và William S. Burroughs. Sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ ba là Sailor Song vào năm 1992, ông tái hợp với hội Merry Pranksters và bắt đầu xuất bản các tác phẩm trên mạng Internet cho đến khi sức khỏe suy yếu. Tham khảo Nhà văn từ California Chết vì ung thư gan Nam tiểu thuyết gia Mỹ Tiểu thuyết gia Mỹ thế kỷ 20 Mất năm 2001 Sinh năm 1935
wiki
Ngày quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc (; Trung Hoa Dân quốc Quốc khánh nhật), còn gọi là Lễ song thập (雙十節), Song thập quốc khánh (雙十國慶), Song thập khánh điển (雙十慶典), là ngày kỷ niệm xảy ra cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương 10 tháng 10 năm 1911, tức ngày 19 tháng 8 âm lịch, năm Tân Hợi (tức năm Tuyên Thống thứ 3, nhà Thanh). Khởi nghĩa Vũ Xương còn gọi là Cách mạng Tân Hợi. Sau 2 tháng kể từ ngày khởi nghĩa, phong trào cách mạng đã thành công trên phạm vi cả nước Trung Quốc, làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến nhà Thanh. Ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc là một trong những ngày lễ của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và cộng đồng người Hoa hải ngoại. Ở Đài Loan các chính quyền địa phương đều tổ chức lễ kỷ niệm, cộng đồng người Hoa hải ngoại thường tổ chức tuần hành nhân ngày lễ này tại các Khu phố Tàu (Chinatown). Hình trang trí song thập thường thấy trong ngày lễ. Tham khảo Trung Hoa Dân Quốc Ngày lễ Trung Quốc Lễ hội của người Hoa Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười
wiki
Thùy Dương Bùa yêu Ngày trẻ bà ngoại là cô gái đẹp trong làng - Nhưng đường tình duyên chẳng hề may mắn. Hai đời chồng, bà có hai cô con gái và ở vậy từ năm 29 tuổi. Khi đã già, bà lại nuôi cháu cho con gái. Bà thường kể đủ thứ chuyện khi dỗ tôi và em gái ngủ. Lớn lên trong tôi chỉ còn rõ nhất câu chuyện về cô Thảo đẹp nhất làng, yêu người trai nghèo không lấy được đã nhảy sông tự vẫn. Đêm tối trời, cô thường hiện lên hết khóc rồi lại hát, kết các loại bùa yêu thả chúng bay khắp nơi... Mùa thu. Trời xanh nao lòng và nắng vàng cũng ngơ ngẩn. Tôi chạy chân trần đuổi bắt những con chuồn chuồn ớt. Đâm sầm vào bụi cúc tần, tôi bắt gặp màu vàng nồng nàn của những búi tơ hồng vấn vương. Những chiếc lá vàng lơi lả mà chú tiểu trong chùa vun lại, đủ cho tôi chơi nửa ngày không chán. Trong không trung, thỉnh thoảng có sợi tơ trăng mỏng mảnh nhẹ nhàng bay ngang, lúc căng dài lúc co tròn lại. "Bùa yêu..." tôi hét lên và chạy đuổi theo. Khó khăn lắm tôi mời bắt được chúng. Đám bạn trong làng ngơ ngác nhìn tôi. Một bà lão móm mém đi qua nhổ một bãi quết trầu, day day đôi mắt mờ đỏ lắc đầu "Trông như cô Thảo ngày xưa ấy ư... Rõ khổ!". Mẹ đón tôi về thị xã (thực ra cách nhà bà ngoại có 2-3 cây số). Sau mấy năm đi Tây cùng chồng -trông mẹ đẹp ra và chẳng hề thay đổi. Chỉ có điều mẹ luôn luôn trong trạng thái nôn nóng và bồn chồn: "Bố mày ở lại bên đó và chạy theo con... Cái đồ gái Tây thô bỉ... Rồi mẹ đến phải sang nữa thôi!". Tôi tròn mắt nhìn mẹ, một nữ trí thức xinh đẹp, quần áo lúc nào cũng hợp mốt, duyên dáng, lại có thể thốt ra những lời đó sao. Mà tôi đã nói bao lần rồi mẹ chẳng chịu nghe cho. Tôi không thể gọi ông ta - chồng của mẹ - bằng bố. Ai thì cũng chỉ có một người bố duy nhất - dù người đó đã bỏ hai đứa con gái 7 tuổi và hơn 2 tuổi ra đi. Căm giận bố, mẹ đã cấm cửa ông, gửi phắt chúng tôi về bà ngoại và cũng đi tít mít. Bây giờ mới về được vài tháng thì đã thế... "Năm nay con đã vào đại học, rồi mẹ sẽ chuẩn bị cơ sở để con có thể tự lập được và lo cho cả em. Mẹ phải sang để cột lão ta lại...". Chẳng nhìn tôi, mẹ cứ lẩm bẩm như một mụ hàng xén đang tính toán với gánh hàng của mình. Ừ thì mẹ đi. Chị em tôi dường như không quen rồi đến phải quen và đã quen với những ngày tháng dằng dẵng xa mẹ. Tôi cũng đã quen tháng tháng ra bưu điện lĩnh mấy cân hàng rồi mang đến nhà người quen bán đi, trang trải mọi thứ cho ba bà cháu, trả tiền học thêm cho hai chị em... Chỉ khổ thân cho mẹ - sao cứ bồn chồn, bứt dứt không yên thế!? Có phải do yêu mà mẹ cứ long đong mãi sao? Tiếc rằng mẹ chẳng có bùa yêu... Không giữ được tình yêu với bố, mẹ lao đi tìm và tìm bằng được những người giống, hoặc hao hao giống bố. Ông bố dượng hiện thời của chúng tôi là một ví dụ không phải đầu tiên nhưng cũng chưa hẳn cuối cùng. Mẹ yêu ông ta, than thở, trách giận ông ta lẫn với hờn ghen, giận dữ đối với bố. Bao nhiêu năm rồi chúng tôi chưa gặp mặt bố, chỉ nhận những món quà do ông gửi qua bưu điện. Nhưng mẹ lại biết rõ từng đường đi nước bước của ông, những mối tình và trắc trở mà ông gặp. Mẹ kể lại những điều ấy với bà, với chị em tôi giọng hả hê, đắc thắng xen lẫn sự ghen tuông không giấu giếm. Thật là kỳ lạ. Rồi mẹ lại đi khi biết tin bố tôi cũng trở sang bên ấy và người chồng của mẹ có một cô bồ mới. "Con gái lớn rồi phải biết giữ thân con ạ. Tốt nhất là đừng có xiêu lòng trước những lời tán tỉnh của bọn con trai. Bao giờ lấy chồng con sẽ chọn người đàn ông nào yêu con nhất. Đàn bà mà yêu nhiều rồi sẽ khổ..." "Như mẹ phải không?" Tôi thầm hỏi trong lòng và ôm lấy mẹ, cảm thấy hơi ấm nồng nàn từ đôi bầu vú mẹ phả vào ngực và cảm nhận được cả những cái run rẩy từ đôi vai để trần của mẹ. Năm thứ hai đại học thì tôi yêu. Anh ấy đẹp, và dường như hứa hẹn, lấp lánh một tài năng nào đó. Tôi đến nhà anh và reo lên khi thấy bó hoa cắm ngoài phòng khách. Những bông hoa trắng xanh khiêm nhường thường mọc chốn đồng quê có cái tên hết sức bình dị thật thà. Nhưng với tôi chúng mang một cái tên đặc biệt khác: Hoa sương. Bởi những bông hoa chẳng khác nào những chiếc mạng nhiện mắc đầy sương "Hoa sương ư? Em hay thật...". Anh cười kéo tay tôi "Mốt thời thượng đấy mà - người ta chở từ quê ra thành phố đủ các loại hoa, cỏ dại khờ?". Trong phòng của anh duy nhất chỉ có một bông hoa hồng trắng ngậm sương, "Đây mới chính là anh - em biết không - và là cả em nữa!". Chúng tôi hôn nhau bên bông hồng. Hương hoa quyện trong hương vị của nụ hôn đầu tiên - ngọt ngào, man mác, chẳng thể nào quên. Bốn tháng, sau những lần hò hẹn, những nụ hôn dài mê mải đắm say, tôi bỗng nhận được một lá thư ngắn ngủi và đầy sự có lý của anh. "Chúng ta phải chia tay. Đừng hỏi anh vì sao em yêu ạ, cũng như anh không hỏi vì sao những loài hoa dại đã có tên mà em vẫn cứ đặt những cái tên ngộ nghĩnh, dễ thương khác cho nó. Chúng ta đã có những giờ phút có thể gọi là hạnh phúc, dễ chịu bên nhau. Em đã đem niềm vui cho anh và anh với em - cũng vậy. Thế là hoà và vì điều ấy, xin em đừng tìm gặp hay căn vặn gì anh. Chúc em may mắn và hạnh phúc!". Câu cuối cùng như cười giễu tôi. Hạnh phúc ư - Có thể hạnh phúc được không khi phải chia tay với mối tình đầu của mình, với chàng trai đầu tiên mà mình yêu? Tôi bỗng nhớ lại câu nói của anh ta hôm nào: "Những loài hoa cỏ dại khờ mang từ quê ra...". Có lẽ tôi lúc ấy cũng là một kiểu mốt thời thượng của anh ta... Tôi phá lên cười, xé tan lá thư và ném nó vào gió. Những mảnh giấy trắng như những cánh bướm bay tan tác, lung tung. Nước mắt tôi tràn ra, chảy ướt cằm. Chiều thu. Tôi lang thang trong dãy phố nhỏ, ấm thấp và u ám. Những chiếc lá vàng thả chầm chậm, quấn lấy bước chân. Tôi thèm được trở lại ngày xưa, chân trần chạy khắp nơi, chẳng hề biết trên đời lại có nỗi buồn trĩu nặng lòng và dư vị ngọt ngào lân cay đắng của mối tình đầu vương vấn mãi, bỗng một gương mặt nhăn nhúm ló ra từ ô cửa sổ: "Mời cô vào trong này. Cô vào đi!" Như một cái máy, tôi bước vào ngôi nhà cổ có đến hàng trăm năm, tường đã chóc lớp vứa trát, lộ ra cả màu gạch hồng hồng. Ông già lôi ở đâu đó ra một chiếc thước dây đã xỉn màu, chẳng nói chẳng rằng loay hoay đo đo, tính tính. "Cô là người của mùa thu. Tôi sẽ may cho cô bộ váy áo kết bằng nắng vàng và tơ trời mùa thu. Tôi đã để dành và chờ đợi từ 60 mùa thu trước. Tuần sau, vào buổi chiều này, cô nhớ đến lấy... Nhớ chưa!". Tôi vâng dạ chào ông ấy ra về. Cũng chẳng thấy ngạc nhiên, dù chưa hề có ý định may sắm gì trước đó. Đôi chân cứ tự đưa tôi đến khu phố cổ. Chẳng dám gõ cửa, tôi e dè đứng trước căn nhà khép kín. Bỗng có cô gái đẩy cửa bước ra: "Trao cho cô gái đến đây bác tôi dặn đi dặn lại như thế. Tiền nong à? Tôi không thấy bác nói gì hết. Tôi không dám nhận đâu. Bác tôi già rồi, sống một mình và kỹ tính lắm. Được nếu có ai về quê - tôi sẽ hỏi giúp chị...". Tôi giũ tung bọc giấy. Một bộ váy áo vàng nồng nàn điểm những sợi trắng mỏng manh. Tôi khoác chúng lên người. Trong gương, một cô gái mắt mở lớn, sáng lóng lánh - một màu vàng say như sắc mật. Làn da mịn như ngà ửng sáng... Cô gái nhoẻn miệng cười - những đốm trắng cũng nhấp nháy cười theo. Tôi khép cửa bước ra đường. Ánh nắng thu nhảy nhót theo bước chân. Bao người đi đường nhìn tôi có nhiều người đi xa còn ngoái đầu nhìn lại... Tôi, bộ váy áo màu vàng và cùng với nắng thu cuốn nhau đi nhẹ êm, không ồn ã. Anh ta đứng trước mặt tôi, cái người tôi đã yêu với mối tình đầu ấy, và chết sững nhìn. Tôi dường như thấy nhẹ nhõm trong lòng. "Em đi đâu vậy? Dạo này em sao rồi?" "Em ư - bình thường thôi mà!". Anh ta nắm lấy tay tôi thì thào: "Trời ơi - sao mà màu mắt em lại vàng óng lên thế". Trước đây sao anh chẳng nhận thấy và chẳng hề biết nó đẹp đến như vậy... Chúng mình đi cùng nhau được không?" "Không đâu - em đang bận". "Bận gì nào - anh sẽ cùng làm với em!" "Em còn bận thương nhớ Mùa thu - có làm với em được không?". Tôi phá ra cười giòn giã, vô tư khi nhìn lại guơng mặt tẽn tò ngớ ngẩn của anh ta. Sao ngày xưa tôi lại thấy gương mặt ấy hứa hẹn điều gì đó như tài năng nhỉ? Thời gian trôi qua rồi. Lúc tôi yêu và chờ đợi - sao anh ta chẳng đến. Giờ đây tôi không còn là cô bé ấy nữa và anh đã trở thành người xa lạ. Bà ngoại bê lên một bát canh rau tập tàng hái trong vườn nhà, mấy ngọn dền cơm, nắm lá ớt, khoai lang rau muống, rau đay và mấy nụ mướp... Trên mâm chỉ độc có một bát tép rang khế và chiếc nồi gang còn vương tàn rơm, thơm hôi hổi mùi cơm mới. Tôi sà vào xới cơm. Canh bà nấu ngon hơn tất cả những thứ trên đời tôi đã từng ăn. Bà vừa quạt cho tôi vừa mắng yêu: "Cha mẹ nhà chị - rõ là lớn quá rồi. Cơm gạo nuôi quả là không phí. Thế có đám nào chưa - nói bà nghe xem...". "Sắp rồi bà ạ... Chỉ ít lâu nữa là cháu dẫn về để bà xem mặt". Bà quay đi thở dài: "Con gái trông thế kia - khéo lại cao số cũng nên. Mà con mẹ thì dễ đến ba năm rồi mà chẳng về qua nhà lấy một chốc!". Tôi ôm ngang lưng bà, cái lưng mảnh khảnh đã còng còng. "Cháu lớn rồi, sắp đi làm đến nơi. Cháu sẽ lo được cho bà và cái Nhu mà...". Mắt bà rân rấn: "Phần bà đâu có lo gì. Lo là lo cho mày kia kìa... con ạ". Cái Nhu chở tôi ra bến. Nó láu táu: "Chị có nhớ chuyện ngày xưa bà kể không - Cô gái đẹp đêm đêm hiện lên bờ sông thả bùa yêu ấy... Cái anh trai làng không lấy được cô đã bỏ đi biệt xứ - giờ mới trở về đây. Eo ơi giờ ông ấy đã ngoài 70 tuổi rồi, chẳng vợ chẳng con gì cả...". Tôi giật thót cả tim - vậy ra ông ấy đấy ư. Nhưng có khi không phải. Trên đời này thiếu gì chuyện trùng hợp. Sắp tới lúc xe chạy, cái Nhu mới bảo: "Em sẽ thi Cao đẳng sư phạm chị ạ. Vừa học gần nhà, ra trường có thể xin dạy ngay tại thị xã". Tôi không tin vào tai mình nữa. "Sao em lạ thế. Sức em đủ để vào đại học kia mà. Trên ấy lại có chị có em. Mẹ cũng đã nhờ người tìm mua cho chúng mình một căn hộ nhỏ". Nó kiên quyết lắc đầu: "Em thích nghề giáo viên - lại muốn ở gần bà. Em đã quyết định rồi. Tối nay em sẽ viết thư cho mẹ". Tàu chạy, nhìn bóng em gái bé nhỏ, lọt thỏm giữa sân ga, nước mắt tôi trào ra: "Nhu ơi nghĩ lại đi em. Chúng mình sẽ được ở bên nhau...". Thư Nhu viết ngay tối hôm tôi lên trường: "Chị đừng lo gì cho em. Em không giống mẹ và cũng không giống chị. Mẹ luôn luôn theo đuổi cái mà mẹ đã đánh mất. Chị luôn đi tìm những điều chị khao khát - dù có thể chính chị cũng chẳng hiểu nó là cái gì. Còn em đơn giản hơn nhiều. Em bằng lòng với những cái mà mình có. Em sợ những cuộc phiêu lưu, sợ đánh mất mình và hạnh phúc của mình...". Thư của tôi gửi về tới tấp. Những suy nghĩ trăn trở và cả những dự định về tương lai của hai chị em mà tôi vẽ ra đầy hào hứng đã không được nó chia sẻ. Bình tĩnh và cương quyết nó làm theo ý mình. Mẹ tôi bay về một tháng cũng chẳng thay đổi được gì. Bởi ngoài quyết định của nó, bà ngoại là người ủng hộ mạnh mẽ không kém. Mẹ và tôi đành bó tay. Tôi gặp anh trong một dạ tiệc. Anh có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi cảm nhận rõ một dòng điện xuyên suốt từ anh sang tôi. Bất cứ anh ở góc nào đang làm gì, dù chẳng hề nhìn thì tôi cũng biết rõ... Lại có cảm giác rằng anh sẽ làm được một điều gì đó to lớn hoặc phi thường lắm. Tôi chẳng hề hỏi mình xem anh có đẹp trai hay không - như những lần tôi vẫn nhận xét một cách hờ hững nhưng người đến với mình. Trong tôi lúc này chỉ duy nhất có một điều đang được nhắc đi nhắc lại hàng trăm, hàng nghìn lần. Anh ấy đấy! Nhưng tôi biết giấu cảm xúc của mình - hay chính tôi tưởng thế. Trong trang phục đen, dường như tôi kiêu kỳ và bí ẩn. Chỉ một lần duy nhất đứng đối diện nhau, tôi đã nhìn chiếu vào mắt anh. Tôi thả cho cảm xúc của tôi được tự do. Ngay sau cái nhìn đó tôi quay đi, rời bàn tiệc. Đêm. Tôi ngủ thật ngon lành. Sáng ra trở dậy tôi bỗng xôn xao về một điều gì... Mùa thu đã trở về sao? Tôi lục tung tủ quần áo và bắt gặp màu vàng rực rỡ của bộ váy áo ngày nào. "Ôi mùa thu...". Tôi giật mình ngẩng lên khi nghe ai đó gọi. Là anh. Anh nhìn vào mắt tôi. Tôi cũng nhìn lại. Trong mắt tôi là những đốm lửa vàng nóng sáng đang nhảy nhót lung linh. Dường như chúng tôi đã gặp, đã yêu và đã tin nhau từ lâu lắm rồi - ở một nơi nào đó, từ một kiếp nào trước đó và cho đến tận bây giờ vẫn bên nhau! Tôi nhảy bổ về nhà chỉ để kể cho em gái nghe những cảm xúc kỳ lạ của mình. Nó chăm chú nghe và mỉm cười đầy vẻ bà cụ non: "Niềm khao khát và tình yêu của chị đã gặp nhau, hoà làm một. Chị có nghe bà vẫn bảo không: Gái ham tài, trai ham sắc. Điều đó bà nói về chị đấy?". Tôi vội vàng quay trở về Hà Nội. Anh đã đợi tôi ở sân ga từ lúc nào. Tôi ngả đầu vào tấm lưng rắn rỏi, hít hít cái hương vị dễ chịu toả ra tử anh và lòng dâng lên một cảm giác lạ lùng. Chỉ muốn nhắm mắt ngủ trên lưng anh - yên ổn - hạnh phúc. Tôi ngạc nhiên rồi sửng sốt khi bắt gặp cô gái lạ chờ trước cửa phòng ở của mình. "Tôi đã lấy hết can đảm để có thể đến gặp chị. Anh ấy là của tôi từ rất lâu rồi, từ ngày tôi còn là một cô bé thích chơi trò hoàng tử công chúa. Ngày ấy chúng tôi đã có chung một đứa con là cậu búp bê tóc xoăn miệng rộng. Anh ấy bảo không thể để thằng bé không cha như anh. Lớn lên anh hứa sẽ lấy tôi làm vợ - suốt đời. Mọi việc đã gần như thành sự thật thì chị xuất hiện... Chị có thể gặp được người như anh ấy hay tốt đẹp hơn cả anh ấy. Chị thừa sức để làm điều đó. Nhưng tôi thì chẳng bao giờ... Tôi chỉ có mỗi anh ấy thôi - Chị hiểu không...?". Cố giấu vẻ tuyệt vọng trong đáy mắt, cô gái cúi mặt và lặng lẽ bỏ đi. Tôi không thốt được lời nào để bảo vệ mình, bảo vệ tình yêu của mình. Bàn chân tôi chạm nền đá hoa cứ run rẩy không vững. ở bên anh, suốt đời tôi sẽ chẳng cảm thấy yên ổn và hạnh phúc nữa mỗi khi nhớ đến ánh mắt tuyệt vọng của cô ta! Nhu đã ra dáng một thiếu phụ lắm rồi. Cái bụng tròn tròn nhu nhú, hai tay ve vẩy khoan thai mỗi bước đi. Chị em tôi dắt nhau đi chợ. Nó thèm ăn đủ các thứ linh tinh. Tôi dốc tiền ra mua cho nó hàng lô hàng lốc các thứ quà, ăn đến mấy ngày chả hết. Nó bắt tôi ngồi rồi tự mình thu vén dọn dẹp căn nhà nhỏ sạch sẽ tinh tươm đến phát sợ rồi chốc chốc lại ngong ngóng ra phía cửa. Tôi phát nhẹ vào vai: "Sáng nay chồng em đã nói là trưa không về - sao còn mong gì nữa". Nó cười ngượng nghịu: "Em biết vậy mà vẫn cứ mong...". Bà đón chúng tôi từ ngõ, nghe tôi kể tội nó bà móm mém cười: "Thì nó bao giờ chẳng thế. Chồng bận công tác đưa sang đây với bà mà cứ ngóng ra ngóng vào. Mà chị mày lớn đầu còn dại, chẳng hiểu cái gì sất. Khi con Nhu đòi học cao đẳng bà biết ngay. Nó với thằng Huy quý yêu nhau từ thời còn lê la nghịch đất. Sáng nào thằng ấy chẳng sang rủ con Nhu đi học... Chả là con bé này sợ ngỗng đuổi mà...". Bà lại nấu canh rau tập tàng, ép chúng tôi mỗi đứa ăn thêm lưng bát cơm rồi gạt đũa chép miệng: "Mẹ mày thì có lẽ bà chết mới về. Chị em ruột thịt phải thương xót đùm túm nhau con ạ - Mà con bảo đưa người yêu về cho bà xem mặt đâu? Chúng mày tổ chức đi, bà còn khoẻ, bà lên bế cháu cho...". Bà vừa nói chuyện vừa gà gật ngủ. Bà đã già quá rồi còn gì... Tôi cảm thấy trên vai mình thêm một gánh nặng phải mang. Cái Nhu kéo tôi vào buồng, vạch khoe tôi cái bụng tròn thu lu nổi rõ một đường sọc nâu nâu. Gương mặt nó nghiêng nghiêng như lắng nghe mầm sống cựa quậy trong mình và tràn trề hạnh phúc, bỗng dưng tôi liên tưởng em gái tôi với cô xa lạ hôm nào. Thả lá thư vào nhà anh, tôi thấy trống trải và bơ vơ lạ lùng. Giờ này chắc anh vẫn mỏi chân chờ tôi ở chỗ hẹn. Anh trở về nhà đi. Rồi bùa yêu sẽ hết, anh sẽ chẳng thể nhớ gì về em. Và anh sẽ, trở về với cô gái ấy - người đã gắn bó với anh từ những ngày thơ ấu... Tôi cùng với bộ váy áo mùa thu nhiệm màu cứ đi lang thang trong thành phố. Vừa đi vừa nức nở, tôi cồn cào mong sẽ có một người nào đó - như anh nhận ra tôi và khẽ gọi: "Ơi mùa thu!". Mục lục Bùa yêu Bùa yêu Thùy DươngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Đăc TrưngĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 11 tháng 6 năm 2005
vanhoc
Bệnh cơ tim là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến cơ tim. Giai đoạn sớm có thể có ít hoặc không có triệu chứng. Một số người có thể khó thở, cảm thấy mệt mỏi, hoặc bị sưng chân do suy tim. Một nhịp tim bất thường có thể xảy ra cũng như ngất xỉu. Những người bị ảnh hưởng có nguy cơ đột tử do tim tăng cao. Các loại bệnh cơ tim bao gồm bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn nở, bệnh cơ tim hạn chế, loạn sản thất phải loạn nhịp thất, và rối loạn cơ tim takotsubo (hội chứng tim bị vỡ). Trong bệnh cơ tim phì đại cơ tim to và dày lên. Trong bệnh cơ tim giãn nở, tâm thất mở rộng và suy yếu. Trong bệnh cơ tim hạn chế tâm thất cứng lại. Nguyên nhân thường không rõ. Bệnh cơ tim phì đại thường được kế thừa, trong khi bệnh cơ tim giãn nở được thừa hưởng trong một phần ba các trường hợp. Bệnh cơ tim giãn nở cũng có thể do rượu, kim loại nặng, bệnh tim mạch vành, sử dụng cocain và nhiễm virus. Bệnh cơ tim bị hạn chế có thể do amyloidosis, hemochromatosis và một số phương pháp điều trị ung thư. Hội chứng tim bị vỡ là do căng thẳng về mặt tình cảm hoặc thể chất. Điều trị phụ thuộc vào loại bệnh cơ tim và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm thay đổi lối sống, thuốc hoặc phẫu thuật. Vào năm 2015, bệnh cơ tim và viêm cơ tim đã ảnh hưởng đến 2,5 triệu người. Bệnh cơ tim phì đại ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 500 người trong khi bệnh cơ tim giãn nở ảnh hưởng đến 1 trong 2.500. Chúng dẫn đến 354.000 người chết từ 294.000 người vào năm 1990. Chứng loạn sản thất trái phải là loạn nhịp phổ biến hơn ở người trẻ. Tham khảo RTT RTTEM
wiki
Hướng dẫn I – Bài tập về đọc hiểu Về thăm bà Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ: – Bà ơi! Thanh bước xuống giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. – Cháu đã về đấy ư? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương. – Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ … Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. ( Theo Thạch Lam ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Hình dáng của người bà được tả qua các chi tiết nào? a- Mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi vào, lưng đã còng b- Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, mến yêu Thanh c- Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện sự săn sóc ân cần của bà đối với cháu? a- Hỏi cháu đã về đấy ư b- Giục cháu vào nhà kẻo nắng c- Sẵn sàng chờ đợi để mến yêu cháu 3. Vì sao Thanh luôn thấy thanh thản và bình yên khi được trở về với bà? a- Vì được sống ở khu vườn yên tĩnh và căn nhà có giàn thiên lí mát mẻ b- Vì được sống trong căn nhà rất mát mẻ và được bà che chở cho mình c- Vì được sống ở nơi mát mẻ, hiền lành và được bà yêu thương, săn sóc 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn? a- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu b- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương sâu nặng của cháu đối với bà kính yêu. c- Tình cảm biết ơn sâu nặng của Thanh đối với người bà yêu quý và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu. II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống a) tr hoặc ch – …ơ trụi /……………… -……ơ vơ /…………. b) ăc hoặc oăc – lạ h ……../…………… – mùi hăng h……/……………. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau: Như một chiếc đĩa nhôm Nhấc vó: mặt trời lọt Đáy vó: toàn những tôm. Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa … c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. 3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu. Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét mùa đông. 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu về những người trong gia đình em với cô giáo ( thầy giáo ) chủ nhiệm lớp. Gợi ý: a) Gia đình em có mấy người, đó là những ai? b) Từng người trong gia đình em hiện đang làm việc gì, ở đâu? c) Tình cảm của em đối với những người trong gia đình ra sao? Tải về file word tại đây.
vanhoc
Bài làm Nhắc đến hình ảnh làng quê đất nước chúng ta thì không thể thiếu được những hình ảnh về những cây tre cao vút mọc thành từng khóm bên nhau và trong thơ Nguyễn Duy cũng vậy,bài thơ Tre Việt Nam mang tới cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc về nhân dân ta,đó không chỉ là bài thơ viết đơn thuần về cây tre mà còn thể hiện được những phẩm chất đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Nhà thơ Nguyễn Duy bắt đầu bài thơ với hai từ tre xanh và tiếp đến đó là câu hỏi tre có từ bao giờ: “Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh” Hai tiếng tre xanh gợi lên cho bất cứ những người con Việt Nam nào cũng không khỏi bag khuâng xao xuyến chạnh lòng mà nhớ tới. Nhà thơ hỏi tre xanh có từ bao giờ, nghĩa là từ khi sinh ra nhà thơ cũng đã thấy những rặng tre mọc san sát bên nhau, chứng tỏ cây tre có từ đời xa xưa. Cách mở đầu đi vào bằng hình ảnh cây tre này đã tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc bởi vì tre xanh đối với người dân Việt Nam thì đó là loài cây thể hiện cho sự đấu tranh bền bỉ và lâu dài. Cho tới ngày nay thì cây tre vẫn đi vào huyền thoại như câu chuyện về thánh gióng đánh giặc,cây tre trăm đốt…Tóm lại là cây tre xuất hiện từ lúc con người nhận ra vẻ đẹp của nó. Đến với những câu thơ mộc mạc tiếp theo thì chúng ta thấy được vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp tiềm tàng đó chúng ta thấy được phẩm chất cao quý tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Thứ nhất đó là vẻ đẹp màu sắc và hình dáng của những cây tre xanh ở nước ta: “Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu” Cây tre Việt Nam hiện lên với một thân hình mong manh cứ đung đưa trước gió. Những câu từ ấy khiến cho chúng ta liên tưởng tới những khóm tre có thân gầy guộc lại đứng thẳng trước bão tố,trước những cơn gió. Thế nhưng cây tre vẫn đứng thẳng hàng thành từng lũy cho dù bờ đất đai khô cằn,trên nền đất đá vôi bạc màu thì vẫn xanh tốt. Qua đây ta lại thấy được phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam,con người Việt nam tuy là nhỏ bé nhưng lại ngay thẳng thật thà giống như cây tre và cho dù sống ở đâu và ở môi trường nào thì cũng vẫn có thể sống tốt, sống ngay thẳng như những cây tre kia. Những con người Việt Nam luôn sống đoàn kết như những khóm tre kia. Thứ hai, cây tre Việt Nam luôn có sức sống mãnh liệt, con người Việt Nam cũng vậy: “Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm” Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi và rễ luôn bám sâu chắc vào đất để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng cho mình, và vẫn luôn xanh tốt.Tre vươn mình đu đưa trong ngọn gió,cứ như thế tre luôn vươn mình trên nền trời xanh mướt, tạo một màu sắc bình yên vốn có của đất nước ta. Qua những hình ảnh ấy thì tác giả muốn nói tới hình ảnh,phẩm chất của con người Việt Nam,đó là hình ảnh con người tuy nhỏ bé nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu khuất phục,không chịu cúi đầu mà vẫn ngay thẳng lo cho cuộc sống. Sự cần cù đó đối với nhân dân ta là một đức tính không thể thiếu. Thứ ba đó là vẻ đẹp được tạo nên những khóm tre sát bên nhau,bao bọc lấy nhau trước những bão táp,sóng gió của đất trời: “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” Tre ở đây cũng được nhân hóa giống như con người vậy, nó cũng có tay,có tình cảm như chúng ta vậy. Những cây tre ôm lấy nhau vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời thể hiện sự đùm bọc đoàn kết lẫn nhau,tre không chịu đứng một mình mà hình thành theo từng khóm chụm lại. Người ta bảo tre già măng mọc là vậy,khi chúng gãy đi thì vẫn còn cái gốc cho măng mọc, để tiếp tục sinh tồn và phát triển. Hình ảnh tre được ẩn dụ thành manh áo cộc để nhường nhịn cho đàn con của mình. Cây tre giống như một người mẹ hiền hòa yêu thương đàn con vậy. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối tiếp của ông cha ta và duy trì nòi giống được nhân dân ta thể hiện rất rõ tong bài thơ này. Đồng thời qua hình ảnh về cây tre thì chúng ta còn thấy được dự đoàn kết,không hề tách biệt nhau. Chúng ta sống theo từng gia đình chứ không hề riêng lẻ Ở khổ thơ cuối cùng nhà thơ miêu tả hình ảnh măng non như biểu tượng cho những thế hệ thiếu niên nhi đồng: “Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau, Mai sau, Mai sau…
vanhoc
Dương Đầu (chữ Hán: 杨头, ? – ?), người dân tộc Đê, tông tộc, tướng lĩnh nước Cừu Trì vào đời Nam Bắc triều. Sau khi thủ lĩnh Dương Văn Đức bị cầm tù ở Kinh Châu, ông trở thành nhân vật có quyền lực nhất của dòng dõi họ Dương ở Cừu Trì, phục vụ chánh quyền Lưu Tống, cho đến khi Dương Nguyên Hòa được lập làm thủ lĩnh. Cuộc đời và sự nghiệp Xét vai vế trong tông tộc họ Dương, Đầu là em họ của thủ lĩnh Dương Văn Đức. Năm 450, Văn Đức thua trận, bị kết tội, phải chịu cầm tù ở Kinh Châu. Triều đình Lưu Tống lấy Đầu thay thế Văn Đức đồn thú ở thành Gia Lô. Đầu có mẹ, vợ con và anh em đều bị đưa sang Bắc Ngụy, nhưng vẫn trung thành với Lưu Tống. Ung Châu thứ sử Vương Huyền Mô nhận xét Gia Lô là thành trì trọng yếu để tranh giành khu vực Hán Xuyên, Đầu lại là người trung thành đáng tin, nên tiến cử ông trở thành Cừu Trì thủ lĩnh, nhưng Lưu Tống Văn đế không nghe. Năm 455, Văn đế cho con của thủ lĩnh Dương Bảo Tông là Dương Nguyên Hòa được nối tước Vũ Đô vương, làm Chinh lỗ tướng quân, đồn thú Bạch Thủy; còn Đầu làm Phụ quốc tướng quân, tiếp tục giữ Gia Lô. Sử cũ không chép thêm gì nữa về Đầu, nhưng đến năm 466, Nguyên Hòa tự thấy không đảm đương được, bèn chạy sang Bắc Ngụy; em họ Nguyên Hòa là Tăng Tự tự lập làm thủ lĩnh, đồn trú Gia Lô: có lẽ khi ấy Đầu đã mất. Tham khảo Tư trị thông giám 128, 131 - Tống kỷ 10, 13 Tống thư quyển 98, liệt truyện 58 – Đê Hồ truyện Ngụy thư quyển 101, liệt truyện 89 – Đê truyện Bắc sử quyển 96, liệt truyện 84 – Đê truyện Chú thích Lịch sử Cam Túc Người Đê Người Cam Túc Năm sinh không rõ Năm mất không rõ
wiki
Thẩm Thanh Vương hậu () là dự án hợp tác đầu tiên trong lĩnh vực phim hoạt hình dành cho trẻ em của Điện ảnh hai miền Triều Tiên, phát hành vào năm 2005. Nội dung Phỏng theo một câu chuyện dân gian nổi tiếng của Triều Tiên, bộ phim kể về số phận gian truân cô gái Thẩm Thanh biết hi sinh bản thân, quyết tâm chống lại con quỷ biển để mang lại ánh sáng cho người cha mù. Sau đó, nàng đã gặp rồi nên duyên với Thái tử Triều Tiên và trở thành Vương hậu. Không chỉ có vậy, với sự thêm thắt tình tiết, đặc biệt có sự xuất hiện của những nhân vật là loài vật rất nghịch ngợm (Chó Danchu, Ngỗng Gae và Rùa Taebong), đây thực sự là một cuộc phiêu lưu rất kỳ thú, vừa mang thông điệp về giáo dục tình yêu thương con người vừa hài hước, vui nhộn. Hậu trường Đây là bộ phim đầu tiên đã được phát hành đồng thời ở cả hai miền Bắc và Nam Triều Tiên - ngày 12 tháng 8 năm 2005. "Thẩm Thanh Vương hậu" là một dự án cá nhân của đạo diễn Sin Neung-gyun và hãng phim AKOM của ông, bộ phim đã phải mất tới 8 năm để khai thông bế tắc từ khâu phê duyệt và thêm ba năm rưỡi để hoàn thành khâu sản xuất. Hầu hết phần hình ảnh của bộ phim được thực hiện ở Xưởng phim SEK Studio, còn phần nhạc được thực hiện bởi Đài phát thanh - truyền hình Bình Nhưỡng. Có thể xem Thẩm Thanh Vương hậu là một động thái bất thường nhất cho ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc khi mà tiếng nói của các nhân vật trong phim đã được sử dụng bằng cả hai miền Bắc và Nam do sự khác biệt phương ngữ. Tuy nhiên, các phiên bản Quốc tế của bộ phim đều sử dụng phương ngữ của Hàn Quốc. Vinh danh Năm 2004 - tức là trước khi phát hành chính thức một năm, bộ phim đã được trao giải thưởng tượng trưng tại Liên hoan phim hoạt hình Quốc tế Annecy. Bộ phim cũng nhận được nhiều khen ngợi của giới phê bình và giải thưởng khác ở quê hương Hàn Quốc. Tham khảo Liên kết ngoài Xem trailer bộ phim Kênh thông tin Điện ảnh Hàn Quốc "Gia đình Simpson" bật tung những cánh cửa Bắc Triều Tiên bởi một câu chuyện dân gian "Thẩm Thanh Vương hậu" vẽ nên một Triều Tiên thống nhất - Mark Russell, International Herald Tribune (30-8-2005) Phim năm 2005 Phim của SEK Studio Phim hoạt hình CHDCND Triều Tiên Phim thiếu nhi CHDCND Triều Tiên Phim hoạt hình Hàn Quốc Phim thiếu nhi Hàn Quốc Phim dựa theo truyện cổ tích
wiki
Hai original soundtrack albums đã được phát hành cho Jigoku Shōjo. Album đầu tiên bao gồm 24 tracks được phát hành vào 25 tháng 1, 2006 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7331. Album thứ hai bao gồm 26 tracks và được phát hành vào 19 tháng 4, 2006 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7348. Hai original soundtrack albums khác cũng đã được phát hành cho Jigoku Shōjo Futakomori. Album đầu tiên bao gồm 23 tracks được phát hành vào 24 tháng 1, 2007 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7440. Album thứ hai bao gồm 23 tracks và được phát hành vào 21 tháng 3, 2007 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7454. Ngoài ra, hai original soundtrack albums khác cũng đã được phát hành cho Jigoku Shōjo: Mitsuganae. Album đầu tiên bao gồm 28 tracks được phát hành vào 17 tháng 12, 2008 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7597. Album thứ hai bao gồm 27 tracks và được phát hành vào 4 tháng 3, 2009 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7612. Jigoku Shōjo Original Soundtrack Jigoku Shōjo Original Soundtrack II Jigoku Shōjo Futakomori Original Soundtrack Jigoku Shōjo Futakomori Original Soundtrack II Jigoku Shōjo Mitsuganae Original Soundtrack ~Nikushoku~ Jigoku Shōjo Mitsuganae Original Soundtrack ~Soushoku~ Tham khảo Jigoku Shōjo
wiki
Phạm Công Thiện (1941–2011) là một thi sĩ, nhà văn, triết gia, học giả và cư sĩ Phật giáo người Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 1960 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Bút danh khác: Hoàng Thu Uyên. Tiểu sử Phạm Công Thiện sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, và Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sanskrit và tiếng Latinh. Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh ngữ tinh âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo và tạp chí Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn. Năm 1960, ông khởi sự viết cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học khi chưa được 19 tuổi. Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc "khủng hoảng tinh thần." Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn. Từ năm 1966–1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả các phân khoa của Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1968–1970, giữ chức trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện đại học. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng. Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông lập gia đình và sau đó làm giáo sư triết học Tây phương của Viện Đại học Toulouse. Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, làm giáo sư ở College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến lúc qua đời ngày 8 tháng 3 nằm 2011 (mồng 4 tháng 2 năm Tân Mão). Tác phẩm Thơ, văn, tiểu luận Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền tông (Tân Ý Thức, Nha Trang, 1964) Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (An Tiêm, Sài Gòn, 1965; in lần thứ 4, 1970) Trời tháng Tư (An Tiêm, Sài Gòn, 1966) Ngày sanh của rắn (Hoa Nắng, Paris, 196?; An Tiêm in chính thức tại Sài Gòn, 1966; Trần Thi in lần mới nhất, California, 1988), thơ. Im lặng hố thẳm (An Tiêm, Sài Gòn, 1967 và 1969; Phạm Hoàng, 1969) Hố thẳm của tư tưởng (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 3, 1970) Mặt trời không bao giờ có thực (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 2, 1969) Chỉ còn tiếng thơ trên mặt đất – Trở về Rainer Maria Rilke (1969) Henry Miller (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969) Bay đi những cơn mưa phùn (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1970) Ý thức bùng vỡ (Đồng Nai, Sài Gòn, 1970) Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988) Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo (1994) Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995) Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996) Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney, Giải Nobel Văn Chương 1995 (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996) Làm thế nào để trở thành một bậc bồ tát sáng rực khắp bốn phương trời (1998) Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật giáo (1998) Trên tất cả đỉnh cao là im lặng (Trần Thi, California, 1988; Văn hóa Sài Gòn tái bản, TP. Hồ Chí Minh, 2009), thơ. Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử (2000) Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì? (2000) Đối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzsche (2000) Dịch phẩm Tự do đầu tiên và cuối cùng (An Tiêm, Sài Gòn, 1968), dịch của Jiddu Krishnamurti. Về thể tính của chân lý (Hoàng Đông Phương, Sài Gòn, 1968), dịch của Martin Heidegger. Triết lý là gì? (An Tiêm, Sài Gòn, 1969), dịch của Martin Heidegger. Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi!, dịch của Friedrich Nietzsche.(Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969) Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991), dịch của Nikos Kazantzakis. Những tác phẩm khác Anh ngữ tinh âm tự điển (Hoàng Long, Mỹ Tho, 1957) Dialogue (Lá Bối, Sài Gòn, 1965), viết chung với Thích Nhất Hạnh, Bùi Giáng, Tam Ích, và Hồ Hữu Tường bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Đánh giá "Phạm Công Thiện ao ước trở thành một nghệ sĩ lớn, như Rimbaud, trong khi nhiều người cầm bút khác lại ca tụng Phạm Công Thiện như là một triết gia. Tôi thì tôi coi Phạm Công Thiện chủ yếu là một nhà thơ và một nhà tuỳ bút. Nói cách khác, theo tôi, Phạm Công Thiện là một nhà thơ trước khi là một nhà tuỳ bút; là một nhà tuỳ bút trước khi là một nhà văn; là một nhà văn trước khi là một nhà tư tưởng; là một nhà tư tưởng trước khi là một người phá phách và là một người phá phách trước khi là một kẻ lập dị. Suốt mấy chục năm nay, Phạm Công Thiện luôn luôn chịu đựng một sự đánh giá bất công cũng như những sự khen ngợi oan ức khi người ta nhìn ông theo một chiều hướng khác, ngược lại." "Lúc nào cũng nồng nhiệt. Lúc nào cũng rộng rãi. Lúc nào cũng cực đoan. Có người cực đoan vì đần. Phạm Công Thiện cực đoan nhưng vẫn toát lên vẻ thông minh và rất thông thái. Sự cực đoan ở nhiều người khác gợi lên ấn tượng hẹp hòi và hung bạo. Phạm Công Thiên cực đoan một cách hồn nhiên và vô hại. Bao trùm lên tất cả, ông cực đoan một cách chân thành và duyên dáng. Đọc, thấy ngay ông cực đoan, nhưng không ai nỡ bắt bẻ. Bắt bẻ, tự nhiên có cảm giác là mình tỉnh táo một cách nhỏ nhen [...] Không ít người vẫn cho văn của Phạm Công Thiện là tối tăm. Tôi nghĩ ngược lại. Vấn đề không chừng là ở cách đọc [...] Tôi đã đọc (lại) các tác phẩm của Phạm Công Thiện như đọc những bài thơ. Với một tâm cảm thơ. Và tôi thấy mọi thứ đều dễ dàng. Trong vắt." Chú thích Liên kết ngoài Phạm Công Thiện, trang mạng chính thức (?). Loạt bài Tưởng niệm Phạm Công Thiện (1941–2011) trên trang Tiền Vệ. Một số sáng tác của Phạm Công Thiện trên trang văn học Tiền Vệ. Một số tác phẩm thơ: Ngày sanh của rắn (in năm 1966), Trường giang Mỹ Tho (1980), Thơ cho khoảng trống (1989). Một số bài viết của Phạm Công Thiện trên trang buddhismtoday. Nguyễn Mạnh Trinh, Thi thi ca thành tôn giáo: Phạm Công Thiện, phusaonline. Tạp chí Tư Tưởng (1967–1975), cơ quan luận thuyết của Viện Đại học Vạn Hạnh. Sinh năm 1941 Mất năm 2011 Người Mỹ Tho Nhà báo Việt Nam Nhà thơ Việt Nam thời kỳ 1945–1975 Nhà văn Việt Nam thời kỳ 1945–1975 P Dịch giả Việt Nam Nhà văn Việt Nam Cộng hòa Nhà thơ Việt Nam Cộng hòa Giáo sư gốc Việt Người Pháp gốc Việt
wiki
USS Charles J. Kimmel (DE-584) là một tàu hộ tống khu trục lớp Rudderow từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Thủy quân Lục chiến Charles Jack Kimmel (1918-1942), người từng phục vụ cùng lực lượng Thủy quân Lục chiến tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, đã tử trận trong cuộc tấn công Matanikau vào ngày 2 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Chứ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1947, rồi cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1969. Charles J. Kimmel được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo Lớp Rudderow có thiết kế hầu như tương tự với lớp Buckley trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. Charles J. Kimmel được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 1 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà C. J. Kimmel, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 4, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Frederick G. Storey, Jr. Lịch sử hoạt động Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, Charles J. Kimmel phục vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải ven biển giữa Norfolk, Virginia và New York cho đến tháng 8, 1944. Nó khởi hành vào ngày 2 tháng 8 để hộ tống một đoàn tàu vượt Đại Tây Dương để hướng sang Bắc Phi, đi đến Oran, Algeria, và từ đây di chuyển độc lập để hộ tống một tàu vận tải đi sang Naples, Ý. Các hoạt động này nhằm hỗ trợ cho Chiến dịch Dragoon, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên miền Nam nước Pháp. Con tàu quay trở lại cùng đội hộ tống tại Oran vào ngày 26 tháng 8 cho chặng quay trở về Hoa Kỳ, về đến Boston, Massachusetts vào ngày 18 tháng 9. Tại đây con tàu bắt đầu được chuẩn bị để điều động sang Mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi băng qua kênh đào Panama, Charles J. Kimmel đi đến Manus vào ngày 7 tháng 11. Nó lại lên đường vào ngày 20 tháng 11 để đi đến Hollandia, New Guinea, nơi nó tham gia thành phần hộ tống một đoàn tàu vận tải tiếp vận đi sang Leyte, Philippines. Khi quay trở lại New Guinea, nó tiếp tục chuẩn bị cho đợt đổ bộ tiếp theo lên vịnh Lingayen. Lên đường vào ngày 28 tháng 12, nó hộ tống cho Lực lượng Tấn công San Fabian hướng sang Luzon, và lúc trên đường đi đoàn tàu bị máy bay tấn công tự sát Kamikaze liên tục quấy nhiễu. Hỏa lực phòng không của các tàu hộ tống đã giúp đưa đoàn tàu vận tải đi đến ngoài khơi bãi đổ bộ vào ngày 9 tháng 1. Charles J. Kimmel tiếp tục phục vụ tuần tra và hộ tống vận tải tại khu vực Philippines cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi từ New Guinea đến Leyte và Lingayen cũng như giữa các đảo tại quần đảo Philippine. Nó từng hai lần hộ tống tàu bè đi Palaus, rồi từ ngày 2 tháng 6 đã phục vụ cùng lực lượng tại chỗ trong vịnh Davao, đảm trách vai trò liên lạc và tìm kiếm-cứu hộ. Con tàu từng đấu pháo với lực lượng đối phương trên đảo Auqui để giải cứu 22 người từ một máy bay vận tải Không quân, và bắn hải pháo để hỗ trợ cho binh lính Philippine truy quét khoảng 600 tàn quân Nhật Bản tại Piso Point. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, Charles J. Kimmel lên đường hộ tống một đoàn tàu vận tải đi sang Okinawa để làm nhiệm vụ chiếm đóng, rồi quay trở lại khu vực Philippines để hoạt động tuần tra cho đến ngày 29 tháng 11. Nó rời Samar, Philippines để quay trở về Hoa Kỳ, về đến San Diego, California vào ngày 18 tháng 12. Con tàu được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 1, 1947, và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 30 tháng 6, 1968, và cuối cùng con tàu bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào ngày 13 tháng 11, 1969. Phần thưởng Charles J. Kimmel được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Tham khảo Chú thích Thư mục Liên kết ngoài Photo gallery of USS Charles J. Kimmel (DE-584) at Navsource.org Lớp tàu hộ tống khu trục Rudderow Khinh hạm và tàu hộ tống khu trục của Hải quân Hoa Kỳ Tàu hộ tống khu trục trong Thế Chiến II Tàu bị đánh chìm như mục tiêu Xác tàu đắm ngoài khơi bờ biển California Sự cố hàng hải năm 1969 Tàu thủy năm 1944
wiki
"Hoot" () là đĩa đơn chủ đề của Hoot, mini-album thứ ba của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation và được phát hành vào ngày 25 tháng 10 năm 2010. Bài hát đã đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và trở thành bản hit thứ chín của nhóm,. Phiên bản tiếng Nhật của "Hoot" xuất hiện trong album phòng thu tiếng Nhật đầu tay của nhóm Girls' Generation (2011). Bối cảnh Ban đầu "Hoot" có tên là "Bulletproof" và được phổ lời tiếng Anh. Bài hát được sáng tác bởi hai nhạc sĩ-nhà sản xuất âm nhạc người Đan Mạch Martin Michael Larsson và Lars Halvor Jensen cùng với nhạc sĩ người Anh Alex James. Bản demo của bài hát được thu âm bởi Nina Woodford tại Anh và sau đó được phối và hoàn thiện tại Đan Mạch. Pelle Lidell của Universal Music Publishing Group đã giới thiệu bài hát với S.M. Entertainment. Sau đó lời bài hát được dịch sang tiếng Hàn, nhưng một số từ tiếng Anh trong bản gốc như "trouble, trouble, trouble" đã được giữ lại. Bảng xếp hạng Hàng tuần Cuối năm Doanh số Chú thích Đĩa đơn năm 2010 Bài hát của Girls' Generation Đĩa đơn của SM Entertainment Bài hát năm 2010 Bài hát tiếng Triều Tiên Đĩa đơn quán quân Gaon Digital Chart
wiki
Aloha from Hell là 1 ban nhạc Rock đến từ Aschaffenburg (Bavaria, Đức). Sự nghiệp Aloha from Hell thành lập năm 2006. Nhưng sự nghiệp của ban nhạc bắt đầu bằng chiến thắng trong cuộc thi BRAVO Bandnewcomer Contests vào năm 2007 với một hợp đồng thu âm của Sony BMG. Thành công lớn đầu tiên của họ là buổi biểu diễn trong cuộc thi BRAVO Supershow 2008 với hơn 6000 khán giả. Ngày 06 tháng 6 năm 2008, đĩa đơn đầu tay của họ, Don't gimme that, đã được phát hành dưới sự sản xuất của Alex và René Rennefeld, âm nhạc theo motiv của Die Happy, Nickelback, Avril Lavigne, Paramore và Evanescence. Ban nhạc chỉ hát bằng tiếng Anh (chúng ta đều biết rằng tiếng Đức của người vùng Bavaria rất khó nghe). Album No more Days to waste đã được phát hành vào ngày 16 tháng 1 năm 2009. Ngày 29 tháng 5 năm 2009 họ đã đoạt giải thưởng Comet trong lễ trao giải Bester Durchstarter. Ngoài thành công tại bảng xếp hạng Áo, họ còn tạo được bước đột phá trên nhiều nước châu Âu khác với nhiều chuyến lưu diễn tại Brussels / BE (3 tháng sáu), Paris / FR (June 4), Lyon / FR (5 tháng sáu) và Strasbourg / FR (6 tháng sáu). Họ bắt đầu tấn công thị trường âm nhạc Nhật Bản. Single và Album No more Days to waste hiện đang nằm trong top 10 của bảng xếp hạng Nhật Bản. Tháng 6 năm 2009 họ đã đến Nhật Bản để quảng bá cho Single mới Can you hear me Boys. Tháng 12 năm 2009 Vivi nói rằng họ đang chuẩn bị công việc thu âm album tiếp theo để cho ra album vào khoảng cuối năm 2010. Tuy nhiên ngày 15 tháng 7 năm 2010, Aloha from hell tuyên bố tan rã, buổi diễn cuối cùng của họ diễn ra tại Hainsfahrt (Đức) ngày 24 tháng 7 năm 2010. Thành viên Vocal: Eileen Vivien "vivi" Bauer Schmidt (10 tháng mười một, 1992) Guitar: Moritz "Moo" Keith (tháng bảy 18, 1990) Guitar: Andreas "Andy" Gerhard (28 tháng tư, 1987) Bass: Maximilian "Max''Forman (tháng sáu 17, 1991) Trống: Felix "Feli" Keith (26 tháng năm, 1993) Đĩa đơn 2008: Don't gimme that 2008:walk away 2009:No more Days to waste 2009:Can you hear me Boys Album No more Days to waste (26 tháng 1 năm 2009) Giải thưởng Comet trong "Bester Durchstarter" Tham khảo Nhóm nhạc pop Đức
wiki
Lựu pháo M1931 (B-4) (, định danh GRAU: 52-G-625) là một loại lựu pháo hạng nặng cỡ nòng 203 mm (8 inch) của Liên Xô. Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới lần thứ 2, nó nằm trong thành phần lực lượng dự bị chiến lược của Stavka. Pháo M1931 được lính Đức đặt cho biệt danh là "búa tạ của Stalin". Lựu pháo M1931 đã được Hồng quân sử dụng thành công trong việc phá huỷ các hoả điểm kiên cố của Phần Lan trong Phòng tuyến Mannerheim, các cứ điểm hoả lực trong các trận giao tranh đường phố với quân Đức nhờ khả năng phá huỷ các toà nhà và bunker. Chúng được sử dụng cho đến tận Trận Berlin, trong trận chiến này, Hồng quân đã sử dụng lựu pháo M1931 để nghiền nát các công sự phòng ngự của Đức bằng các phát đạn pháo 203 mm bắn t�hẳng. Mùa thu năm 1944, lựu pháo được kết hợp với khung gầm xe tăng hạng nặng KV-1S nhằm tạo ra pháo tự hành S-51. Tuy nhiên do độ giật quá lớn của pháo khiến cho tổ lái bị đẩy bật ra khỏi ghế và gây hỏng bộ truyền động nên cuối cùng khẩu pháo tự hành này không được phát triển thêm. Với góc ngẩng 60 độ và 12 liều phóng khác nhau, khẩu lựu pháo B-4 hoàn tất mọi nhiệm vụ mà nó được giao phó, và có khả năng phá huỷ mục tiêu thông qua đường đạn bắn thẳng. Bối cảnh ra đời Hội đồng uỷ ban pháo binh (tên viết tắt Artkom), đứng đầu là R.A. Durlyakhov đã đưa ra yêu cầu chế tạo khẩu lựu pháo mới cho viện thiết kế pháo binh từ tháng Mười một năm 1920, với Tổng công trình sư là Frantz Lender. Viện thiết kế pháo binh này được giao nhiệm vụ chế tạo lựu pháo tầm xa cỡ nòng 203 mm từ tháng Một năm 1926, với thời gian phát triển trong vòng 46 tháng. Nhà máy Bolshevik (nay là Nhà máy cơ khí Obukhov, St. Peterburg) tiếp quản công việc sau khi Lender qua đời năm 1927, với thiết kế pháo 122mm và pháo 203/152 mm. phải|nhỏ|Lựu pháo B-4 trên tem kỷ niệm 30 năm thành lập Hồng quân. Pháo 203 mm có hai phiên bản, với một phiên bản có bù giật đầu nòng và một phiên bản không có bù giật. Ngoài ra hai phiên bản giống hệt nhau. Hồng quân ưa thích sử dụng phiên bản không có chóp bù giật với bản vẽ thiết kế của Viện thiết kế Artkom, cùng với xe bánh xích thiết kế bởi nhà máy Bolshevik đầu năm 1931. Các thử nghiệm được tiến hành từ tháng Bảy đến tháng Tám năm 1931. Pháo model 1931 cỡ nòng 203 mm được đưa vào sử dụng sau khi được thử nghiệm trên chiến trường năm 1933. Sản xuất Pháo B-4 được sản xuất tại nhà máy cơ khí Bolshevik và nhà máy cơ khí Barrikady (nay là nhà máy cơ khí Titan-Barrikady). Hai nhà máy chỉ có khả năng xuất một khẩu pháo duy nhất vào năm 1933 (nhưng khẩu pháo chưa được hoàn thiện). Hai khẩu pháo đầu tiên được chuyển giao cho quân đội vào nửa đầu năm 1934, cùng với 13 khẩu pháo khác được sản xuất tính đến cuối năm, sau đó việc sản xuất pháo B-4 tại nhà máy bị ngừng lại cho đến năm 1938, nguyên nhân là do nhà máy chuyển sang sản xuất pháo A-19 cỡ nòng 122 mm. Nhà máy cơ khí Bolshevik sản xuất được 104 khẩu lựu pháo từ năm 1932 đến năm 1936 và 42 khẩu vào năm 1937. Việc sản xuất sau đó được chuyển về lại Stalingrad. 75 khẩu đã xuất xưởng tại đây vào năm 1938 và 181 khẩu được chế tạo vào năm tiếp theo. Nhà máy Barrikady sản xuất 165 khẩu vào năm 1940, và thêm 300 khẩu vào năm 1941. Nhà máy chế tạo Novokramatorsky cũng bắt đầu sản xuất pháo B-4 vào năm 1938/1939 sản xuất được 49 khẩu (1938), 48 khẩu (1939), 3 khẩu (1940) và 26 khẩu (1941). Trong số 326 khẩu lựu pháo B-4 được sản xuất năm 1941, 221 khẩu đã được chuyển giao nửa đầu năm 1941, với serie cuối cùng được sản xuất vào tháng 10 năm 1941 khi chín khẩu pháo cuối cùng được bàn giao. Tổng cộng có 1011 khẩu pháo B-4 được sản xuất từ năm 1932 đến năm 1942. Các bản vẽ thiết kế pháo B-4 tại các nhà máy cơ khí là khác nhau, với việc các nhà máy tự tiến hành sửa đổi khẩu pháo để việc sản xuất trở nên thuận tiện hơn. Kết quả là đã có hai kiểu pháo khác nhau ra đời. Bản vẽ thiết kế M-4 không được thống nhất cho đến năm 1937, khi thiết kế được thống nhất, và được đưa vào thử nghiệm, sản xuất loạt. Cải tiến chính là xe bánh xích chở pháo, cho phép pháo có thể tác xạ trực tiếp mà không cần tới bất kỳ một nền tảng đặc biệt nào, không giống như các thiết kế pháo khác. Xe kéo �ánh xích cũng được sử dụng vì Liên Xô sở hữu nhiều nhà máy sản xuất máy kéo trong những năm 1920s và 1930s, khiến cho việc sản xuất xe bánh xích có chi phí hợp lý hơn. 36 khẩu pháo B-4 được dự kiến sẽ trang bị cho 17 trung đoàn pháo theo kế hoạch đến năm 1939, mỗi trung đoàn sẽ có 1374 binh sĩ. Trong đó có 13 trung đoàn sẽ có 2 khẩu lựu pháo thay vì 1 khẩu. Số lượng lựu pháo mà Hồng quân cần là 612 đơn vị, không thể được cung cấp kịp thời khi chiến tranh vệ quốc nổ ra, chỉ đến tháng Sáu năm 1941, Hồng quân mới được trang bị tổng cộng 849 khẩu pháo B-4. Để bù đắp số lượng pháo đã mất trong cuộc chiến, 571 khẩu pháo khác đã được chế tạo bổ sung. Quá trình chiến đấu Pháo B-4 được triển khai lần đầu trong cuộc Chiến tranh mùa Đông, với 142 khẩu được triển khai trên tiền tuyến ngày 1 tháng Ba năm 1940, có bốn khẩu pháo bị loại khỏi vòng chiến đấu. 23 khẩu B-4 đã bị quân Phát xít Đức chiếm tại thị trấn Dubno đêm ngày 25/6/1941. Tổng cộng Hồng quân mất 75 khẩu pháo B-4 tính từ 22/6 đến ngày 1/12/1941, nhà máy chế tạo thêm 105 khẩu pháo để bù đắp lại thiệt hại. Sau khi cuộc chiến tranh vệ quốc nổ ra, các Trung đoàn lựu pháo được sơ tán ra xa khỏi cuộc chiến để bảo toàn, và chúng chỉ được tung trở lại chiến trường ngày 19/11/1942 khi lợi thế chiến lược rơi vào tay Liên Xô. Lựu pháo B-4 được trang bị cho các lực lượng dự bị cho đến khi kết thúc chiến tranh. Các khẩu pháo B-4 bị quân Đức bắt giữ được Đức định danh lại là 20,3 cm H.503(r), bắn đạn phá bê tông G-620 và đạn pháo của Đức. Không có tài liệu nào hướng dẫn bắn pháo B-4 trực xạ, tuy nhiên Chỉ huy Ivan Vedmedenko đã thực hiện các phát bắn trực diện vào quân Đức từ khẩu lựu pháo này và đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô nhờ phát kiến trên. Pháo tự hành SU-14 cũng lắp đặt tháp pháo B-4. Đạn pháo Lựu pháo B-4 có cơ chế nạp đạn và liều phóng rời, với 11 loại liều phóng khác nhau. Khối lượng liều phóng từ 3,24 kg đến 15-15,5 kg. Pháo B-4 có thể bắn đạn pháo F-265 (nặng 100 kg) hoặc đạn nổ mạnh F-625D hoặc đạn G-620/G-620T chuyên dùng phá bunker nặng 100–146 kg. Pháo B-4 cũng có khả năng bắn đạn hạt nhân nặng 150 kg với tầm bắn 18 km, và hiện vẫn còn được quân đội Nga sử dụng. Sơ tốc đầu nòng đạt từ 288 �đến 607 m/s đối với đạn nổ mạnh, tuỳ thuộc vào liều phóng sử dụng, trong khi đạn phá boong ke có sơ tốc đầu nòng đạt 607 m/s. Các nước trang bị Xem thêm 152 mm gun M1935 (Br-2) sử dụng chung nền tảng bánh xích 280 mm mortar M1939 (Br-5) sử dụng chung nền tảng bánh xích 8 inch Howitzer M1 pháo tương đương của Hoa Kỳ BL 7.2-inch howitzer pháo tương đương của quân đội Anh 2S7 Pion/Malka một loại pháo tự hành hiện đại của Liên Xô có cùng cỡ nòng 203 mm Ghi chú Tham khảo Shunkov V. N. - The Weapons of the Red Army, Mn. Harvest, 1999 (Шунков В. Н. - Оружие Красной Армии. — Мн.: Харвест, 1999.)
wiki
Flavius Eugenius (? – 394) là kẻ tiếm vị ngôi vua của Đế quốc Tây La Mã, trị vì từ năm 392 đến 394 nhằm chống lại Hoàng đế Theodosius I. Dù sùng đạo Cơ Đốc, ông được giới sử học coi là vị Hoàng đế cuối cùng còn ủng hộ thờ Đa thần giáo La Mã và chống lại việc Cơ Đốc hóa Đế quốc La Mã. Tiểu sử Tiếm vị Xuất thân từ một thầy giáo chuyên giảng dạy về văn phạm và thuật hùng biện cho tới khi được thăng lên chức magister scrinorum. Ngoài ra, Eugenius còn là người quen của Arbogast, viên magister militum (Đại tướng Quân) gốc Frank đồng thời là người cai trị không chính thức Đế quốc Tây La Mã lúc bấy giờ. Sau cái chết của Hoàng đế Valentinianus II, do không thể tự mình kế vị vì nguồn gốc xuất thân man tộc và không được sự ủng hộ của Viện Nguyên Lão La Mã nên Arbogast đã chọn Eugenius lên ngôi Hoàng đế vào ngày 22 tháng 8 năm 392. Sau khi lên ngôi, Eugenius bắt đầu can thiệp vào công việc triều chính của Đế quốc phía Tây, trước tiên ông cách chức những quan lại và cận thần cấp cao phụng sự dưới thời Valentinianus II để thay bằng những kẻ thân tín xuất thân từ tầng lớp Nguyên Lão Nghị viên nguyện trung thành với ông như Virius Nicomachus Flavianus Già được bổ nhiệm làm Pháp quan thái thú Ý, con là Nicomachus Flavianus Trẻ nhận tước vị Thái thú La Mã, trong khi viên praefectus annonae mới được phong là Numerius Proiectus. Eugenius trên danh nghĩa là một tín đồ Cơ Đốc giáo, do đó đã miễn cưỡng chấp nhận đề ra chương trình hỗ trợ cho Đa thần giáo. Tuy nhiên, đám cận thần dưới quyền thuyết phục Eugenius nên sử dụng tiền công để tài trợ cho những dự án Ngoại giáo, chẳng hạn như hiến dâng lại Đền Vệ Nữ ở thành La Mã và khôi phục Bệ thờ Chiến thắng trong cung đình (đã bị Hoàng đế Gratianus xóa bỏ). Chính sách tôn giáo này đã tạo ra sự căng thẳng với Theodosius I và vị Giám mục đầy uy quyền và có ảnh hưởng nhất là Ambrose. Ông tavđã rời bỏ thành Milano khi triều đình của Eugenius đến kiểm soát. Eugenius cũng thành công trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt là thay đổi liên minh cũ với man tộc Alamanni và Frank. Arbogast cùng với đội quân gồm người tộc Alamanni và Frank hành quân đến biên giới sông Rhine, tại đây ông nhanh chóng khuất phục các bộ tộc người German nổi loạn. Thất bại Để củng cố ngôi vị của mình, Eugenius phái sứ giả tới yêu cầu Theodosius I công nhận tính hợp pháp của ông. Theodosius I bề ngoài giả vờ chấp thuận nhưng lại bí mật tập hợp quân đội kéo sang phương Tây triệt hạ Eugenius. Đồng thời, Theodosius còn thăng cho Honorius, cậu con trai mới lên tám của ông này danh hiệu "Augustus" Tây La Mã vào tháng 1 năm 393. Tiếp theo, Theodosius I dẫn đại quân khởi hành từ Constantinopolis tới giao chiến với liên quân của Eugenius và Arbogas tại Trận Frigidus (nay thuộc biên giới Ý-Slovenia) vào ngày 6 tháng 9 năm 394. Trận ác chiến kéo dài tới hai ngày, phía liên quân Eugenius và Arbogas do gặp phải thời tiết xấu nên cuối cùng bị Theodosius đánh bại hoàn toàn. Arbogast tự sát ngay lập tức còn Eugenius bị giải về kinh thành và xử trảm, Theodosius còn cho người phơi đầu của ông ngay tại nơi đóng quân để làm gương cho những kẻ tiếm vị khác. Tham khảo Liên kết ngoài Roberts, Walter, "Flavius Eugenius (392-394)", De Imperatoribus Romanis Mất năm 394 Năm sinh không rõ Kẻ tiếm vị La Mã thế kỷ thứ 4 Nhà Valentinian Quan chấp chính tối cao Đế quốc La Mã Sinh thế kỷ 4 Chấp chính quan của Đế quốc La Mã
wiki
{{Infobox spy | name = Yossef Bodansky | birth_place = Israel | occupation = Giám đốc Ủy ban đặc nhiệm chống khủng bố và chiến tranh phi quy ước của Quốc hội (1988-2004), Giám đốc nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Biên tập viên cao cấp của tờ Defense and Foreign Affairs' }} Yossef Bodansky (sinh tại Israel) là một nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Israel từng giữ chức Giám đốc Ủy ban đặc nhiệm chống khủng bố và chiến tranh phi quy ước của Quốc hội thuộc Hạ viện Mỹ từ năm 1988 đến năm 2004. Ông còn là Giám đốc nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế và là học giả thỉnh giảng tại Nhóm Nghiên cứu Quốc tế cao cấp Trường Paul H. Nitze của Đại học Johns Hopkins (SAIS). Trong những năm 1980, ông đóng vai trò là cố vấn cấp cao của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao. Công việc của Ủy ban đặc nhiệm của Quốc hội (được thành lập vào năm 1981) gồm bộ phận xuất bản những gì mà họ mô tả là "sự thật thiết yếu" bởi "những cuộc viếng thăm được lặp đi lặp lại đến các khu vực mà họ đang nghiên cứu và [phát triển] những mối quan hệ đối diện bằng các nguồn tư liệu của mình" và tham gia tích cực trong việc hỗ trợ cho họ. Theo một tập tài liệu gồm các bản báo cáo của Ủy ban đặc nhiệm được xuất bản vào năm 2007, "Thành viên Ủy ban đặc nhiệm đã tới Afghanistan và cưỡi ngựa cùng với nhóm chiến binh thánh chiến mujahideen khi họ chiến đấu chống lại Liên Xô. Họ đã giúp đỡ các chiến binh bảo vệ kho vũ khí và viện trợ nhân đạo cần thiết và sơ tán những người bị thương nặng." Ủy ban đặc nhiệm còn góp phần vào hoạt động lập pháp có liên quan, bao gồm cả tác giả "những phần quan trọng của Đạo luật An ninh Ngoại giao và Chống khủng bố" (1986), cho phép FBI điều tra bên ngoài nước Mỹ. Các báo cáo của Ủy ban đặc nhiệm thường không tiết lộ nguồn gốc trong những bản báo cáo công khai, và các bản tham khảo đầy đủ các báo cáo của họ chỉ được phát hành riêng cho Chủ tịch Ủy ban đặc nhiệm, và ngay cả các thành viên ủy ban khác cũng không được tiếp cận các bản báo cáo này. Bodansky còn là một biên tập viên cấp cao cho nhóm ấn phẩm Defense and Foreign Affairs và là người đóng góp cho bộ bách khoa toàn thư International Military and Defense Encyclopedia và cho Hội đồng tư vấn của Hội nghị thượng đỉnh Cơ quan tình báo. Nhiều bài viết của Bodansky đã được công bố trong các báo Global Affairs, Jane's Defense Weekly, Defense and Foreign Affairs: Strategic Policy và các tờ báo xuất bản định kỳ khác. Đồng thời là Giám đốc Hội thảo Toàn cầu nước Mỹ (Quỹ Hội thảo Toàn cầu), và là giám đốc liên quan đến Hiệp hội Praha, một tổ chức phi chính phủ kết nối doanh nghiệp giữa chính phủ và khu vực tư nhân. Tác phẩm Sách Target America: Terrorism in the U.S. (1993, Shapolsky Publishers Inc.). Crisis in Korea (1994, Shapolsky Publishers Inc.). Terror: The Inside Story of The Terrorist Conspiracy in America (1994, Shapolsky Publishers Inc.). Offensive in the Balkans: The Potential for a Wider War as a Result of Foreign Intervention in Bosnia-Herzegovina (1995, International Media Corp./ISSA). (Online version) Some Call It Peace: Waiting for War In the Balkans (1996, International Media Corp./ISSA). (Online version) Bin Laden: The Man Who Declared War on America (1999, 2001, Random House).Những xung đột bất tận, Lưu Văn Hy dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin (2006). Islamic Anti-Semitism as a Political Instrument (1999, 2000, ACPR Publications and Tammuz Publishers). The High Cost of Peace: How Washington's Middle East Policy Left America Vulnerable to Terrorism (2002, Random House). The Secret History of the Iraq War (2004, HarperCollins). Chechen Jihad: Al Qaeda's Training Ground and the Next Wave of Terror (2007, HarperCollins). Bài viết và bình luận "Jerusalem in Context," Freeman Center for Strategic Studies Broadcast, ngày 7 tháng 6 năm 1995; print copy ngày 12 tháng 6 năm 1995 (found archived on internet). "The Rise Of The Trans-Asian Axis: Is It The Basis Of New Confrontation?" kimsoft.com, 1997. "Expediting the Return of Salah Al-Din," JINSA Online, ngày 1 tháng 6 năm 1998. Tham khảo Liên kết ngoài Yossef Bodansky trên SourceWatch Một số tác phẩm của Yossef Bodansky. Richard J. Leitner, Peter M. Leitner (chủ biên), Unheeded Warnings: The Lost Reports of the Congressional Task Force on Terrorism and Unconventional Warfare Volume 1: Islamic Terrorism and the West, Washington: Crossbow Books 2007. ISBN 978-0-ngày 92 tháng 6 năm 2236 Richard J. Leitner, Peter M. Leitner (chủ biên), Unheeded Warnings: The Lost Reports of the Congressional Task Force on Terrorism and Unconventional Warfare Volume 2: The Perpetrators and the Middle East'', Washington: Crossbow Books 2007. ISBN 978-0-ngày 99 tháng 7 năm 2236 Nhân vật còn sống Năm sinh không rõ Di dân Israel đến Mỹ Người Mỹ gốc Israel Nhân vật Đại học Johns Hopkins Nhà văn quân đội Mỹ Địa chính trị Học giả quan hệ quốc tế Nhà phân tích tình báo
wiki
Hướng dẫn Em hãy tả lại cảnh đẹp về một ngôi chùa cổ hay nhà bảo tàng, công viên hoặc một thắng cảnh nào đó Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến bài học lịch sử về giai thoại vị anh hùng trả lại kiếm cho thần Kim Quy. Tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm xuất phát từ đấy. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong như tấm gương soi hình bầu dục. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn Tháp Rùa nối lên uy nghiêm. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau những buổi chiều đi học về em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bản hòa tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô. Trên cầu, em đã cùng chị gái thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi mưa, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những “chị” liễu ở gần đó rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những “anh” cọ thẳng đứng, cao vút như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước, đó là nhà hàng Thủy Tạ. Cách đó không xa, một tòa nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương dìu dịu của những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú ấy. Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp. Bài làm 2 Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Tôi chui ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Tôi chợt nhận ra cái khoảnh vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao!
vanhoc
Damien Moore (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1980) là một chính khách của đảng Bảo thủ Anh. Ông là Thành viên Quốc hội (MP) cho Southport và một cựu Ủy viên Hội đồng thành phố Preston. Ông được bầu trong tổng tuyển cử năm 2017 với đa số 2.914 phiếu bầu, ngồi vào vị trí trước đây do đảng Dân chủ Tự do John Pugh nắm giữ cho đến khi nghỉ hưu. Tuổi thơ và giáo dục Moore được sinh ra tại Workington ở Cumbria. Ông học lịch sử tại Đại học Central Lancashire. Sau khi tốt nghiệp, anh làm việc trong nhiều vai trò khác nhau trong lĩnh vực bán lẻ, được thăng chức làm quản lý bán lẻ cho Asda. Lần đầu tiên ông được bầu làm ủy viên hội đồng đảng bảo thủ trong Hội đồng thành phố Preston vào ngày 3 tháng 5 năm 2010 cho Greyfriars Ward. Mặc dù tỷ lệ phiếu bầu cho đảng Bảo thủ đã giảm, ông đã giành được đa số lớn. Ông đã được bầu lại với đa số tăng vào ngày 5 tháng 5 năm 2016. Ông đã từng là phó lãnh đạo của nhóm Bảo thủ trong Hội đồng và là Chủ tịch Hiệp hội Bảo thủ Preston. Ông đã không thành công trong vai trò ứng cử viên bảo thủ trong bộ phận Preston West trong cuộc bầu cử Hội đồng Hạt Lancashire năm 2013 và 2017. Đời tư Moore sống ở Southport. Ông là người đồng tính công khai. Tham khảo Liên kết ngoài Profile at Preston City Council Sinh năm 1980 Nhân vật còn sống Chính khách đồng tính nam
wiki
Phragmites là một chi thực vật nhỏ, bao gồm các loài sậy thuộc họ Poaceae. Các loài Theo The World Checklist of Selected Plant Families, xuất bản bởi Kew Garden tại Luân Đôn, thì chi này gồm 4 loài: Phragmites australis (Cav.) Trin. ex Steud. – khắp thế giới. Phragmites japonicus Steud. – Nhật Bản, Triều Tiên, quần đảo Lưu Cầu, Viễn đông Nga. Phragmites karka (Retz.) Trin. ex Steud. – Châu Phi nhiệt đới, Nam Á, Australia, một số đảo trên Thái Bình Dương. Phragmites mauritianus Kunth – Trung + nam châu Phi, Madagascar, Mauritius. Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ công nhận một loài Phragmites australis. Chú thích Tham khảo The Great Lakes Phragmites Collaborative Online Field guide to Common Saltmarsh Plants of Queensland Invading Species.com Ontario Ministry of Natural Resources and Ontario Federation of Anglers and Hunters Species Profile- Common Reed (Phragmites australis) , National Invasive Species Information Center, United States National Agricultural Library. Lists general information and resources for common reed. Cryptic invasion by a non-native genotype of the common reed, Phragmites australis, into North America (pdf file) Phragmites australis swamp and reed beds. On the MarLIN website. Brandweiner O. et al., Phragmites australis as Alternative Fuel for Clinker Production, DeopTech 2006, Leoben, Austria Phragmites australis Photos, drawings, description from Nature Manitoba.
wiki
Kiến trúc sinh thái, một từ ghép giữa " kiến trúc" và" sinh thái ", là tầm nhìn về các nguyên tắc thiết kế kiến trúc đối với môi trường sống đông dân cư. Khái niệm này được đặt ra năm 1960 bởi kiến trúc sư Paolo Soleri, người tin rằng một kiến trúc nhân tạo toàn diện sẽ có đủ không gian cho nhiều công trình dân cư, thương mại và nông nghiệp trong khi vẫn giảm thiểu tác động của con người đối với môi trường. Tuy nhiên, các cấu trúc này vẫn chỉ là giả thuyết khi mà chưa một kiến trúc nhân tạo nào thực sự được thực hiện. Phát triển Một kiến trúc sinh thái được phân biệt với một tòa nhà lớn ở chỗ nó được thiết kế cho sự bền vững, sử dụng tất cả hoặc hầu hết các nguồn lực sẵn có để thiết kế một cuộc sống tiện nghi: điện, kiểm soát khí hậu, sản xuất lương thực, bảo tồn nước và không khí, lọc và xử lý nước thải,...Nó được thiết kế để có khả năng cung cấp các nhu cầu này cho một lượng lớn dân số. Một kiến trúc nhân tạo sẽ cung cấp và duy trì kết nối riêng của mình để cơ sở hạ tầng thành phố, thị xã hoạt động. Các kiến trúc sinh thái đã được đề xuất để giảm thiểu tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên. Thiết kế kiến trúc sinh thái có thể áp dụng cho xây dựng và công trình dân dụng kỹ thuật thông thường trong các dự án rất lớn. Nhưng thực tế, để đạt được kinh tế cho người đi bộ với quy mô đã được chứng minh, chỉ sau ô tô, là việc khó có thể đạt được bằng những cách khác. Frank Lloyd Wright đề xuất một phiên bản đầu gọi là thành phố Broadacre. Mặc dù trái ngược với một số kiến trúc sinh thái, ý tưởng của Wright tương đối hai chiều và phụ thuộc vào một mạng lưới đường bộ. Kế hoạch của Wright mô tả các hệ thống giao thông vận tải, nông nghiệp, thương mại và có thể hỗ trợ nền kinh tế. Các nhà phê bình nói rằng giải pháp của Wright không chiếm tăng trưởng dân số, và giả định một nền dân chủ cứng nhắc hơn so với Mỹ thực sự có. Buckminster Fuller đề xuất các dự án thành phố Man sông của Old, một thành phố với mái vòm công suất 125.000. Nó được xem như một giải pháp cho các vấn đề nhà ở tại Đông St. Louis, bang Illinois. Paolo Soleri đề xuất các giải pháp sau và đặt ra thuật ngữ "kiến trúc nhân tạo". Soleri mô tả cách nén cấu trúc thành phố trong ba chiều để chống lại sự mở rộng đô thị hai chiều, để tiết kiệm về vận chuyển và sử dụng năng lượng khác. Giống như Wright, Soleri đề xuất những thay đổi trong giao thông vận tải, nông nghiệp và thương mại. Soleri khám phá giảm tiêu thụ tài nguyên và nhân bản, cải tạo đất. Ông cũng đề nghị loại bỏ giao thông tin nhất. Ông ủng hộ cho "thanh đạm" hơn và được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn các nguồn lực xã hội chia sẻ, bao gồm cả vận chuyển công cộng (và các thư viện công cộng). Dự án thực tế tương tự Các dự án kiến trúc nhân tạo lớn nhất được phát triển hiện nay là Thành phố Masdar, nằm gần Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ả rập. Nó được xây dựng giữa 45.000 và 50.000 cư dân trên 6 ki-lô-mét vuông, và để có một công trình bền vững, không chất thải, sinh thái học. Arcosanti là một thử nghiệm "kiến trúc nhân tạo nguyên mẫu" - một dự án trình diễn được xây dựng ở trung tâm Arizona. Được thiết kế bởi Paolo Soleri, mục đích chính của nó là để chứng minh thiết kế cá nhân của Soleri, ứng dụng của ông về nguyên tắc của arcology để tạo ra một hình thái đô thị cho người đi bộ thân thiện. Nhiều thành phố trên thế giới đã đề xuất dự án tôn trọng những nguyên tắc thiết kế của khái niệm arcology, như Tokyo, và Dongtan gần Thượng Hải Các dự án Dongtan có thể đã sụp đổ, và nó không mở cho World Expo Thượng Hải năm 2010 Một số dự án đô thị phản ánh nguyên tắc arcology. Hệ thống kết nối cho người đi bộ thường cung cấp một loạt các hàng hóa và dịch vụ trong một cấu trúc thống nhất. Một số ví dụ bao gồm: 15 hệ thống trong trung tâm thành phố Calgary, Montréal của Reso, các hệ thống đường chim bay Minneapolis và The kiếng trong Fermont, Quebec. Chúng bao gồm siêu thị, khu mua sắm và vui chơi giải trí phức hợp. Các +15 là skywalk rộng lớn nhất trên thế giới, ở tuổi 16 km (9,9 mi) trong tổng chiều dài. Minneapolis có con đường duy nhất, ở mức 13 km (8 dặm). Thành công Seward, Alaska đã không bao giờ được xây dựng, nhưng sẽ là một thành phố nhỏ ngay bên ngoài của Anchorage. Chicago có một hệ thống đường hầm khá lớn được gọi là Chicago Pedway kết nối một phần của các tòa nhà trong vòng Chicago. The Las Vegas Strip có nhiều tính năng arcology để bảo vệ những người từ nhiệt độ 45 °C (113 °F). Nhiều sòng bạc lớn được nối với nhau bằng các đường hầm, cầu khỉ, và nhu cầu lớn TP.HCM. Có thể đi từ Vịnh Mandalay ở cuối phía nam của Strip đến Trung tâm Hội nghị Las Vegas ba dặm (5 km) về phía bắc, mà không cần sử dụng đường phố. Trong nhiều trường hợp, nó có thể di chuyển giữa các sòng bạc khác nhau mà không bao giờ đi ra ngoài. Nó có thể sống trong phức tạp này mà không cần phải liên doanh bên ngoài, ngoại trừ Strip đã chung không được coi là tự bền vững. Soleri không bênh vực cho thành phố kèm theo, mặc dù ông đã phác thảo một thiết kế và xây dựng một mô hình của một 'arcology' cho không gian bên ngoài. The Toronto khu vực trung tâm thành phố có mạng cho người đi bộ dưới lòng đất, PATH. Nhiều nhà cao tầng được kết nối bởi một loạt các đường hầm dưới lòng đất. Nó có thể sống trong phức tạp này mà không cần phải liên doanh bên ngoài, nhưng các mạng PATH không phải là tự duy trì, cũng không phải là hiện nay tự bền vững. Tổng mạng kéo dài 28 km (17 dặm). McMurdo ga của Chương trình Nam Cực Hoa Kỳ và các trạm nghiên cứu khoa học khác trên lục địa của Nam Cực giống với quan niệm phổ biến của một arcology là một cộng đồng công nghệ tiên tiến tương đối tự túc của con người. Các cơ sở nghiên cứu Nam Cực cung cấp tiện nghi sinh hoạt và vui chơi giải trí cho khoảng 3.000 nhân viên những người ghé thăm mỗi năm. Xa xôi và các biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân của mình từ các môi trường khắc nghiệt cho nó một nhân vật đảo. Các nhà ga không phải là tự cung tự cấp - quân đội Mỹ cung cấp 30.000 mét khối (8 × 10 6 US gal) nhiên liệu và 5 kilotonnes (11 triệu bảng) của vật tư, thiết bị hàng năm thông qua nó Operation Deep Freeze tiếp tế nỗ lực nhưng nó được phân lập từ các mạng lưới hỗ trợ thông thường. Các cơ sở sản xuất điện với các nhà máy điện riêng của mình, và phát triển các loại trái cây và rau quả trong một ngôi nhà màu xanh lá cây thủy canh khi tiếp tế là không tồn tại. Theo hiệp ước quốc tế, thì phải tránh thiệt hại cho các hệ sinh thái xung quanh. Crystal Island là một kiến trúc nhân tạo đề xuất ở Moscow, Nga. năm 2009, việc xây dựng đã bị hoãn lại vô thời hạn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các Begich Towers hoạt động giống như một arcology quy mô nhỏ bao gồm gần như tất cả dân số của Whittier, Alaska. Các cặp tòa nhà có nhà ở cũng như trường học, cửa hàng tạp hóa, và văn phòng thành phố. Xem thêm Thành phố ngầm Đô thị sinh thái Tham khảo Chú thích Đọc thêm Soleri, Paolo Arcology: The City in the Image of Man 1969:Cambridge, Massachusetts MIT Press Liên kết ngoài Arcology.com – Useful links The Night Land by William Hope Hodgson (Full text online) Victory City A discussion of arcology concepts Arcology.com ("An arcology in southern China" on front page) Arcology ("An arcology is a self-contained environment...") SculptorsWiki: Arcology ("The only arcology yet on Earth...") Review of Shadowrun: Renraku Arcology ("What's an arcology? A self-contained, largely self-sufficient living, working, recreational structure...") Floating Arcology A design to prevent against rising sea levels. Tưởng nhớ kiến trúc sư Paolo Soleri 1919-2013 Công nghệ mới nổi Thiết kế môi trường Môi trường sống của con người Kế hoạch hóa đô thị Quy hoạch đô thị Kiến trúc bền vững Thuật ngữ quy hoạch đô thị
wiki
Hồ Dĩ Hoảng là một lãnh đạo quân sự cao cấp của Thái Bình Thiên Quốc, một nhà nước chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông giữ chức Hộ Quốc hầu khi Thái Bình Thiên Quốc được thành lập và sau đợt phong vương năm 1854 tại Thiên kinh ông được Thiên vương phong là Dự vương, là con trai Hồ Vạn Thăng tập tước, xưng là Ấu Dự vương Cường thiên tuế. Vai trò của ông trong Thái Bình Thiên Quốc thì cũng không có gì nổi bật mặc dù rằng ông là một trong hai vị vương gia bổ sung (sau khi Nam Vương và Tây Vương mất) của Thái Bình Thiên Quốc thời kỳ đầu, dù cùng là tước vương nhưng ông ở dưới Dực vương Thạch Đạt Khai và Yến vương Tần Nhật Cương trong Thái Bình Thiên Quốc lúc này, chữ Dự trong tước vị của ông là do ông từ tước Dự được phong thẳng lên tước Vương, cũng có thể hiểu là ''danh dự'', rất có thể ông được phong vương là do là người trong thân tộc với Thiên vương còn tài năng quân sự của ông và cuộc đời thì cũng không được nhắc tới nhiều. Tham khảo Nhân vật quân sự Thái Bình Thiên Quốc
wiki
Giải thưởng Hội chợ sách Leipzig (tiếng Đức: Preis der Leipziger Buchmesse) là một giải thưởng hàng năm của Hội chợ sách Leipzig dành cho những tác phẩm văn học xuất sắc mới phát hành thuộc 3 thể loại: "Hư cấu", "Không hư cấu" và "Dịch". Giải này được sự hỗ trợ của thành phố Leipzig, bang tự do Sachsen cùng "Literarischen Colloquium Berlin" (Hội thảo văn học Berlin), và được coi là giải thưởng sách quan trọng thứ nhì của Đức, sau Giải Sách Đức". Khoản tiền thưởng của mỗi thể loại sách là 15.000 euro. Các sách đoạt giải 2005 Hư cấu: Terézia Mora, Alle Tage Không hư cấu: Rüdiger Safranski, Schiller oder die Erfindung des Deutschen Idealismus Dịch: Thomas Eichhorn, dịch Fredy Neptune của Les Murray 2006 Hư cấu: Ilija Trojanow, Der Weltensammler Không hư cấu: Franz Schuh, Schwere Vorwürfe. Schmutzige Wäsche Dịch: Ragni Maria Gschwend, dịch Gli esordi của Antonio Moresco 2007 Hư cấu: Ingo Schulze, Handy Không hư cấu: Saul Friedländer, Das Dritte Reich und die Juden 2. Die Jahre der Vernichtung 1939–1945 (tiếng Anh: The Years of Extermination: Nazi Germany and the Jews, 1939-1945) Dịch: Swetlana Geier, dịch Подросток (tiếng Anh: The Raw Youth) của Fyodor Dostoyevsky 2008 Hư cấu: Clemens Meyer, Die Nacht, die Lichter Không hư cấu: Irina Liebmann, Wäre es schön? Es wäre schön! Dịch: Fritz Vogelgsang, dịch Tirant lo Blanc của Joanot Martorell 2009 Hư cấu: Sibylle Lewitscharoff, Apostoloff Không hư cấu: Herfried Münkler, Die Deutschen und ihre Mythen Dịch: Eike Schönfeld, dịch Humboldt's Gift của Saul Bellow 2010 Hư cấu: Georg Klein, Roman unserer Kindheit Không hư cấu: Ulrich Raulff, Kreis ohne Meister. Stefan Georges Nachleben Dịch: Ulrich Blumenbach, dịch Unendlicher Spaß của David Foster Wallace 2011 Hư cấu: Clemens J. Setz, Die Liebe zur Zeit des Mahlstädter Kindes Không hư cấu: Henning Ritter, Notizhefte Dịch: Barbara Conrad, dịch War and Peace của Leo Tolstoy 2012 Hư cấu: Wolfgang Herrndorf, Sand Không hư cấu: Jörg Baberowski, Verbrannte Erde. Stalins Herrschaft der Gewalt Dịch: Aus dem Ungarischen von Christina Viragh, dịch Parallelgeschichten của Péter Nádas 2013 Hư cấu: David Wagner, Leben Không hư cấu: Helmut Böttiger, Die Gruppe 47. Als die deutsche Literatur Geschichte schrieb Dịch: Eva Hesse, dịch Die Cantos của Ezra Pound 2014 Hư cấu: Saša Stanišić, Vor dem Fest Không hư cấu: Helmut Lethen, Der Schatten des Fotografen Dịch: Robin Detje, dịch Europe Central của William T. Vollmann Tham khảo Liên kết ngoài Leipzig Book Fair Prize, official website Giải thưởng văn học Giải thưởng dịch thuật Giải thưởng thành lập năm 2005 Giải thưởng cho tiểu thuyết Sự kiện tại Leipzig Giải thưởng văn học tiếng Đức Giải thưởng văn học phi hư cấu Giải thưởng văn học Đức
wiki
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (sinh 1942) nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic Management - CIEM), Hà Nội, Việt Nam. Thân thế và học tập Lê Đăng Doanh, sinh năm 1942 ở Hà Nội, là con trai của Lê Tư Lành nhà giáo, nhà nghiên cứu lịch sử, văn học. Ông là một trong 350 Moritzburger . Sau khi tốt nghiệp đại học tại trường Đại học Kỹ thuật Leuna-Merseburg (Đức) năm 1967 ông sang Moskva năm 1984 để học bồi dưỡng về quản lý kinh tế và được cấp chứng chỉ tại Viện hàn lâm kinh tế quốc gia Nga. Ông bảo vệ tiến sĩ kinh tế ở Việt Nam năm 1997. Sự nghiệp Từ năm 1968 đến năm 1978, ông làm chuyên viên Văn phòng Chính phủ Việt Nam và là trưởng phòng ở CIEM từ năm 1987 đến năm 1988. Ông là chuyên viên cao cấp từ năm 1988-1990, từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của các nhà lãnh đạo Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn Duy Trinh,... Ông được bổ nhiệm làm viện trưởng CIEM từ năm 1993. Ông đã viết rất nhiều bài về kinh tế Việt Nam và về vấn đề tham nhũng. Từ năm 2007 đến 2009, ông là thành viên sáng lập của Viện nghiên cứu Phát triển IDS. Vào đầu tháng 7 năm 2015, Liên Hợp Quốc đã bổ nhiệm Tiến sĩ Lê Đăng Doanh làm thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 1/1/2016 đến 31/12/2018. Ý kiến Có mặt trong danh sách những người đã ký trong "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" phổ biến vào ngày 19 tháng 01 năm 2013 tại Hà Nội Theo BBC Việt ngữ, ngày 9.12.2015, ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật như Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Nguyễn Đình Cống, GS Chu Hảo, GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, GS Nguyễn Đăng Hưng, Đại sứ Nguyễn Trung, GS Phạm Xuân Yêm..., đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin". Chú thích nguồn Liên kết ngoài Bài thuyết trình của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh Nói với thế hệ trẻ/Bài của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh Đã dến lúc tiến hành công cuộc đổi mới lần 2 29 thg 12, 2021 tại Dân trí L L Nhóm Kiến nghị 72 Thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng
wiki
Tây Hoàng (chữ Hán 西黃) là một nước chư hầu được thành lập vào khoảng giữa thời Tây Chu và bị diệt vong vào khoảng giữa thời Xuân Thu, nghĩa là thời gian tồn tại của nó trong lịch sử Trung Quốc có thể xác nhận chừng trên dưới 300 năm. hình thành Các sách sử chính thống không có quyển nào nhắc đến cội nguồn của quốc gia này và vua đầu tiên của nó là ai, tuy nhiên sự hiện diện của nó thì lại thấy đề cập đến bởi quan hệ ngoại giao giữa các nước lớn tranh hùng tranh bá thời Xuân Thu. Theo ghi chép từ Gia Phả họ Hoàng của người Trung Quốc thì vào đời Chu Hiếu Vương đã phân phong nước Tây Hoàng cho hậu duệ ngành thứ thế hệ thứ 53 của Huệ Liên thời Nghiêu Thuấn, ngày nay địa bàn nước ấy thuộc vùng đất phía đông Hán thủy thuộc huyện Nghi Thành tỉnh Hồ Bắc. Đành rằng Gia Phả là nguồn tự xuất bản nên không đủ uy tín để kiểm chứng thông tin nên chúng ta chưa thể khẳng định nó là đúng hay sai, vấn đề này còn đang tranh cãi và phải chờ thêm thời gian để các học giả hay các nhà khảo cổ học nghiên cứu để trả lời. Nhưng có điều ta biết được rằng sở dĩ quốc gia này gọi là Tây Hoàng bởi thời kỳ đó đã và đang tồn tại một nước Hoàng khác có vị trí ở phía đông triều đình nhà Chu, vậy nên các sử gia hậu thế phải chua thêm chữ "tây" bên cạnh để phân biệt. diệt vong Trong những cuộc chiến khốc liệt giữa các nước chư hầu thì Tây Hoàng là quốc gia nhỏ bé nên tầm ảnh hưởng không lớn do vậy chỉ được nhắc qua loa trong một số lần minh hội mà thôi, theo quy luật tự nhiên "cá lớn nuốt cá bé" mình không nuốt được họ ắt sẽ bị họ nuốt mà cuối cùng nước Tây Hoàng bị diệt vong. Còn vấn đề nước Tây Hoàng bị nước nào xóa sổ thì sử sách lại không nói đến nhưng Gia Phả họ Hoàng thì cho rằng đó là nước Sở, nhưng nước Hoàng ở phương đông kia ở Gia Phả nói rằng bị nước Tấn đánh bại mà trong các sử sách chính thống của người Trung Quốc cũng ghi bị nước Sở tiêu diệt do vậy còn nhiều điểm nghi vấn ta chưa thể khẳng định. Giá như cuốn Gia Phả họ Hoàng kia mà là chính sử hoặc ít ra cũng do một người nổi tiếng về lĩnh vực này viết thì hay biết mấy, hoặc là người viết Gia Phả họ Hoàng cũng là nhà sử học lỗi lạc hay chuyên gia khảo cổ học thì đâu có gì phải bàn cãi nữa. Dù sao thì sự tồn vong của nước Tây Hoàng cũng có chút ảnh hưởng chính trị nhất định đến cục diện thời Xuân Thu, vua cuối cùng của nước này là Hoàng Mục hầu bị thất trận mà phải trốn chạy lưu vong sang nước Tề. Các vị quân chủ Hoàng Di 19 đời không thể khảo chứng Hoàng Hi hầu Hoàng Huệ hầu Hoàng Văn hầu Hoàng Chiêu hầu Hoàng Huệ hầu Hoàng Cảnh hầu Hoàng Thành hầu Hoàng Vũ hầu Hoàng Mục hầu xem thêm Tham Hồ nước Hoàng Chu Hiếu Vương tham khảo Trúc thư kỉ niên Chu sử kinh Xuân Thu sách Kinh Sở tuế thời ký Gia Phả họ Hoàng Sử ký, Sở thế gia Các nước chư hầu Trung Quốc cổ đại Lịch sử Hồ Bắc Tây Chu Xuân Thu
wiki
Atyidae là một họ tôm. Đây là họ duy nhất trong siêu họ Atyoidea thuộc phân thứ bộ Caridea. Đặc điểm Các loài trong họ này có chung đặc điểm càng ngắn khác với các loài thuộc họ Tôm gai Palaemonidae có càng dài râu dài. Chúng hiện diện ở khắp các vùng nước nhiệt đới và phần lớn vùng nước ôn đới. Con trưởng thành của các loài trong họ này luôn luôn giới hạn ở vùng nước ngọt. Chi và loài Phân loại sau đây theo De Grave (2010), và các bổ sung sau đó. Antecaridina Edmondson, 1954 Archaeatya Villalobos, 1959 Atya Leach, 1816 Atyaephyra de Brito Capello, 1867 Atydina Cai, 2010 Atyella Calman, 1906 Atyoida Randall, 1840 Atyopsis Chace, 1983 Australatya Chace, 1983 Caridella Calman, 1906 Caridina H. Milne-Edwards, 1837 Caridinides Calman, 1926 Caridinopsis Bouvier, 1912 Delclosia Rabadà, 1993 † Dugastella Bouvier, 1912 Edoneus Holthuis, 1978 Gallocaris Sket & Zakšek, 2009 Halocaridina Holthuis, 1963 Halocaridinides Fujino & Shokita, 1975 Jolivetya Cals, 1986 Jonga Hart, 1961 Lancaris Cai & Bahir, 2005 Limnocaridella Bouvier, 1913 Limnocaridina Calman, 1899 Mancicaris Liang, Z. L. Guo & Tang, 1999 Marosina Cai & Ng, 2005 Micratya Bouvier, 1913 Monsamnis Richard, De Grave & Clark, 2012 Neocaridina Kubo, 1938 Palaemonias Hay, 1902 Paracaridina Liang, Z. L. Guo & Tang, 1999 Paratya Miers, 1882 Parisia Holthuis, 1956 Potimirim Holthuis, 1954 Puteonator Gurney, 1987 Pycneus Holthuis, 1986 Pycnisia Bruce, 1992 Sinodina Liang & Cai, 1999 Stygiocaris Holthuis, 1960 Syncaris Holmes, 1900 Troglocaris Dormitzer, 1853 Typhlatya Creaser, 1936 Typhlocaridina Liang & Yan, 1981 Typhlopatsa Holthuis, 1956 Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài
wiki
Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ được cử hành vào ngày 25 tháng 11 hàng năm, là ngày do Liên Hợp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức công chúng về việc loại bỏ bạo hành đối với phụ nữ trên toàn thế giới. Lịch sử Ngày 17.12.1999 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 25 tháng 11 hàng năm là Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ (Nghị quyết Đại hội đồng Liên Hợp Quốc số 54/134). Liên Hợp Quốc kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ khắp thế giới tổ chức các hoạt động vào ngày này để nâng cao ý thức mọi người về tình trạng bạo hành với phụ nữ như "mãi dâm cưỡng bách", "lạm dụng tình dục", "du lịch tình dục", "cưỡng hiếp", "cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ", "bạo hành trong gia đình", "hôn nhân cưỡng bách" vv…. Trước đó, trong cuộc "Mít tinh đầu tiên của các nhà tranh đấu cho Nữ quyền châu Mỹ latinh và vùng Caribê" (First Meeting of Latin American and Caribbean Feminist) năm 1981 tại Bogota, Colombia đã lấy ngày 25 tháng 11 làm "Ngày quốc tế không bạo lực đối với phụ nữ" (International Day of No Violence Against Women), nhắc nhở ngày xảy ra vụ ám sát tàn bạo 3 chị em Mirabal năm 1960, những nhà hoạt động chính trị ở Cộng hòa Dominica, theo lệnh của nhà độc tài Rafael Trujillo (1930–1961). Năm 1993 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một bản Tuyên ngôn về loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ, trong đó định nghĩa thuật ngữ «bạo hành với phụ nữ» như sau: "mọi hành vi bạo lực dựa trên giới tính, có thể hoặc thực sự gây ra những thiệt hại thể xác, tính dục hoặc tâm lý, kể cả những đe dọa, cưỡng ép hay ngăn cấm cách độc đoán quyền tự do, dù công khai hay trong tư gia". Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hợp Quốc (UNIFEM) cũng thường xuyên cử hành ngày này. Tháng 10 năm 2006 đã có một "Nghiên cứu về mọi hình thức bạo hành đối với phụ nữ" được đệ trình Liên Hợp Quốc, trong đó có những khuyến nghị cụ thể cho các quốc gia, với những phương sách hữu hiệu và những biện pháp phòng ngừa cùng việc phục hồi nhân phẩm phụ nữ. Có nhiều thông tin về lịch sử của ngày này cùng những xuất bản phẩm của Liên Hợp Quốc liên quan tới việc bạo hành đối với phụ nữ tại Dag Hammarskjöld Library. Xem thêm Bạo hành gia đình Tham khảo Liên kết ngoài International Day for the Elimination of Violence against Women An International Day to Raise Awareness, Take Action International Day for the Elimination of Violence against Women BBC News - UN unveils Network of Men to fight abuse of women Ngày nhận thức công dân Giới thiệu năm 1981 Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười Một Ngày Liên Hợp Quốc Bạo lực đối với phụ nữ Ngày kỷ niệm Liên Hợp Quốc
wiki
Ngày quốc tế về bảo tồn hổ hay còn gọi là Ngày quốc tế Hổ là ngày 29 tháng 7 hàng năm, bắt đầu từ năm 2010 được quốc tế chính thức công bố là ngày Quốc tế về Bảo tồn loài hổ. Ngày này được ghi nhận để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về việc bảo tồn sự sống còn cho loài hổ vốn đang đứng bên bờ tuyệt chủng do sự săn bắn hổ trái phép quá mức. Lịch sử Sự kiện công nhận ngày Quốc tế Hổ diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về Hổ diễn ra tại thành phố Xanh Pê-téc-bua của Nga với sự hiện diện của các quốc gia có hổ. Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Các nước tham dự gồm: Nga, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghi đã quy tụ những người đứng đầu các nước có hổ với cam kết nhân đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022 với kinh phí đầu tư gần 350 triệu USD. Kể từ đó, ngày 29 tháng 7 hàng năm được tổ chức kỷ niệm để nhấn mạnh tình hình đáng báo động của loài hổ và kêu gọi ủng hộ công tác bảo tồn chúng ở tất cả 13 nước còn hổ sống ngoài tự nhiên. Mục tiêu của ngày này là hoạch định chiến lược bảo vệ và khôi phục loài hổ trên Trái Đất cũng như tìm kiếm giải pháp bảo vệ loài thú dữ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên của chúng. Văn hóa Trên thế giới hiện chỉ còn khoảng 3200 cá thể hổ sống sót ngoài tự nhiên. Từ năm 1900 đổ lại đây, số lượng hổ đã giảm tới 97% trong khi sinh cảnh của hổ giảm đến 93%. Sự suy giảm này phần lớn là do săn bắn trái phép, buôn lậu hổ và các bộ phận cơ thể của hổ, ngoài ra còn do mất sinh cảnh sống và quần thể các loài thú mồi của hổ. Việt Nam là một thị trường nóng về buôn bán hổ trái phép do cao hổ và rượu ngâm từ các bộ phận của hổ đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là đối với giới nhà giàu và quan chức, do những công dụng được cho là có thể chữa bệnh mặc dù chưa được y học kiểm chứng một cách chính thức. Ngày quốc tế này được hưởng ứng đầu tiên và nhiệt liệt tại Việt Nam, vào năm 2011, đúng sáng ngày 29 tháng 7, Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế về Bảo tồn Hổ do Tổng cục Môi trường tổ chức với hỗ trợ của WWF, TRAFFIC, và Sáng kiến Hổ Toàn cầu (GTI) – một liên minh các chính phủ, các cơ quan quốc tế, và khu vực tư nhân cùng nhau hợp tác để bảo vệ Hổ khỏi sự tuyệt chủng. Trong Ngày Quốc tế về bảo tồn hổ lần thứ nhất một trong những biện pháp mà các nhà khoa học đề cao trong việc bảo tồn loài hổ là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Sau đó, Việt Nam tiếp tục đăng cai hội nghị thảo luận về việc triển khai chương trình tăng số lượng hổ toàn cầu tự nhiên với sự tham gia của 13 quốc gia có hổ sinh sống. Đây được xem là kế hoạch tổng thể nhằm nhân đôi số lượng hổ tự nhiên từ nay đến 2022. Bên cạnh việc Kỷ niệm Ngày quốc tế về Bảo tồn Hổ thường niên lần thứ nhất cùng nhiều hoạt động diễn ra nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc bảo tồn loài hổ và kêu gọi ngăn chặn nạn buôn bán hổ trái phép và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ. Ngày quốc tế về hổ ở Việt Nam sẽ tập trung vào giảm thiểu nhu cầu về sản phẩm từ hổ, quảng bá các hoạt động bảo tồn hổ ngoài tự nhiên, triển lãm tranh, phim về hổ Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) tuyên bố Trung Quốc đang cho phép tự do buôn bán các bộ phận của loài hổ cho dù nước này đã ký sáng kiến toàn cầu bảo vệ loài hổ. Thông cáo bí mật của chính phủ Trung Quốc còn cho phép bán loại rượu ngâm cao hổ cốt cho các hộp đêm và bệnh viện. Da hổ đang được bán công khai với sự chấp thuận của nhà nước. Những bộ da này được lấy từ các con vật nuôi trong các trang trại hổ và các vườn thú chật hẹp. Tuy Trung Quốc đã ủng hộ Công ước của Liên Hợp Quốc về buôn bán các loài vật nguy hiểm có quy định cấm buôn bán các bộ phận của loài hổ nhưng họ vẫn hành xử như trên. Sự mâu thuẫn giữa lời hứa cứu nguy loài hổ hoang dã và chính sách nói trên của Trung Quốc như là một trong những sự dối trá lớn nhất trong lịch sử bảo tồn loài hổ. Tham khảo Xem thêm Bảo tồn loài hổ Hình tượng con hổ trong văn hóa Tục thờ hổ Liên kết Hổ trong văn hóa đại chúng Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Bảy
wiki
Suy giảm thị lực hay mất thị lực (tiếng Anh: visual impairment, vision impairment hoặc vision loss) là một bệnh giảm khả năng nhìn ở một mức độ gây ra những vấn đề không thể khắc phục bằng phương tiện thông thường như kính. Bệnh này cũng có ở những người có khả năng kém bởi họ không đeo kính hoặc kính áp tròng. Suy giảm thị lực thường được định nghĩa là mức độ thị lực tốt nhất kém hơn 20/40 hoặc 20/60. Từ mù được sử dụng để chỉ mất thị lực gần như hoàn toàn hoặc hoàn toàn.. Suy giảm thị lực có thể khiến con người gặp khó khăn với những hoạt động thường nhật bình thường như đọc sách, lái xe, giao tiếp và đi bộ. Những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giảm thị lực trên toàn cầu là tật khúc xạ (43%), cườm khô (33%) và cườm nước (2%). Các tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, lão thị và loạn thị. Cườm khô là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự suy giảm thị lực. Các rối loạn khác có thể gây ra những vấn đề thị lực bao gồm thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc tiểu đường, đau mắt đỏ, mù lòa ở trẻ em và một số trường hợp là nhiễm trùng. Suy giảm thị lực cũng có thể gây ra bởi những vấn đề trong não do tai biến mạch máu não, sinh non hoặc chấn thương. Những trường hợp này có thể coi là suy giảm thị lực vỏ não. Việc kiểm tra những vấn đề thị lực ở trẻ em có thể cải thiện tầm nhìn tương lai và thành tích học tập trong tương lai. Việc khám mắt người lớn không có triệu chứng cũng chưa chắc chắn có lợi. Cách chẩn đoán duy nhất là khám mắt. Tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt là WHO) ước tính 80% số người bị suy giảm thị lực không thể phòng ngừa hoặc chữa khỏi khi điều trị. Những trường hợp này bao gồm cườm khô, nhiễm trùng của bệnh mù do giun chỉ Onchocerca, mắt hột, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc do tiểu đường, tật khúc xạ và một số là mù lòa ở trẻ em. Nhiều người bị suy giảm thị lực được hỗ trợ đáng kể từ phục hồi thị lực, thay đổi môi trường và các thiết bị hỗ trợ. Tính đến năm 2015 đã có 940 triệu người bị suy giảm thị lực, trong đó 246 triệu người có thị lực thấp và 39 triệu người bị mù. Phần lớn những người có thị lực kém đều ở những nước đang phát triển và trên 50 tuổi. Tỉ lệ suy giảm thị lực đã giảm từ thập niên 1990. Những người suy giảm thị lực đã phải chi trả đáng kể, trực tiếp bởi chi phí điều trị và gián tiếp do giảm khả năng làm việc. Tại Việt Nam có khoảng 2 triệu người mù lòa và thị lực kém theo thống kê của Bộ Y tế, trong đó 1/3 là người nghèo không có tiền điều trị, theo Phó giáo sư, Thạc sĩ Nguyễn Chí Dũng của bệnh viện Mắt Trung ương. Tham khảo Xem thêm Gậy trắng Chó dẫn đường Mù lòa ở trẻ em Khám mắt Phục hồi thị lực Liên kết ngoài Các điều kiện của mắt (RNIB) Center for the Partially Sighted Nguồn và thông tin về thị lực kém. Việt Nam hiện có khoảng 400.000 người mù loà. Vov.vn Rạp chiếu phim cho người mù. Vietnamnet Nguyên nhân khiến 1,5 triệu người Việt bị mù lòa?. Thăng Long Chính phủ.vn Thị lực của bạn có kém đi không?. Viện Y học Ứng dụng Việt Nam Khiếm thị
wiki
Giai đoạn lịch sử Hoa Kỳ từ 1945 đến 1964 bao gồm một thời kỳ bắt đầu từ thời Chiến tranh Lạnh cho đến Phong trào đòi quyền dân sự. Trong Lịch sử Hoa Kỳ, đây được xem là một gia đoạn có chính sách đối ngoại chủ động của Mỹ trong việc trợ giúp châu Âu khỏi bị tàn phá trong Thế chiến thứ hai và các hoạt động ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Đối với trong nước, sau một thời gian chuyển đổi ngắn, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh chóng, mối đe dọa chiến tranh hạt nhân đối với thế giới. Một cuộc chạy đua vũ khí với các cường quốc khác, đặc biệt là Liên Xô. Lính Mỹ đã được phái đi Triều Tiên để tham chiến. Các nước Xã hội chủ nghĩa đã hợp tác quân sự thông qua Hiệp ước Warszawa để đối trọng với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu. Nhưng đối với nhiều người sinh sống ở Mỹ, căng thẳng quốc tế đã được cân bằng bằng các thành tựu kinh tế trong nước, đặc biệt sau năm 1955, người Mỹ được thụ hưởng mức lương cao, các tiện nghi sinh hoạt như xe hơi, máy giặt, máy hút bụi, bàn ủi điện… tiết kiệm sức. Các hộ gia đình được hưởng nhiều tiện nghi khác như nước nóng sưởi ấm trung tâm trong các căn hộ, các loại đồ đạc đẹp và rẻ hơn. Tham khảo 1945-1964
wiki
{{Bảng phân loại | image = Cyclophora prunelliaria.jpg | image_width = 300px | image_caption = Cyclophora prunelliaria | regnum = Animalia | phylum = Arthropoda | classis = Insecta | ordo = Lepidoptera | familia = Geometridae | subfamilia = Sterrhinae | tribus = Cosymbiini | genus = Cyclophora | genus_authority = Hübner, 1822 | synonyms = Anisodes Guenée, 1858 Codonia Hübner, 1823 Cosymbia Hübner, 1823 Cyclophora Stephens, 1829 Ephyra Duponchel, 1929 Euephyra Packard, 1873 Heterephyra Warren, 1895</small> Leucophthalmia Hübner, 1823 Matella Gistl, 1848 Pachythalia Warren, 1897 Pisoraca Walker, 1862 Prostenodes Warren, 1903 Streptopteron Swinhoe, 1892 Zonosoma Lederer, 1853 | name = Cyclophora}}Cyclophora là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Các loàiCyclophora acutaria (Walker, 1863)Cyclophora aguzata (Dognin, 1893)Cyclophora albidiscata (Warren, 1897)Cyclophora albiocellaria Hubner, 1789Cyclophora albipunctata (Hufnagel, 1767)Cyclophora anaisaria (Schaus, 1901)Cyclophora angeronaria (Warren, 1895)Cyclophora annularia (Fabricius, 1775)Cyclophora ariadne (Reisser, 1939)Cyclophora arthura (Schaus, 1901)Cyclophora auricosta (Prout, 1916)Cyclophora aurora (Warren, 1903)Cyclophora azorensis (Prout, 1920)Cyclophora benjamini (Prout, 1936)Cyclophora binocellaria (Herrich-Schaffer, 1855)Cyclophora calama (Prout, 1920)Cyclophora carsoni Holloway, 1997Cyclophora coecaria (Herrich-Schaffer, 1870)Cyclophora couturieri Herbulot, 1993Cyclophora culicaria (Guenee, 1857)Cyclophora dataria (Hulst, 1887)Cyclophora decussata (Sepp, 1855)Cyclophora difficilis (Prout, 1920)Cyclophora diplosticta (Prout, 1918)Cyclophora dispergaria (Moschler, 1882)Cyclophora dyschroa (Prout, 1918)Cyclophora endospila (Prout, 1920)Cyclophora eos (Prout, 1916)Cyclophora flavissima (Warren, 1907)Cyclophora funginaria (Guenee, 1858)Cyclophora geranium (Prout, 1917)Cyclophora heterostigma (Dognin, 1912)Cyclophora hyponoea (Prout, 1935)Cyclophora impudens (Warren, 1904)Cyclophora inaequalis (Warren, 1902)Cyclophora indecisa (Warren, 1907)Cyclophora iners (Prout, 1920)Cyclophora lennigiaria (Fuchs, 1883)Cyclophora leonaria (Walker, 1861)Cyclophora linearia (Hubner, 1799)Cyclophora lowi Holloway, 1997Cyclophora lutearia (Dewitz, 1881)Cyclophora maderensis (Bethune-Baker, 1891)Cyclophora megista (Druce, 1892)Cyclophora mesotoma (Prout, 1920)Cyclophora mossi (Prout, 1936)Cyclophora myrtaria (Guenee, 1857)Cyclophora nanaria (Walker, 1861)Cyclophora nigrescens Herbulot, 1993Cyclophora oothesia (Prout, 1920)Cyclophora packardi (Prout, 1936)Cyclophora pendularia (Clerck, 1759)Cyclophora pendulinaria (Guenee, 1857)Cyclophora poeciloptera (Prout, 1920)Cyclophora porata (Linnaeus, 1767)Cyclophora prunelliaria (Herrich-Schaffer, 1855)Cyclophora punctaria (Linnaeus, 1758)Cyclophora puppillaria (Hubner, 1799)Cyclophora quercimontaria (Bastelberger, 1897)Cyclophora ruficiliaria(Herrich-Schaffer, 1855)Cyclophora rufiplaga (Warren, 1903)Cyclophora sanguinata (Warren, 1904)Cyclophora semirosea (Butler, 1882)Cyclophora serveti Redondo & Gastón, 1999Cyclophora staudei Hausmann, 2006Cyclophora stella (Butler, 1881)Cyclophora subdolaria (Swinhoe, 1886)Cyclophora sublunata (Swinhoe, 1904)Cyclophora subrosea (Warren, 1906)Cyclophora subrubrata (Warren, 1905)Cyclophora subsimilis (Warren, 1900)Cyclophora suppunctaria (Zeller, 1847)Cyclophora sympathica (Alpheraky, 1883)Cyclophora sypharioides (Prout, 1920)Cyclophora tharossa (Druce, 1899)Cyclophora umbrata (Butler, 1882)Cyclophora unocula (Warren, 1897)Cyclophora zeuctospila (Prout, 1920) Các loài trước đây thuộc chi AnisodesCyclophora acampes (Prout, 1938)Cyclophora acritophyrta (West, 1930)Cyclophora aedes (Prout, 1938) Cyclophora aequalipunctata (Dognin, 1901) Cyclophora ampligutta (Warren, 1896) Cyclophora anablemma (Prout, 1938) Cyclophora annularis (Felder & Rogenhofer, 1875) Cyclophora antennaria (Jones, 1921) Cyclophora apogona (Prout, 1938) Cyclophora aquila (Schaus, 1912) Cyclophora argenticristata (Warren, 1901) Cyclophora argyromyces (Prout, 1938) Cyclophora aspera (Warren, 1901) Cyclophora atrimacula (Dognin, 1911) Cyclophora aurantiata (Warren, 1904) Cyclophora bipartita (Warren, 1900) Cyclophora bipunctata (Warren, 1904) Cyclophora bizaria (Jones, 1921) Cyclophora brevipalpis (Dognin, 1913) Cyclophora caducaria (Moschler, 1886) Cyclophora carolina (Jones, 1921) Cyclophora castraria (Schaus, 1901) Cyclophora cedrici (Herbulot, 1991) Cyclophora circummaculata (Holloway, 1976) Cyclophora coenosata (Warren, 1907) Cyclophora colysirrhachia (Prout, 1938) Cyclophora compacta (Warren, 1898) Cyclophora concinnipicta (Prout, 1918) Cyclophora conferta (Warren, 1900) Cyclophora connexa (Prout, 1932) Cyclophora cora (Prout, 1920) Cyclophora costinotata (Warren, 1900) Cyclophora coxaria (Guenee, 1858) Cyclophora dewitzi (Prout, 1920) Cyclophora dicycla (Prout, 1936) Cyclophora dilogia (Prout, 1938) Cyclophora dimerites (Prout, 1932) Cyclophora discofera (Swinhoe, 1894) Cyclophora dispilota (Prout, 1920) Cyclophora dognini (Prout, 1934) Cyclophora dulcicola (Dognin, 1911) Cyclophora effeminata (Prout, 1914) Cyclophora epicoccastria (Prout, 1920) Cyclophora evocata (Prout, 1938) Cyclophora fantomaria (Schaus, 1901) Cyclophora fasciata (Dognin, 1912) Cyclophora fastidiosa (Dognin, 1900) Cyclophora ferruginata (Warren, 1900) Cyclophora flavicornis (Warren, 1906) Cyclophora flavidiscata (Warren, 1904) Cyclophora flavipuncta (Warren, 1906) Cyclophora flavistigma (Warren, 1907) Cyclophora frenaria (Guenee, 1857) Cyclophora germaini (Prout, 1938) Cyclophora gigantula (Warren, 1904) Cyclophora globaria (Guenee, 1858) Cyclophora glomerata (Warren, 1903) Cyclophora gracililinea (Warren, 1907) Cyclophora granillosa (Dognin, 1893) Cyclophora griseomixta (Warren, 1907) Cyclophora heydena (Swinhoe, 1894) Cyclophora hieroglyphica (Warren, 1904) Cyclophora hirtifemur (Prout, 1932) Cyclophora hirtipalpis (Prout, 1932) Cyclophora hypocris (Prout, 1928) Cyclophora hypomion (Prout, 1933) Cyclophora ignea (Warren, 1907) Cyclophora illinaria (Guenee, 1858) Cyclophora imparistigma (Warren, 1904) Cyclophora imperialis (Berio, 1937) Cyclophora incumbens (Prout, 1920) Cyclophora inhibita (Prout, 1938) Cyclophora inquinata (Dognin, 1906) Cyclophora insigniata (Warren, 1900) Cyclophora intermixtaria (Swinhoe, 1892) Cyclophora japaria (Jones, 1921) Cyclophora jonaria (Schaus, 1901) Cyclophora khakiata (Warren, 1907) Cyclophora lancearia (Felder & Rogenhofer, 1875) Cyclophora landanata (Mabille, 1898) Cyclophora lateritica (Holloway, 1979) Cyclophora lautokensis (Prout, 1929) Cyclophora lechriostropha (Turner, 1941) Cyclophora leptopasta (Turner, 1908) Cyclophora leucaniata (Warren, 1906) Cyclophora lichenea (Warren, 1900) Cyclophora liosceles (Prout, 1938) Cyclophora lutosicosta (Prout, 1938) Cyclophora lyciscaria (Guenee, 1858) Cyclophora maculidiscata (Warren, 1904) Cyclophora major (Dognin, 1911) Cyclophora marginepunctata (Dognin, 1902) Cyclophora maroniensis (Dognin, 1906) Cyclophora matthias (Prout, 1925) Cyclophora mediolineata (Warren, 1904) Cyclophora melitia (Druce, 1892) Cyclophora mesocupha (Prout, 1938) Cyclophora metamorpha (Prout, 1925) Cyclophora mezclata (Dognin, 1893) Cyclophora mionectes (Prout, 1938) Cyclophora misella (Prout, 1932) Cyclophora monera (Schaus, 1901) Cyclophora morbosa (Dognin, 1910) Cyclophora nebuligera (Butler, 1881) Cyclophora nebulosata (Walker, 1863) Cyclophora nigropustulata (Warren, 1900) Cyclophora nivestrota (Dognin, 1914) Cyclophora nodigera (Butler, 1881) Cyclophora nudaria (Guenee, 1858) Cyclophora obstataria (Walker, 1861) Cyclophora ochricomata (Warren, 1904) Cyclophora ockendeni (Prout, 1920) Cyclophora ocularis (Warren, 1900) Cyclophora orboculata (Prout, 1922) Cyclophora ordinata (Walker, 1863) Cyclophora palingenes (Prout, 1923) Cyclophora paratropa (Prout, 1920) Cyclophora parciscripta (Warren, 1907) Cyclophora parcisquamata (Prout, 1910) Cyclophora parvidens (Warren, 1907) Cyclophora patruelis (Moore, 1887) Cyclophora pepira (Prout, 1938) Cyclophora perpunctulata (Prout, 1938) Cyclophora pilibrachia (Prout, 1920) Cyclophora pintada (Dognin, 1893) Cyclophora plenistigma (Warren, 1901) Cyclophora plethophora (Prout, 1938) Cyclophora poliotaria (Dyar, 1913) Cyclophora polysticta (Prout, 1932) Cyclophora pomidiscata (Warren, 1904) Cyclophora portenta (Prout, 1936) Cyclophora posticamplum (Swinhoe, 1892) Cyclophora posticipuncta (Prout, 1938) Cyclophora proconcava (Prout, 1932) Cyclophora psilomera (Prout, 1936) Cyclophora ptochopoea (Prout, 1936) Cyclophora punctulosa (Prout, 1936) Cyclophora raspata (Dognin, 1900) Cyclophora recreta (Prout, 1938) Cyclophora renifera (Prout, 1922) Cyclophora renistigma (Prout, 1910) Cyclophora resignata (Prout, 1938) Cyclophora rhodobapta (Turner, 1941) Cyclophora rhodostigma (Warren, 1904) Cyclophora rotundata (Warren, 1897) Cyclophora rubrannulata (Prout, 1910) Cyclophora ruficeps (Warren, 1907) Cyclophora ruficosta (Warren, 1905) Cyclophora rufifrons (Prout, 1938) Cyclophora rufistigma (Warren, 1904) Cyclophora rufulata (Warren, 1904) Cyclophora scintillans (Warren, 1907) Cyclophora sciota (Turner, 1908) Cyclophora scriptata (Walker, 1861) Cyclophora seposita (Prout, 1922) Cyclophora silas (Schaus, 1912) Cyclophora sopater (Schaus, 1912) Cyclophora sordida (Dognin, 1910) Cyclophora spadix (Prout, 1922) Cyclophora spatara (Dognin, 1900) Cyclophora spectabilis (Prout, 1938) Cyclophora spiculifer (Warren, 1907) Cyclophora spissata (Warren, 1900) Cyclophora sticta (Turner, 1941) Cyclophora stigmatilinea (Prout, 1920) Cyclophora stramineata (Warren, 1900) Cyclophora stricticata (Warren, 1906) Cyclophora striginota (Prout, 1938) Cyclophora subaenescens (Warren, 1904) Cyclophora subcarnearia (Warren, 1900) Cyclophora suberea (Dognin, 1900) Cyclophora subpallida (Warren, 1900) Cyclophora subviolescens (Warren, 1906) Cyclophora superflua (Warren, 1897) Cyclophora suspiciens (Prout, 1922) Cyclophora sypharia (Guenee, 1858) Cyclophora taiwana (Wileman, 1911) Cyclophora temperata (Prout, 1936) Cyclophora terrens (Warren, 1906) Cyclophora timotheus (Schaus, 1912) Cyclophora tolinta (Schaus, 1901) Cyclophora torsivena (Warren, 1904) Cyclophora transecta (Schaus, 1912) Cyclophora tricrista (Prout, 1925) Cyclophora turneri (Prout, 1920) Cyclophora tychicus (Schaus, 1912) Cyclophora urcearia (Guenee, 1857) Cyclophora viator (Prout, 1920) Cyclophora vineotincta (Schaus, 1912)Cyclophora violens (Prout, 1936) Cyclophora vuha (Schaus, 1929) Cyclophora warreni (Dognin, 1913) Cyclophora xenocometes (Prout, 1938) Hình ảnh Chú thích Tham khảo 2003: New Sterrhinae from Europe, North Africa, and the Caucasus (Lepidoptera: Geometridae). Entomologische Zeitschrift'' 113 (11): 319-328. Cyclophora at funet.fi Natural History Museum Lepidoptera genus database Cyclophora at Afro Moths Cosymbiini
wiki
Giới thiệu khái quát huyện Phú Ninh 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Phú Ninh là một trong những huyện đồng bằng và thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh Quảng Nam . Tổng diện tích tự nhiên là 25.152ha. Với vùng ranh giới chính như sau: – Phía đông giáp thành phố Tam Kỳ chiều dài hơn 21km và huyện Núi Thành với chiều dài 30km. – Phía tây giáp huyện Tiên Phước chiều dài 32.8km. – Phía nam giáp huyện Bắc Trà My chiều dài 9km. – Phía bắc giáp huyện Thăng Bình chiều dài 19,4km. 1.2. Địa hình Huyện Phú Ninh nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi gò xen kẽ các dãi đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ tây sang đông. 1.3. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất Tổng diện tích đất là 25.152ha, trong đó: – Đất nông nghiệp: 8.932,0ha – Đất lâm nghiệp: 5.476,5ha – Đất chuyên dùng: 4.039,4ha – Đất ở: 417,9ha – Đất chưa sử dụng: 5.189,6ha – Đất hạ tầng giao thông: 1.096,0ha 1.4. Khí hậu Phú Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn chia làm hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình 250C, lượng mưa trung bình 2.600mm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 83 – 86%. 1.5. Tài nguyên nước Hồ Phú Ninh là hồ thủy lợi lớn nhất của cả tỉnh, có dung tích hơn 370 triệu m3 có chức năng điều hòa, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho toàn huyện và khu vực. Ngoài hồ Phú Ninh trên địa bàn còn có những sông suối nhỏ như: sông Bàn Thạch, sông Bồng Miêu, suối La Gà, suối Nhà Ngũ, suối Tây Yên, suối Trương Chi,… với lưu lượng nước cũng không đáng kể. 1.6. Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất rừng tập trung trên địa bàn huyện là 4.903ha, trong đó đất rừng tự nhiên sản xuất 1.408ha, đất có rừng trồng sản xuất 2.255ha và đất có rừng trồng phòng hộ 1.240ha. Ngoài ra ước tính diện tích có rừng phân tán của các hộ trên địa bàn huyện là 500ha. Theo đó độ che phủ hiện nay của rừng trên địa bàn huyện đạt 21,5%. 1.7. Tài nguyên khoáng sản Mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những mỏ có giá trị khai thác lớn của tỉnh hiện nay đang được đầu tư khai thác, đóng góp không nhỏ cho nguồn thu ngân sách của tỉnh. Ngoài ra huyện cũng có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng quí giá như: mỏ nước khoáng, đá granite, quặng sắt-chì, nguồn nước, rừng và hệ thực vật phong phú là nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khai thác. 2. Tình hình kinh tế – xã hội – Cơ cấu kinh tế NN-CNXD-TMDV: 22% – 44,5% – 33,5% ; – Giá trị NN: 932 tỷ đồng, tăng 5,5% so với 2014 (KH tăng 5,5%, theo GSS 2010 thì ƯTH tốc độ tăng là 4,3%). – Giá trị CN-XD: 1.888 tỷ đồng, tăng 24,6% so với 2014 (KH tăng 24%, theo GSS 2010 thì ƯTH tốc độ tăng là 14,9%). Trong đó, CN-TTCN thuần 1.297 tỷ đồng, tăng hơn 20,5% so với 2014 (KH tăng 20%, theo GSS 2010 thì ƯTH tốc độ tăng là 17,8%). – Giá trị TM-DV: 1.416 tỷ đồng, tăng 23,1% so với 2014 (KH tăng 23%, theo GSS 2010 thì ƯTH tốc độ tăng là 21,1%). – Xây dựng 08 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (KH 04 xã). – Giải quyết việc làm mới hơn 1.200 lao động (KH 1.200 lao động). – Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55,2%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trên 50,2%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 91,25%. – Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7% (KH 3,7%); Hộ cận nghèo giảm còn 5,28% (KH 5,28%); – Giảm tỷ suất sinh thô 0,75%o (KH giảm 0,37%o). – Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi: nhẹ cân: 8,45% (KH 8,46%), thấp còi: 13,3% (KH 13,45%). – Có 08 xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa NTM, văn minh đô thị (KH 7 xã, thị trấn); 92% thôn, khối phố (KH 70%), 90,5% hộ gia đình (KH 90%), 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (KH 100%) đạt tiêu chí văn hóa. – Giao quân đạt 100% chỉ tiêu trên giao. – Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn do huyện quản lý thu 35,49 tỷ đồng. Trong đó thu phát sinh kinh tế (trừ khai thác quỹ đất) do huyện quản lý thu 18,19 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch (KH 17,3 tỷ đồng). – Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,1 triệu đồng (KH 26 triệu đồng). 3. Hạ tầng giao thông 3.1. Đường hàng không: Cách sân bay quốc tế lớn của Miền Trung là sân bay Đà Nẵng khoảng 70km và sân bay Chu Lai khoảng 30 km, trong đó sân bay Đà Nẵng có các tuyến bay quốc tế trực tiếp đi các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Liên bang Nga…Sân bay Chu Lai đang được nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng thành sân bay trung chuyển hàng hoá quốc tế cấp 4F và trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay hạng nặng duy nhất của Việt Nam. 3.2. Đường biển: Nằm giữa 2 hệ thống cảng biển quốc tế là Đà Nẵng và Kỳ Hà, gần tuyến hàng hải quốc tế Bắc Nam, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá với các tuyến trong nước và quốc tế, trong đó Cảng Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT, tàu container 3.000 Teus; Cảng Kỳ Hà, Tam Hiệp có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT. 3.3. Đường bộ: Nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống Quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi, đường ĐT 615, Đường quốc lộ 40B thuộc Hành lang kinh tế Đông – Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế., đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế. 3.4. Đường sắt: Cách Ga Tam Kỳ 3km về phía Đông với hệ thống đường sắt xuyên Việt đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hoá đi tất cả các địa phương trong nước. 3.4. Hạ tầng điện, nước, viễn thông, xử lý nước thải, chất thải: Hạ tầng điện, nước, viễn thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tư; được đầu tư đến ranh giới dự án hoặc đến hàng rào các nhà máy trong khu công nghiệp. 3.5. Dịch vụ tiện ích Các hạ tầng xã hội và dịch vụ tiện ích khác như trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư, công nhân lao động và gia đình của họ. Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tín dụng có mặt ở hầu hết các địa phương, trong đó các ngân hàng cấp quốc gia như Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB… 4. Hồ Phú Ninh Vùng hồ Phú Ninh là khu du lịch sinh thái hấp dẫn, cách thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 7km về phía Tây. Đây là vùng sinh thái đa dạng có tổng diện tích trên 23,4 nghìn ha, trong đó diện tích mặt hồ là 3.433ha cùng 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp. Bao quanh lòng hồ là những núi non, hồ, suối thơ mộng, những rừng phi lao, bạch đàn, thông caribe tươi tốt. Nơi đây có hệ thống thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí trong lành, giúp du khách thảnh thơi. Vì vậy, Phú Ninh còn được coi là một Vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa Miền Trung. Đến với đảo Rùa, đảo Su, hố Khế, hố Ba Trăng… rồi bến Đợi Chờ,… với hàng trăm loài thực vật và dược liệu quý cùng hệ thống động vật phong phú với nhiều loại thú quý hiếm như: sói đỏ, khỉ mặt chó, gấu, sơn dương- tất cả đều để lại một ấn tượng rất khó phai mờ trong lòng du khách. Đặc biệt, Hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng nóng tự nhiên, nóng trên 70oC với nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, sảng khoái tinh thần và không thua bất kỳ loại nước khoáng nào đang có mặt trên thị trường, đây là tiềm năng rất lớn để đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch như: tắm khoáng, tắm bùn, chữa bệnh, nghỉ dưỡng tại khu du lịch Hồ Phú Ninh. Và cùng với các danh thắng: Thác Trắng và các di tích lịch sử, văn hóa như Đình Chiên Đàn, nhà thờ cụ Phan Chu Trinh,…tạo cho Phú Ninh có một lợi thế so sánh và tiềm năng rất lớn để phát du lịch Với tiền năng trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định số 3598/QĐ-UBND ngày 14/11/2007 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh, quy hoạch này do Tập đoàn ASCONIS- PHÁP làm tư vấn và vùng NORS PAS DE CALAIS- PHÁP tài tợ. Hiện nay đã có 01 nhà đầu tư đang khai thác du lịch tại Đồi Đá Đen với các dịch vụ: Nghỉ dưỡng, tắm khoáng, tắm bùn, tắm tia, đua thuyền…và 01 nhà đầu tư đang nghiên cứu đầu tư du lịch tâm linh (Thiền viện Trúc Lâm Quảng Nam). Từ các điều kiện trên, cùng với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tư vào du lịch hồ Phú Ninh và các điểm du lịch khác, huyện sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác vào các lĩnh vực trên địa bàn huyện đặc biệt là du lịch. Cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7km về phía tây, khu du lịch Phú Ninh là nơi hội tụ của cảnh đẹp của hồ nước, của hệ thống động thực vật phong phú đa dạng…Hồ Phú Ninh – danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở đất Quảng Nam, được công nhận là di tích lịch sử thắng cảnh cấp quốc gia và là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam. Đặc trưng Hồ Phú Ninh Trong vùng lòng hồ có gần 30 đảo lớn, nhỏ, tạo nên một quần thể sơn thuỷ hữu tình; trong đó có một số đảo lớn như: đảo ông Sơ, đảo 61, đảo Rùa…, tất cả giống như một Hạ Long thu nhỏ. Xung quanh đảo, người dân cũng trồng thêm một số loại cây như bạch đàn, thông Caribê để giữ nước. Và cũng từ đó, những hòn đảo xanh um tùm cây lá đã biến Phú Ninh chẳng khác nào một viên ngọc xanh. Hệ thống động, thực vật ở đây khá phong phú, có nhiều loài được ghi vào sách đỏ thế giới. Đặc biệt, trong hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất và hệ thống khu du lịch sinh thái. Cảnh đẹp Hồ Phú Ninh Khu du lịch Phú Ninh là vùng sinh thái đa dạng có tổng diện tích trên 23,4 nghìn ha, trong đó diện tích mặt hồ là 3.433 ha cùng 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp. Bao quanh lòng hồ là những núi non, hồ, suối thơ mộng, những rừng phi lao, bạch đàn, thông ca-ri-bê tươi tốt với mầu xanh bất tận. Nơi đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí trong lành, giúp du khách thảnh thơi. Phú Ninh còn được coi là một Hạ Long thu nhỏ ở miền Trung. Công trình đại thủy nông Phú Ninh đã được hoàn thành vào năm 1986, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, hạn chế lũ lụt hằng năm ở thị xã Tam Kỳ và một số địa phương lân cận. Ngoài ra, nguồn thủy năng của nhà máy thủy điện Phú Ninh đạt hằng năm từ 1,5 triệu kWh đến 3 triệu kWh; mỗi năm còn thu hoạch hơn 80 tấn cá các loại. Đặc biệt tại lòng hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng nóng tự nhiên với nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, sảng khoái tinh thần, giúp điều trị một số bệnh về cơ khớp, gan, mật và không thua bất kỳ loại nước khoáng nổi tiếng nào đang có mặt trên thị trường. Đến với Phú Ninh vào những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy lòng dịu lại bởi màu xanh mướt mát của những xóm làng, những cánh đồng lúa trĩu hạt. Ngay trong mùa nóng bức nhất, không khí ở khu hồ thường xuyên mát dịu, thu hút những đàn chim từ mọi miền bay về trú ngụ cùng với thảm thực vật phong phú, tươi tốt. Thấp thoáng trên những hòn đảo rợp bóng cây là những nhà nghỉ đẹp hài hòa cùng cảnh trí thiên nhiên. Những chuyến du thuyền nhẹ lướt trên mặt hồ đưa du khách đi thăm cảnh hồ, các đảo, điểm nước khoáng nóng… Ở Phú Ninh, đẹp và ấn tượng nhất là khu du lịch cách cổng chính vào hồ chừng 5 km rẽ trái theo con đường đồi dốc thoai thoải rợp bóng cây xanh. Nơi đây có khu nhà nghỉ tiện nghi, nhà hàng ăn uống giải khát, đội thuyền du lịch sinh thái và thuyền đạp nước phục vụ du khách; những điểm câu cá tuyệt vời… Ở đây, các dịch vụ đều nhằm để du khách tận hưởng những gì thiên nhiên ưu đãi và với một giá rẻ đến không ngờ. Chẳng hạn, ngồi trên thuyền đến các đảo nhỏ nằm giữa lòng hồ du khách có thể câu cá bống trong các khe đá, rồi tự chế biến món ăn ưa thích giữa cảnh thiên nhiên.
vanhoc
Eviota specca, tên thông thường là tearful dwarfgoby, là một loài cá biển thuộc chi Eviota trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2014. Từ nguyên Theo ngôn ngữ của người Anglo-Saxon, từ specca trong danh pháp của E. specca có nghĩa là "lốm đốm", ám chỉ những chấm đốm chi chít trên khắp cơ thể của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống E. specca có phạm vi phân bố ở Tây Thái Bình Dương. Loài cá này chỉ được tìm thấy ở xung quanh đảo Iriomote-jima thuộc quần đảo Ryukyu (Nhật Bản). Mô tả Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở E. specca là 1,2 cm. Đầu và thân trong mờ, có màu trắng. Các vết sẫm màu trên đầu, gáy, vùng lưng của cơ thể và gốc vây ngực có màu vàng. Nhiều chấm vàng li ti phủ khắp đầu và thân, tập trung nhiều ở nửa thân trên. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia vây ở vây lưng: 8; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16. Tham khảo Chú thích S Cá Nhật Bản Động vật được mô tả năm 2014
wiki
Họ Lục bình hay họ Bèo tây (danh pháp khoa học: Pontederiaceae) là một họ thực vật hạt kín. Hệ thống APG III năm 2009 (không thay đổi so với Hệ thống APG II năm 2003 và Hệ thống APG năm 1998) đặt họ này trong bộ Commelinales của nhánh commelinids thuộc nhánh lớn là monocots. Đây là một họ nhỏ chứa các loài thực vật thủy sinh sống trôi nổi hay cắm rễ xuống bùn, rễ chùm, có hoa lưỡng tính, đối xứng tỏa tia là chủ yếu, nhưng có loài đối xứng hai bên. Điểm đặc biệt là hoa dị kiểu (hay dị nhụy), sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Charles Darwin đã từng có sự quan tâm tới dạng đặc biệt của hoa dị kiểu được tìm thấy trong họ này, được gọi là hoa ba kiểu. Tất nhiên không phải loài nào trong họ cũng là dạng hoa dị kiểu. Thân sinh dưỡng ngắn hay bò lan, mập. Lá mọc thành dạng giống như nơ hay phân bố dọc theo thân, xếp thành 2 dãy. Họ này theo APG chứa khoảng 33 loài. Loài được biết đến nhiều nhất có lẽ là lục bình hay bèo tây (Eichhornia crassipes), một loài thực vật xâm hại tại nhiều vùng nước. Loài biến đổi cao Hydrothrix gardneri là thực vật thủy sinh với hoa giả (đầu hoa) gồm 2 hoa. Phân loại Các hệ thống phân loại ghi nhận 2 tới 6 hoặc 9 chi và khoảng 33 loài trong họ như sau. Heteranthera Ruiz & Pav., 1794 (gồm cả Buchosia, Heterandra, Leptanthus, Lunania, Phrynium, Schollera, Triexastima): Dị nhị hoa. Khoảng 11 loài tại Tây bán cầu và châu Phi. Eurystemon Alexander, 1937. Có thể gộp trong chi Heteranthera. Hydrothrix J.D.Hooker, 1887 (gồm cả Hookerina): 1 loài lục thủy sam ở đông Brasil. Có thể gộp trong chi Heteranthera. Scholleropsis H.Perrier, 1936: 1 loài tại Madagascar. Có thể gộp trong chi Heteranthera. Zosterella Small, 1913: Nghĩ cam tảo. Có thể gộp trong chi Heteranthera. Pontederia L., 1753 (gồm cả Umsema, Unisema, Narukila, Hirschtia): Thoa ngư thảo. Khoảng 6 loài ở Tây bán cầu. Eichhornia Kunth, 1842 (bao gồm cả Cabanisia, Leptosomus, Piaropus): Bèo tây, bèo lục bình, bèo Nhật Bản, phượng nhãn lam. Một số tài liệu ghi nhận tới 7 loài trong chi này. Có thể gộp vào chi Pontederia. Monochoria C.Presl, 1827 (gồm cả Calcarunia, Carigola, Gomphima, Limnostachys): Rau mác, vũ cửu hoa. Khoảng 8 loài ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, châu Á và Australia. Có thể gộp vào chi Pontederia. Reussia Endlicher, 1836. Có thể gộp trong chi Pontederia. Ở Việt Nam có 2 chi (Monochoria, Eichhornia) và 5 - 6 loài. Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III. Trong phạm vi nội bộ họ Pontederiaceae thì Eichhornia là cận ngành hoặc đa ngành, với Pontederia và Monochoria lồng sâu trong nó. Heteranthera luôn được phục hồi như là cận ngành với các chi đơn loài Eurystemon, Hydrothrix, Scholleropsis và Zosterella. Do Zosterella từng được coi như là một phần của Heteranthera (ví dụ trong MacMillan, 1892), còn loài duy nhất của Eurystemon (Eurystemon mexicanus) nguyên được mô tả trong Heteranthera như là Heteranthera mexicana Watson, 1883, nên việc gộp lại trong Heteranthera là tự nhiên và việc tái tổ hợp tên gọi là không cần thiết. Các phát sinh chủng loài sử dụng bộ dữ liệu hình thái cũng phục hồi Hydrothrix và Scholleropsis là lồng sâu trong Heteranthera (Eckenwalder & Barrett 1986); trong khi các bộ dữ liệu phân tử và tổ hợp lại phục hồi Hydrothrix hoặc là lồng trong Heteranthera (Graham & Barrett 1995, Graham et al. 1998, Ness et al. 2011), trong đa phân với Heteranthera (Barrett & Graham 1997, Graham et al. 1998, Ness et al. 2011), hoặc như là nhóm chị - em của nó (Kohn et al. 1996, Barret & Graham 1997, Graham et al. 1998, Ness et al. 2011). Tuy nhiên, mặc cho chứng cứ quan hệ phát sinh chủng loài mật thiết của 2 chi này với Heteranthera, các loài của Hydrothrix và Scholleropsis cho tới năm 2017 chưa bao giờ được chuyển chính thức sang Heteranthera. Năm 2017, Pellegrini đã chuyển chúng sang Heteranthera, với các danh pháp tương ứng là Hydrothrix gardneri = Hydrothrix verticillaris= Hookerina gardneri = Heteranthera gardneri và Scholleropsis lutea = Heteranthera lutea. Tham khảo Liên kết ngoài Pontederiaceae trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi) The families of flowering plants : descriptions, illustrations, identification, information retrieval. Phiên bản: 20-5-2010. http://delta-intkey.com . Pontederiaceae trong Flora of North America Pontederiaceae trong Flora of China Phân loại tại NCBI Liên kết tại CSDL, Texas Thực vật thủy sinh Lục bình
wiki
Có ít nhất 74.155 vụ cháy rừng ở Brazil từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2019, đại diện cho số vụ cháy rừng cao nhất kể từ khi Brasil bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2013, theo Cơ quan Vũ trụ của Brasil, Viện nghiên cứu không gian quốc gia (INPE), sử dụng các vệ tinh để theo dõi các vụ cháy.. Hơn 60 phần trăm của Amazon được nằm trong biên giới của Brasil, và hơn một nửa các vụ cháy rừng xảy ra trong rừng nhiệt đới Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới được coi là "quan trọng để chống lại ấm lên toàn cầu." Có những đám cháy đang bùng cháy trong rừng nhiệt đới ở bốn bang Amazon của Brazil gồm Amazonas, Rondônia, Mato Grosso và Pará. Ít nhất 39.194 vụ cháy đã được phát hiện ở Amazonas, đây là bang lớn nhất ở Brazil (theo khu vực) và có "vùng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới". Brasil đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 11 tháng 8.. Tuy nhiên thủ tướng Jair Bolsonaro đã yêu cầu từ chối sự giúp đỡ các quốc gia như G7, các quốc gia châu Á, hoặc các quốc gia châu Âu,... Điều này làm tệ hại dẫn đến khu vực rừng Amazon và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu và 20% lượng oxy do rừng Amazon cung cấp bay đi lên khí quyển và có ảnh hưởng liên quan đến trái đất sau này. Tổng quan Lưu vực sông Amazon, có kích thước tương đương nước Úc, được bao phủ trong một thảm thực vật dày đặc với 400 tỷ cây. Kể từ những năm 1970, Brazil đã chặt và đốt khoảng 20% diện tích rừng, tức , rộng hơn tiểu bang Texas. Hai phần ba rừng nhiệt đới Amazon nằm trong biên giới của Brazil. Vào năm 2015, Viện nghiên cứu không gian quốc gia (INPE) đã tạo ra dự án Terra Brasilis lấy dữ liệu từ hệ thống cảnh báo vệ tinh phá rừng thời gian thực (DETER), thường xuyên xuất bản dữ liệu hàng tháng và hàng ngày cập nhật trang web của chính phủ Viện môi trường Brazil. DETER hỗ trợ "giám sát và kiểm soát nạn phá rừng và suy thoái rừng". Đến ngày 11 tháng 8, Amazonas đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Hình ảnh của NASA vào ngày 13 tháng 8 cho thấy khói từ đám cháy có thể nhìn thấy được từ không gian. Nguyên nhân Cháy rừng xảy ra tự nhiên trong mùa khô vào tháng 7 và tháng 8 do thời tiết khô hạn của tháng 8 cùng mùa gió khu vực Nam Mỹ đang hoạt động mạnh nên công tác dập lửa rất khó khăn. Theo Euronews, các vụ cháy rừng đã gia tăng khi ngành nông nghiệp đã "đẩy vào lưu vực Amazon và thúc đẩy nạn phá rừng". Một số vụ hỏa hoạn có thể xảy ra bởi những người nông dân muốn phá rừng hợp pháp hoặc bất hợp pháp để chăn thả gia súc. Vào tháng 8, nông dân địa phương ở bang Pará của Amazon, đã đăng một quảng cáo trên tờ báo địa phương về một queimada hoặc "Ngày cháy" vào tháng 8. Ngay sau đó, số vụ hỏa hoạn đã tăng lên. Trong những năm gần đây, "kẻ chiếm đất" (grileiros) đã chặt cây trái phép trong "lãnh thổ bản địa của Brasil và các khu rừng được bảo vệ khác trên khắp Amazon". Kể từ cuộc bầu cử vào tháng 10, họ đã cắt ở vùng đất của Apurinã bị cô lập trước đó ở Amazonas, nơi "các khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới" được tìm thấy. Theo các nhà bảo tồn, Tổng thống Jair Bolsonaro, người nhậm chức vào tháng 1 năm 2019, đã "khuyến khích người khai thác gỗ và nông dân dọn đất", dẫn đến nạn phá rừng mưa nhiệt đới Amazon nhanh chóng – tăng 88% trong tháng 6 so với tháng 6 đến tháng 6 năm 2018, theo INPE. Tham khảo Liên kết ngoài Current worldwide map of airborne particulates about one micrometer in diameter, including smoke Brasil năm 2019 Thiên tai tại Peru Nam Mỹ năm 2019 Bolivia Lịch sử Paraguay Lịch sử Peru
wiki
Điểm tô vẻ cổ kính của đất cố đô là ngôi chùa có lịch sử từ hàng trăm năm gắn liền với chiếc giếng thiêng. Là vùng đất của những công trình kiến trúc cổ từ nhiều thế kỷ trước, có thể nói dọc khắp các con phố, ngõ hẻm ở Huế đều có những địa điểm mang đậm giá trị thời gian và văn hóa, cùng với đó là gắn liền nhiều câu chuyện xưa thú vị. Một trong những nơi ít được nhắc đến nhưng không kém phần uy nghi, trầm mặc, gợi nhớ về hình ảnh của đất nước trong những năm tháng phong kiến, đó chính là chùa Báo Quốc. Ngôi chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long nằm ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế . Chùa Báo Quốc xuất phát điểm là một am thảo được khai sơn vào cuối thế kỷ XVII, sau được xây dựng thành chùa lấy tên theo ngọn núi ở nơi đây, được đặt là Hàm Long Thiên Thọ Tự (gọi tắt là chùa Hàm Long). Đến năm 1747, ngôi chùa được chúa Nguyễn Phúc Khoát mở rộng quy mô và ban tên là Báo Quốc Tự. Sau những thăng trầm cùng năm tháng lịch sử, chùa được tái thiết, cải tổ nhiều lần và cuối cùng giữ được hiện trạng như ngày nay. Đây là ngôi chùa thuộc hệ Bắc tông với diện tích khuôn viên rộng khoảng 2ha. Điểm gây ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến đây chính là dãy bậc thang cao dẫn đến cổng Tam Quan đồ sộ, được phủ màu rêu phong. Bậc thang phủ đầy rêu dẫn đến cổng Tam Quan. (Ảnh: iryota_gram) Ngay từ cánh cổng, du khách đã có thể cảm nhận được sự cổ kính toát lên trong từng mái ngói, bệ gạch. (Ảnh: genevieve_fields) Bước qua chiếc cổng cổ kính, hiện ra trước mắt là một khuôn viên tĩnh lặng với vườn cây xanh mát bao quanh. Các công trình chánh điện, tòa nhà khách và tăng xá tạo thành một dãy nhà khép kín hình vuông, lẩn khuất sau những hàng cây cổ thụ trăm tuổi càng tăng thêm màu sắc cổ xưa, giúp nơi đây như tách biệt với thế giới hiện đại bên ngoài. Khuôn viên bên trong chùa mang vẻ thanh tịnh, nghiêm trang. (Ảnh: iryota_gram) Vườn cây cổ thụ và các tòa tháp lâu năm trong chùa. (Ảnh: timtam_break) Một không gian hoài cổ như đưa du khách ngược dòng thời gian trở về với những năm tháng của thế kỷ trước. (Ảnh: genevieve_fields) Bên cạnh cảnh sắc hữu tình, hoài cổ của vườn cây quý, chùa Báo Quốc còn thu hút khách tham quan về chiếc giếng Hàm Long mang dấu ấn lịch sử. Theo đó, chiếc giếng được cho là xuất hiện từ những năm 1674, mạch nước theo lỗ đá phun ra như vòi rồng, trong và rất thơm, ngọt. Nước giếng sau này trở thành một chiếc giếng thiêng, giếng cấm vì chỉ được tiến dâng cho các Chúa, dân thường không được phép sử dụng. Giếng Hàm Long nằm ngay dưới chân đồi Hàm Long. (Ảnh: phatviet) Cùng với năm tháng, chùa Báo Quốc vẫn tồn tại vững chãi không chỉ là nơi tu tập tâm linh mà còn trở thành một thắng cảnh lưu giữ những giá trị của văn hóa và lịch sử. Không quá nguy nga, đồ sộ nhưng kiến trúc và không gian tĩnh mặc, hoài cổ của ngôi chùa vẫn đủ sức lôi cuốn để trở thành một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Huế, đặc biệt là với những ai yêu thích khám phá những di tích cổ ở đất cố đô. Chùa Báo Quốc là địa điểm lý tưởng để tìm về chút hoài niệm xưa trong không gian đậm chất trầm mặc, cổ kính. (Ảnh: hung.nguyen.dinh128)
vanhoc
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
11
Edit dataset card