title
stringlengths
10
250
url
stringlengths
42
251
content
stringlengths
0
71.6k
published_date
stringlengths
10
10
author
stringlengths
0
1.02k
category
stringclasses
76 values
source
stringclasses
4 values
Góc nhìn toàn cảnh về năng lực thu hút và giữ chân tập đoàn đa quốc gia của Việt Nam so với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Indonesia...
https://cafebiz.vn/goc-nhin-toan-canh-ve-nang-luc-thu-hut-va-giu-chan-tap-doan-da-quoc-gia-cua-viet-nam-so-voi-trung-quoc-an-do-mexico-indonesia-20200901170344749.chn
Các doanh nghiệp lớn thực sự muốn mở rộng hoạt động ở quốc gia nào, Việt Nam, Ấn Độ hay Thái Lan, Indonesia? Và có đúng là họ muốn thoát Trung như lời đồn? Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh đầu tư toàn cầu 2019/2020: Xây dựng lại niềm tin của nhà đầu tư trong thời điểm không chắc chắn, Ngân hàng Thế giới đã thực hiện một cuộc khảo sát với 2400 giám đốc kinh doanh làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia (MNE) tại 10 quốc gia thu nhập trung bình trong đó có Việt Nam. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rất nhiều điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam so với các đối thủ trong cuộc đua thu hút FDI. 1. MNE hoạt động tại Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn phục vụ thị trường nội địa Khi được hỏi Trong năm tài chính trước, bao nhiêu phần trăm doanh thu của công ty bạn là từ xuất khẩu?, có tới 74% CEO các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam trả lời có. Trong khi tại Ấn Độ, con số này chỉ là 30%. Ở Trung Quốc là 48% và ở Thái Lan là 38% đáp án có cho câu hỏi này. Trong lĩnh vực dịch vụ, số lượng doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu lại cao ở Ấn Độ và Thái Lan, trong khi ở Trung Quốc chỉ 21% và Việt Nam là 29%. 2. Đầu vào cho quá trình sản xuất tại Việt Nam phụ thuộc nguồn nước ngoài Đầu vào của hoạt động sản xuất và cả dịch vụ của MNE tại Việt Nam cũng phải nhập khẩu nhiều hơn so với các quốc gia khác, từ Mexico, Malaysia đến Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan. Trung Quốc là quốc gia nơi doanh nghiệp ít phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào nhất. 3. Áp lực cạnh tranh của MNE tại Việt Nam chủ yếu đến từ công ty nước ngoài khác, không phải nội địa Trả lời câu hỏi: Trong 3 năm gần nhất, mặt hàng chủ chốt của công ty bạn tăng, giảm hay giữ nguyên thị phần tại quốc gia đầu tư?. 66% doanh nghiệp Ấn Độ trả lời thị phần của họ tăng, Việt Nam đứng thứ 3 với 55%. Đối với MNE tại Việt Nam, áp lực cạnh tranh lớn nhất đến từ các công ty nước ngoài khác, chiếm tới 61% (bao gồm cả công ty hoạt động tại Việt Nam và ở nước ngoài). Chỉ có 24% đến từ công ty trong nước và 5% đến từ hàng nhập khẩu. Áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa ở Việt Nam là thấp nhất trong số 10 quốc gia. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa ở Trung Quốc và Ấn Độ là rất cao, áp lực cạnh tranh đến từ doanh nghiệp nước ngoài khác là tương đối thấp. 4. 91% doanh nghiệp đa quốc gia sẽ còn gắn bó với Việt Nam trong 3 năm tới Khảo sát cho thấy, 46% MNE hoạt động tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng kinh doanh, 45% sẽ duy trì hoạt động, 1% sẽ thu hẹp hoạt động và 8% có ý định rời Việt Nam trong 3 năm tới. Số liệu cũng cho thấy không có nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc muốn mở rộng hoạt động (chỉ chiếm 17%). Nhưng có tới 73% doanh nghiệp cho biết họ sẽ duy trì hoạt động ở Trung Quốc và gần như 0% muốn thoái lui khỏi quốc gia tỷ dân này. Kết quả của Việt Nam trong câu hỏi này có phần khả quan lớn Thái Lan và Malaysia, nhưng lại kém hơn Indonesia. Đối thủ đáng gờm của Việt Nam cũng có thể sẽ là Ấn Độ khi có tới 97% công ty hoạt động tại đây sẽ mở rộng hoạt động hoặc ít nhất là duy trì. Chỉ có 1% muốn thu hẹp hoạt động. 5. 3 điểm khó của MNE tại Việt Nam: phê duyệt đầu tư, tỷ lệ nội địa hóa và ràng buộc với lao động nước ngoài Doanh nghiệp ở cả 10 quốc gia đều cho rằng quy trình phê duyệt đầu tư là trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp nước ngoài. Về trở ngại lớn thứ hai, trong khi có tới 6 quốc gia trục trặc về ràng buộc giá, công nghệ, sản phẩm thì doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam lại gặp khó về yêu cầu nội địa hóa. Ràng buộc thứ ba tại Việt Nam là các quy định với người lao động nước ngoài. H.A
2020-09-01
H.A
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Xuất khẩu tháng 8 tăng 6,5% nhờ điện thoại Made in Vietnam
https://cafebiz.vn/xuat-khau-thang-8-tang-65-nho-dien-thoai-made-in-vietnam-20200901093556513.chn
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có một vài điểm sáng trong tình hình thương mại. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%. Khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sángtrong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 7/2020 đạt 24873 triệu USD, cao hơn 1873 triệu USD so với số ước tính, trong đó điện thoại và linh kiện cao hơn 585 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện cao hơn 464 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng cao hơn 285 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước. Theo Tổng cục Thống kê, mức tăng này chủ yếu do Công ty Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Note 20. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 17 tỷ USD, tăng 8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2020 tăng 2,5%,trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,6%. Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,31 tỷ USD (chiếm 65,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 4,5%. Trong 8 tháng có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điện thoại và linh kiện chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 31,5 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này đã giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. HS
2020-09-01
HS
Xã hội
cafebiz
Đất Xanh Miền Trung lên tiếng phủ nhận một số dự án BĐS của công ty liên quan đến ông chủ “thần đèn” MyAladdinz
https://cafebiz.vn/dat-xanh-mien-trung-len-tieng-phu-nhan-mot-so-du-an-bds-cua-cong-ty-lien-quan-den-ong-chu-than-den-myaladdinz-20200901090159575.chn
Đất Xanh Miền Trung vừa phát đi thông cáo, cho biết các dự án như One World Regency, One River Villas hay Le Pavillon do đơn vị này là chủ đầu tư hoặc hợp tác phát triển đều không thuộc quyền sở hữu hay có mối quan hệ hợp tác với vợ chồng chủ nhân ứng dụng gây xôn xao dư luận gần đây là MyAladdinz. Trước đó, trên tờ Viettimes có bài viết Chân dung ông chủ thần đèn MyAladdinz, trong đó có nêu thông tin hồi tháng 6/2018, ông Hoàn cùng vợ là bà Lưu Thị Diệm (SN 1989) thành lập CTCP Địa ốc Empala (Empala), có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Lê Hoàn (nắm giữ 70% VĐL), bà Lưu Thị Diệm (nắm giữ 29% VĐL) và bà Lê Thị Hải Yến (nắm giữ 1% VĐL). Bà Diệm đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Đáng chú ý, trên website của Empala tự giới thiệu đang sở hữu loạt dự án bất động sản lớn như dự án One River Villas (Đà Nẵng), dự án LePavillon Luxury (Đà Nẵng), dự án One World Regency (Đà Nẵng), dự án Cao Xanh Hà Khánh (Hạ Long – Quảng Ninh) và dự án Dragon Smart City (Đà Nẵng). Trên website của Empala đăng tải One World Regency là “dự án của Empala. Tuy nhiên, Đất Xanh Miền Trung cho biết thông tin, hình ảnh, video đều copy còn nguyên logo Đất Xanh Miền Trung. Trao đổi với chúng tôi xung quanh thông tin về những dự án này, đại diện Đất Xanh Miền Trung phủ nhận có liên quan đến Empala cũng như ông chủ của ứng dụng MyAladdinz. Đồng thời khẳng định những thông tin sở hữu dự án này của Empala trên website là sai sự thật. Bộ phận pháp chế Đất Xanh Miền Trung, công ty này cho biết, Empala không hề đồng sở hữu hay đầu tư vào những dự án nêu trên. Doanh nghiệp này cũng không phải là sàn giao dịch bất động sản được Đất Xanh Miền Trung cấp quyền phân phối sản phẩm. Từ phương diện cá nhân, bản thân ông chủ MyAladdinz Lê Hoàn lẫn vợ mình, bà Lưu Thị Diệm cũng không nằm trong danh sách khách hàng giao dịch bất kỳ sản phẩm nào của Đất Xanh Miền Trung. Vì vậy, thông tin đăng tải trên website Empala, nói rằng One World Regency, Le Pavillon, One River Villas, Dragon Smart City thuộc dự án của Empala là sai sự thật. thông cáo của Đất Xanh Miền Trung nêu rõ. Cũng tại thông cáo này, Công ty Đất Xanh Miền Trung khẳng định 4 trên 6 dự án mà Empala lựa chọn quảng bá, xưng quyền sở hữu đều liên quan đến Đất Xanh Miền Trung. Trong đó, Đất Xanh Miền Trung là chủ đầu tư dự án One River Villas. Công ty cũng là chủ đầu tư dự án phố thương mại Le Pavillon. Đất Xanh Miền Trung đóng vai trò nhà phát triển dự án Dragon Smart City, và One World Regency - dự án khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp, ven sông Cổ Cò, gần biển với tổng diện tích dự án 22ha. Bình An
2020-09-01
Bình An
Kinh doanh
cafebiz
Có tiền tỷ nhưng vợ chồng tôi vẫn ở nhà thuê chứ không mua nhà
https://cafebiz.vn/co-tien-ty-nhung-vo-chong-toi-van-o-nha-thue-chu-khong-mua-nha-20200901085941747.chn
Có sẵn 3 tỷ đồng, thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng đều đặn khoảng 40 triệu đồng/tháng nhưng chị Thu Nga ở Hà Nội chia sẻ vợ chồng chị vẫn ở nhà thuê thay vì mua nhà. “Nghĩ đến cảnh hàng tháng phải tính toán chi tiêu để trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sinh hoạt của gia đình khiến tôi thực sự thấy điều đó là gánh nặng vì thế vợ chồng tôi quyết định thuê nhà thay vì cố mua nhà và tôi vẫn có thể ở căn hộ chung cư như mong muốn mà không bị áp lực trả tiền lãi vay ngân hàng như các bạn bè của mình”, chị Nga nói.Khi thấy bạn bè mình mua những căn chung cư 3-4 tỷ đồng nhưng thường tài chính của họ chỉ có khoảng hơn nửa, số còn lại phải đi vay ngân hàng và trả nợ hàng tháng nên chị Nga cảm thấy rất áp lực. Các chung cư được vợ chồng chị Nga chọn thuê đều ở gần chỗ làm của chị để thuận tiện trong việc đi lại, không mất nhiều thời gian hít khói bụi ngoài đường. Chị Nga cho hay, vợ chồng chị thường chi tối đa 30% tổng thu nhập của hai vợ chồng để thuê nhà. Với số tiền 10-12 triệu đồng mỗi tháng thì có thể thuê những căn chung cư có giá trị mấy tỷ đồng để ở. Số tiền sẵn có vẫn nguyên 3 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi. Theo chị Nga, kể cả lúc lãi suất ngân hàng xuống thấp thì tiền lãi cũng đủ để thuê nhà. “Mỗi năm tiền thuê nhà chúng tôi chỉ mất khoảng 100 - 120 triệu đồng, nhưng số tiền sẵn có nếu không mang đi đầu tư mà chỉ gửi ngân hàng cũng có 180 – 240 triệu đồng/năm, tùy mức lãi suất cao thấp khác nhau. Căn nhà rộng 70m2, 2 phòng ngủ rất phù hợp với gia đình hai vợ chồng và 1 con nhỏ của chúng tôi. Như thế tôi thấy thuê nhà vẫn có lợi hơn là đi mua nhà”, chị Nga phân tích. Chị Nga cho rằng, với cách này thì vợ chồng chị cảm thấy rất nhàn, trong khi nhiều người cứ nghĩ bỏ ra một số tiền rồi vay mượn thêm ngân hàng, hàng tháng trả lãi và gốc cũng bằng hoặc hơn số tiền đi thuê nhà một chút thì sau vài năm là có quyền sở hữu cả căn nhà đó, suy nghĩ này chưa hẳn đã đúng. “Nếu cứ dồn hết cả tiền sẵn có với thu nhập vào chuyện trả nợ ngân hàng mỗi tháng không những mệt mỏi mà sau này khi trả hết nợ ngân hàng, con cái lớn lên, thu nhập của hai vợ chồng cũng tăng thêm thì liệu có còn thích ở căn nhà đã mua đó không hay lại muốn sở hữu căn hộ cao cấp hơn, rộng rãi hơn? Hoặc công ty chuyển địa điểm hay thay đổi công việc thì lại phải di chuyển đi làm xa hơn, khi ấy sẽ cảm thấy rất bất tiện”, chị Nga nói. Ngoài ra, chị Nga cho rằng, số tiền sẵn có nếu không gửi ngân hàng thì bất kể lúc nào chồng chị cần vốn đầu tư ngắn hạn vào dự án này, dự án kia đều sẵn có mà không phải đi vay ngân hàng. Chị Nga cho rằng, chúng ta nên tách biệt nhu cầu về nhà ở và nhu cầu về sở hữu nhà ở. Xưa nay người Việt thường có quan niệm an cư lạc nghiệp, tuy nhiên quan niệm này có lẽ không còn đúng với thời này nữa bởi nếu có nhu cầu về nhà ở, theo chị Nga việc đi thuê nhà là hợp lý và kinh tế hơn, duy chỉ mất công chuyển đồ đạc mỗi lần chuyển nhà mà thôi. Vì thế, dù đã đi thuê nhà 5 năm nay nhưng chị Nga cho hay, vợ chồng chị chưa khi nào có ý định mua nhà, nhất là nhà chung cư mà cứ thuê ở như hiện nay rất tiện lợi, kinh tế, không phải lo gánh nặng về vay mượn và cuộc sống luôn đảm bảo khi luôn ở những chung cư khu trung tâm sạch đẹp. Minh Thư
2020-09-01
Minh Thư
Kinh doanh
cafebiz
Khaleej Times: Việt Nam là phép màu kinh tế khu vực châu Á
https://cafebiz.vn/khaleej-times-viet-nam-la-phep-mau-kinh-te-khu-vuc-chau-a-20200902210720077.chn
Ngày 1/9, tờ Khaleej Times đã đăng bài cho biết sau 75 năm giành độc lập, Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong khu vực Đông Nam Á với nền văn hóa, xã hội không ngừng phát triển, đời sống tinh thần và hoạt động thương mại được cải thiện cùng với nền chính trị ổn định. Thêm vào đó, tờ báo cũng khẳng định rằng thời gian gần đây, danh tiếng và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng cao. Sau hơn 7 thập kỷ, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng vai trò là người bạn, đối tác tin cậy, và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Năm 2019 được coi là một cột mốc quan trọng khi lần thứ hai Việt Nam giành được vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây được đánh giá là một trong những chiến tháng quan trọng của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng đóng vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Điều này là cơ hội để Việt Nam tận dụng các mối quan hệ song phương với các quốc giá khác, từ đó tạo ra động lực mới với mục tiêu nâng cao vai trò và vị thế của mình. Ngân hàng Thế giới (WB) vừa qua cũng đã đánh giá Việt Nam là một môi trường kinh doanh ổn định, đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. WB cũng dự đoánh nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong tương lai. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao việc gia tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trog hàng chục năm qua. Đồng thời, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam đứng thứ 42/129 các quốc gia và vùng lãnh thổ, xếp thứ nhất trong số 26 quốc gia thu nhập trung bình và thứ 3 ở ASEAN. Theo Q.L
2020-09-02
Theo Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Việt Nam tự cường nhìn từ diễn biến Chính phủ đi vay
https://cafebiz.vn/viet-nam-tu-cuong-nhin-tu-dien-bien-chinh-phu-di-vay-20200902194257468.chn
Kết quả đi vay của Chính phủ thay đổi lớn về chất lượng, có tính tự cường cao hơn trước. Ngày 01/9, Kho bạc Nhà nước gọi thầu 5500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với các kỳ hạn 5, 10, 15 và 20 năm. Kết quả, phiên đấu thầu đã huy động được tổng cộng 7782 tỷ đồng. Kết quả huy động lớn hơn do có thêm đấu thầu phụ. Đấu thầu thêm, nguồn tiền trên thị trường vẫn đáp ứng. Tiền lớn vẫn đang dồn về kênh trái phiếu Chính phủ. Tỷ lệ trúng thầu trên 90% thời gian gần đây phản ánh kết quả thuận lợi. Thuận lợi khi có cầu lớn, cầu lớn lãi suất phải trả giảm đi, chi phí ngân sách tiết kiệm thêm. CHI PHÍ TỐT NHẤT TỪ TRƯỚC TỚI NAY Ở phiên đấu thầu nói trên, cũng như kết quả gần đây, lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5 năm chỉ xoay quanh 1,7%/năm; kỳ hạn 10 năm quanh 2,9%/năm; kỳ hạn 15 năm quanh 3%/năm; kỳ hạn 30 năm quanh 3,5%/năm. Đó là vùng lãi suất thấp nhất từ trước đến nay, kể từ khi Chính phủ đi vay qua phát hành và đấu thầu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Không những thấp nhất mà vùng lãi suất hiện nay thấp hơn rất nhiều so với những năm trước. Cụ thể, dữ liệu BizLIVE tập hợp cho thấy, lãi suất bình quân trái phiếu Chính phủ phát hành trong 8 tháng đầu năm nay chỉ vào khoảng 2,95%/năm, thấ hơn rất nhiều so với lãi suất phát hành bình quân năm 2019 (4,51%/năm), năm 2018 (4,71%); đặc biệt rất thấp so với giai đoạn trước, như mức bình quân năm 2015 6%/năm, 6,54% năm 2014; còn nếu giai đoạn 2010-2013 thì lên tới trên 8%/năm… Giá trị của giảm thiểu chi phí như trên cũng bắt đầu so sánh sát hơn với chi phí Chính phủ vay vốn ưu đãi nước ngoài. Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2019, lãi suất vay vốn nước ngoài vào khoảng 2%/năm. Sang năm 2020, cập nhật gần đây trong một dự thảo của Bộ Tài chính cho biết, mức lãi suất này giảm xuống một chút, khoảng 1,9%/năm. Điểm được nhìn đến là bước sang năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), liên tiếp cắt giảm và đưa lãi suất về gần 0. Tuy nhiên, lãi suất vay nước ngoài nói trên của Việt Nam vẫn không giảm nhiều. Một phần nguyên do, lãi suất Chính phủ vay trước đây mang tính cố định với các khoản vay kỳ hạn dài. Nhưng, trong cơ cấu và xu hướng, nguồn vay sẽ dần theo lãi suất thả nổi, thương mại hơn và bớt dần ưu đãi, khi Việt Nam đã từng bước thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo… TỰ CƯỜNG HƠN, CHỦ ĐỘNG HƠN Với xu hướng trên, chi phí lãi vay nước ngoài có thể sẽ tăng thêm, khi bớt dần ưu đãi. Ngoài ra, vay nước ngoài vẫn tiềm ẩn chi phí rủi ro tỷ giá, có những giai đoạn chi phí này còn cao hơn cả lãi suất. Tuy nhiên, từ trong năm 2019 và đến nay, Việt Nam đã tự cường hơn nguồn lực đáp ứng nhu cầu đi vay của Chính phủ. Dũ liệu từ báo cáo của Chính phủ cuối 2019 cho biết, tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên, từ 55% vào cuối năm 2015 lên 62,3% dư nợ Chính phủ tính đến hết năm 2019. Cơ cấu trên dự báo sẽ tiếp tục tăng lên, gắn với kết quả phát hành trái phiếu Chính phủ thuận lợi, với khối lượng lớn được đáp ứng từ nguồn lực trong nước. Đáng chú ý, tính tự cường còn thể hiện ở cả nguồn vốn vay bằng ngoại tệ. Cụ thể, hiện Chính phủ vẫn còn dư nợ 1,7 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm nay và 2021. Nguồn này hoàn toàn do định chế tài chính trong nước đáp ứng, thay vì vay nước ngoài. Ở đây cũng cho thấy tiềm lực của một số định chế tài chính Việt Nam đã mạnh lên, chủ động nguồn ngoại tệ so với những giai đoạn trước đây. Như trên, tỷ lệ vay trong nước và bằng VND tăng lên, Chính phủ cũng giảm thiểu rủi ro chi phí biến động tỷ giá, nhất là khi các đồng tiền chính trong dự nợ (USD, EUR, JPY) thường biến động mạnh. Năm 2020, Chính phủ có kế hoạch đi vay quy mô đáng kể qua kênh trái phiếu. Đến nay đã huy động được 176340 tỷ đồng. Nguồn huy động trong 2019 và hiện nay một phần để cân đối lại kỳ hạn và thanh khoản, do giai đoạn trước trái phiếu Chính phủ chủ yếu có kỳ hạn ngắn. Trong trường hợp Chính phủ gia tăng quy mô huy động nữa, với nguồn tiền trong nước hiện nay, thuận lợi nói trên, khả năng thành công và tính tự chủ, tự cường dự báo sẽ tiếp tục thể hiện. BizLIVE sẽ có bài viết thêm về diễn biến của các nguồn tiền lớn trong nước hiện nay. Minh Đức
2020-09-02
Minh Đức
Xã hội
cafebiz
Vingroup rút khỏi dự án sân golf, khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Quảng Ninh
https://cafebiz.vn/quang-ninh-thu-hoi-dia-diem-nghien-cuu-quy-hoach-to-hop-san-golf-nghi-duong-cua-vingroup-20200902131809687.chn
Quảng Ninh thu hồi địa điểm nghiên cứu quy hoạch tổ hợp sân golf, nghỉ dưỡng của Vingroup Tổ hợp sân golf, nghỉ dưỡng khu đồi Khe Chè được kêu gọi đầu tư. Ảnh:TTXTĐT Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa quyết định thu hồi địa điểm nghiên cứu quy hoạch tổ hợp sân golf; khu du lịch, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao, biệt thự cao cấp tại khu hồ Khe Chè, thị xã Đông Triều. Dự án này đã được tỉnh đồng ý chủ trương để Tập đoàn Vingroup nghiên cứu quy hoạch từ năm 2017, có 2 lần nghe tập đoàn báo cáo phương án quy hoạch trong năm 2018. Tuy nhiên đến nay, quy hoạch chưa được phê duyệt và Vingroup đề nghị không tiếp tục nghiên cứu quy hoạch. UBND tỉnh hủy bỏ các văn bản ban hành liên quan quá trình triển khai nghiên cứu quy hoạch dự án. UBND thị xã Đông Triều cần xây dựng lại khu vực theo định hướng quy hoạch chung, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực được phê duyệt. Dự án trên nằm trong danh mục kêu gọi thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2015. Theo đó, diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 270 ha, đầu tư sân golf 27 lỗ. Vốn đầu tư dự kiến do nhà đầu tư đề xuất. Tiến độ thực hiện dự kiến 2016 - 2020. Dự án lúc này đã được cập nhật vào quy hoạch chung, chưa triển khai lập quy hoạch, lập dự án đầu tư. Trong một phương án quy hoạch từng được Vingroup nêu ra, Chủ tịch UBND Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã yêu cầu trước mắt nghiên cứu sân golf 18 lỗ, diện tích tối đa 100 ha và dành quỹ đất dự trữ phù hợp để bố trí sân golf 9 lỗ ở giai đoạn sau để phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến hết năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) đã được phê duyệt. Ông Nguyễn Đức Long cũng đề nghị không nghiên cứu vào đất rừng tự nhiên, hạn chế tối đa việc nghiên cứu vào diện tích đất lúa và hạn chế tối đa san gạt địa hình; việc bố trí bãi tắm và khu biệt thự cao cấp ở phía Bắc bãi tắm chưa phù hợp với điều kiện địa hình và cảnh quan chung khu vực; nghiên cứu tầng cao khách sạn chính 5 tầng để đảm bảo quy hoạch chung xây dựng... Lê Xuân
2020-09-02
Lê Xuân
Kinh doanh
cafebiz
Nhiều chuyên gia dự báo bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt và hấp dẫn trong trung và dài hạn
https://cafebiz.vn/nhieu-chuyen-gia-du-bao-bat-dong-san-van-la-kenh-dau-tu-sinh-loi-tot-va-hap-dan-trong-trung-va-dai-han-20200902133531452.chn
Dù ảnh hưởng khá nặng nề từ dịch Covid-19 nhưng theo các chuyên gia, thị trường BĐS còn nhiều “cửa sáng” trong thời gian tới. Dĩ nhiên, với kênh đầu tư này không phải cuộc chơi ngắn hạn. Tại hội thảo diễn ra mới đây, ông Nguyễn Đức Hưởng, Nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank nêu góc nhìn, sau chứng khoán, vàng, chắc chắn sẽ đến lúc sốt đất. Đầu tư vào đất chỉ có lãi. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường BĐS Việt Nam đang mất cân đối, cầu đang chờ cung do chúng ta đang thiếu cơ sở pháp lý để cung có hàng. Cũng tại hội thảo này, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC nhấn mạnh, về lâu dài BĐS vẫn là kênh hấp dẫn nhất và có khả năng sinh lời cao nhất. Trong thời gian qua, nếu nhà đầu tư thua lỗ chủ yếu là do chạy theo phong trào. Ông Quyết tin rằng trong những năm tới, thị trường BĐS vẫn còn rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, với quy trình thủ tục pháp lý hiện nay, việc hoàn thiện dự án BĐS gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ với BĐS đô thị, từ khâu lên dự án cho đến khi đưa ra thị trường, hoàn thiện điện đường trường trạm…, quy trình phải mất ít nhất 3 - 4 năm, với điều kiện luân chuyển tiền một cách có hệ thống. Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ khó mà theo được với quy trình này. Dù thị trường ảnh hưởng bởi 2 đợt dịch, tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu giảm giá hay bán phá giá BĐS, ông Quyết nhấn mạnh. Cùng quan điểm, Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho hay, về trung và dài hạn, BĐS vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất, an toàn nhất và có dư địa lớn nhất. Về yếu tố sinh lợi thông qua giá trị, thị trường BĐS trong suốt nhiều năm qua, chưa có cuộc khủng hoảng nào mà BĐS giảm giá. Ngược lại, BĐS vẫn tăng đều, bình quân từ 5-7%. Ngoài ra, BĐS còn có khả năng sinh lợi khi khai thác kinh doanh để gia tăng thêm lãi. Theo vị chuyên gia này, giá BĐS ở Việt Nam nhìn chung vẫn đang ở mức thấp. BĐS ở những khu vực mới phát triển, và phát triển tốt thì phân khúc đất nền là phân khúc nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư. Với BĐS nghỉ dưỡng, đây là phân khúc có lợi thế, dư địa lớn để phát triển. Nếu có ít tiền thì nên đầu tư vào ngân hàng vì an toàn và vẫn sinh lợi. Trong bối cảnh này lãi suất ngân hàng vẫn ổn. Còn nếu có nhiều tiền hơn một chút thì nhà đầu tư có thể xem xét đến nhiều kênh hơn như vàng, chứng khoán. Còn thực sự có nhiều tiền thì mới nên đầu tư vào BĐS. Nếu ít tiền và phải sử dụng đòn bẩy tài chính thì tôi khuyên là chưa nên tham gia vì chúng ta chưa thể biết tình hình Covid đến khi nào được kiểm soát, ông Đính đưa lời khuyên. Trước đó, khi trao đổi về thị trường BĐS, ôngLê Minh Trí, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nam Group cho hay,theokinh nghiệm của bản thân có một thực tế là BĐS không bao giờ xuống giá, mà chỉ có tăng giá. Vì thế, đầu tư vào BĐS chỉ có lãi. Có chăng, có một vài thời điểm do tác động của yếu tố ngoại cảnh khiến giá BĐS chững lại, đi ngang rồi tiếp tục tăng khi thị trường ổn định, không có chuyện BĐS xuống giá theo thời gian. Quan điểm về kênh đầu tư trên thị trường, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land khẳng định, trong ngắn hạn có thể một vài thời điểm BĐS chững lại do các yếu tố khách quan, còn về dài hạn BĐS vẫn là kênh mang lại lợi nhuận tốt so với các kênh đầu tư khác. Lấy ví dụ ở dự án của doanh nghiệp mình, bà Hương cho biết, dự án Vạn Phúc City trong vòng 3 năm, giá đất tăng gấp 5 lần, giá nhà tăng gấp 3 lần. Lúc thị trường tốt, theo kinh nghiệm giá trị BĐS tăng trưởng 20-25%, lúc thị trường chững mức độ tăng ít hơn tầm 10-15%. Việc đầu tư vào kênh nào lúc này phụ thuộc vào khẩu vị, ngân sách của mỗi NĐT cá nhân. Riêng đối với NĐT có tổ chức họ sẽ phân tích, đánh giá rất kỹ các yếu tố, phương pháp để vào thị trường. Họ sẽ phân tích trên các yếu tố như uy tín của CĐT, loại hình sản phẩm, vị trí sản phẩm tọa lạc…và đưa ra quyết định. Nếu quá thận trọng NĐT sẽ mất cơ hội, còn kì vọng quá lớn thì phải chấp nhận rủi ro, bà Hương chia sẻ. Dĩ nhiên, đối với bất cứ kênh đầu tư nào cũng có những rủi ro. Với BĐS, có nhiều NĐT BĐS chịu thua lỗ do vào thị trường không đúng thời, hoặc không tìm hiểu kỹ thị trường. Nhưng không thể phủ nhận một điều, rất nhiều người phất lên nhờ đầu tư vào BĐS. Biên lợi nhuận trong dài hạn với những người có dòng tài chính sẵn có luôn hấp dẫn rõ nét hơn các kênh đầu tư khác. Còn với cách đầu tư lướt sóng ngắn hạn thì chắc chắn dù vào thị trường thời điểm nào cũng thiếu bền vững, dễ rủi ro, thất bại theo kiểu được cả ngã về không. Hạ Vy
2020-09-02
Hạ Vy
Bất động sản
cafebiz
[Bài học đầu tư] Đầu tư vào nỗi sợ hãi của thị trường là cách 90% triệu phú USD tại Việt Nam giàu lên nhờ bất động sản
https://cafebiz.vn/bai-hoc-dau-tu-dau-tu-vao-noi-so-hai-cua-thi-truong-la-cach-90-trieu-phu-usd-tai-viet-nam-giau-len-nho-bat-dong-san-20200902131101015.chn
Hãy đầu tư vào BĐS trung và dài hạn, đừng nhìn ngắn hạn, ngắn hạn rất nguy hiểm. Bất kỳ phân khúc nào của BĐS cũng đều rất tốt ở dài hạn, ông Đặng Văn Quang, Giám đốc JLL Việt Nam khẳng định. Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc JLL Việt Nam cho biết, theo số liệu thống kê, hiện nay ở Việt Nam số lượng triệu phú tiền USD dựa trên con số công khai, số lượng người có 1 triệu USD ở Việt Nam khoảng trên 12000 người. Và 90% số lượng này đều trực tiếp hoặc gián tiếp kinh doanh BĐS. Đặc biệt trong nhóm 100 người giàu nhất Việt Nam, tức là có trên 30 triệu USD, con số liên quan trực tiếp đến kinh doanh BĐS là 99,1%, và đây là con số đáng suy ngẫm. Vậy thời điểm bây giờ có nên đầu tư BĐS? Tôi cho rằng, hãy đầu tư vào nỗi sợ hãi của thị trường. Thị trường sợ hãi nhất điều gì chúng ta đầu tư vào đấy..., ông Quang khẳng định. Ông Quang khẳng định BĐS không phải cuộc chơi ngắn hạn, việc kiếm tiền ngắn hạn trên thị trường BĐS không bền vững. BĐS là cuộc chơi của trung và dài hạn, như hiện tại cần phải bỏ qua rủi ro từ Covid-19, bởi thế giới sẽ tìm được vắc xin. Theo đó, hãy coi Covid-19 như trạng thái bình thường mới... Chuyên gia của JLL Việt Nam khuyến nghị nhà đầu tư nên đầu tư trung hạn chứ không ngắn hạn trên thị trường BĐS. Với Việt Nam, trong trung hạn GDP dự báo tăng trưởng tốt, triển vọng trung hạn vẫn rất tốt. Thậm chí ông Quang tin rằng, nếu 30 năm nữa có thiết bị bay cá nhân thì thị trường BĐS sẽ rất khác. Đó là xu hướng sẽ là tất cả các đô thị vệ tinh sẽ được kết nối, lúc đó sẽ kết nối luôn với trung tâm, khi đó những bất động sản cách 1, 2 tiếng lái xe so với trung tâm thành phố vô cùng hấp dẫn. Hãy đầu tư vào BĐS trung và dài hạn, đừng nhìn ngắn hạn, ngắn hạn rất nguy hiểm. Bất kỳ phân khúc nào của BĐS cũng đều rất tốt ở trung hạn, ông Quang cho biết. Cùng quan điểm với ông Quang, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng nêu quan điểm đầu tư bất động sản phải có nguyên tắc. Dù mỗi nguyên tắc là phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư nhưng tựu trung lại đều phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đầu tư nhìn theo hướng trung và dài hạn; lướt sóng hay đầu cơ ở thời điểm này là rất khó. Nguyên tắc 2: Không theo phong trào. Nguyên tắc 3: Không dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều. Nguyên tắc 4: Đa dạng hóa kênh đầu tư. Theo ông Lực về BĐS, hiện có một số phân khúc được quan tâm là Second home và BĐS nhà ở. Hiện tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam là 39% cuối năm ngoái, Chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ này lên 50-52% vào năm 2030 nên nhu cầu nhà ở ở Việt Nam còn rất lớn. Còn với BĐS du lịch, ông Lực đánh giá là một câu chuyện đầu tư lâu dài. Nếu quyết định đầu tư lâu dài thì BĐS du lịch là một kênh đáng lưu ý. Lan Nhi
2020-09-02
Lan Nhi
Bất động sản
cafebiz
Nhiều chuyên gia dự báo bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt và hấp dẫn trong trung và dài hạn
https://cafebiz.vn/nhieu-chuyen-gia-du-bao-bat-dong-san-van-la-kenh-dau-tu-sinh-loi-tot-va-hap-dan-trong-trung-va-dai-han-2020090211124003.chn
Dù ảnh hưởng khá nặng nề từ dịch Covid-19 nhưng theo các chuyên gia, thị trường BĐS còn nhiều “cửa sáng” trong thời gian tới. Dĩ nhiên, với kênh đầu tư này không phải cuộc chơi ngắn hạn. Tại hội thảo diễn ra mới đây, ông Nguyễn Đức Hưởng, Nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank nêu góc nhìn, sau chứng khoán, vàng, chắc chắn sẽ đến lúc sốt đất. Đầu tư vào đất chỉ có lãi. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường BĐS Việt Nam đang mất cân đối, cầu đang chờ cung do chúng ta đang thiếu cơ sở pháp lý để cung có hàng. Cũng tại hội thảo này, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC nhấn mạnh, về lâu dài BĐS vẫn là kênh hấp dẫn nhất và có khả năng sinh lời cao nhất. Trong thời gian qua, nếu nhà đầu tư thua lỗ chủ yếu là do chạy theo phong trào. Ông Quyết tin rằng trong những năm tới, thị trường BĐS vẫn còn rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, với quy trình thủ tục pháp lý hiện nay, việc hoàn thiện dự án BĐS gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ với BĐS đô thị, từ khâu lên dự án cho đến khi đưa ra thị trường, hoàn thiện điện đường trường trạm…, quy trình phải mất ít nhất 3 - 4 năm, với điều kiện luân chuyển tiền một cách có hệ thống. Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ khó mà theo được với quy trình này. Dù thị trường ảnh hưởng bởi 2 đợt dịch, tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu giảm giá hay bán phá giá BĐS, ông Quyết nhấn mạnh. Cùng quan điểm, Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho hay, về trung và dài hạn, BĐS vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất, an toàn nhất và có dư địa lớn nhất. Về yếu tố sinh lợi thông qua giá trị, thị trường BĐS trong suốt nhiều năm qua, chưa có cuộc khủng hoảng nào mà BĐS giảm giá. Ngược lại, BĐS vẫn tăng đều, bình quân từ 5-7%. Ngoài ra, BĐS còn có khả năng sinh lợi khi khai thác kinh doanh để gia tăng thêm lãi. Theo vị chuyên gia này, giá BĐS ở Việt Nam nhìn chung vẫn đang ở mức thấp. BĐS ở những khu vực mới phát triển, và phát triển tốt thì phân khúc đất nền là phân khúc nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư. Với BĐS nghỉ dưỡng, đây là phân khúc có lợi thế, dư địa lớn để phát triển. Nếu có ít tiền thì nên đầu tư vào ngân hàng vì an toàn và vẫn sinh lợi. Trong bối cảnh này lãi suất ngân hàng vẫn ổn. Còn nếu có nhiều tiền hơn một chút thì nhà đầu tư có thể xem xét đến nhiều kênh hơn như vàng, chứng khoán. Còn thực sự có nhiều tiền thì mới nên đầu tư vào BĐS. Nếu ít tiền và phải sử dụng đòn bẩy tài chính thì tôi khuyên là chưa nên tham gia vì chúng ta chưa thể biết tình hình Covid đến khi nào được kiểm soát, ông Đính đưa lời khuyên. Trước đó, khi trao đổi về thị trường BĐS, ông Lê Minh Trí, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nam Group cho hay,theokinh nghiệm của bản thân có một thực tế là BĐS không bao giờ xuống giá, mà chỉ có tăng giá. Vì thế, đầu tư vào BĐS chỉ có lãi. Có chăng, có một vài thời điểm do tác động của yếu tố ngoại cảnh khiến giá BĐS chững lại, đi ngang rồi tiếp tục tăng khi thị trường ổn định, không có chuyện BĐS xuống giá theo thời gian. Quan điểm về kênh đầu tư trên thị trường, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land khẳng định, trong ngắn hạn có thể một vài thời điểm BĐS chững lại do các yếu tố khách quan, còn về dài hạn BĐS vẫn là kênh mang lại lợi nhuận tốt so với các kênh đầu tư khác. Lấy ví dụ ở dự án của doanh nghiệp mình, bà Hương cho biết, dự án Vạn Phúc City trong vòng 3 năm, giá đất tăng gấp 5 lần, giá nhà tăng gấp 3 lần. Lúc thị trường tốt, theo kinh nghiệm giá trị BĐS tăng trưởng 20-25%, lúc thị trường chững mức độ tăng ít hơn tầm 10-15%. Việc đầu tư vào kênh nào lúc này phụ thuộc vào khẩu vị, ngân sách của mỗi NĐT cá nhân. Riêng đối với NĐT có tổ chức họ sẽ phân tích, đánh giá rất kỹ các yếu tố, phương pháp để vào thị trường. Họ sẽ phân tích trên các yếu tố như uy tín của CĐT, loại hình sản phẩm, vị trí sản phẩm tọa lạc…và đưa ra quyết định. Nếu quá thận trọng NĐT sẽ mất cơ hội, còn kì vọng quá lớn thì phải chấp nhận rủi ro, bà Hương chia sẻ. Dĩ nhiên, đối với bất cứ kênh đầu tư nào cũng có những rủi ro. Với BĐS, có nhiều NĐT BĐS chịu thua lỗ do vào thị trường không đúng thời, hoặc không tìm hiểu kỹ thị trường. Nhưng không thể phủ nhận một điều, rất nhiều người phất lên nhờ đầu tư vào BĐS. Biên lợi nhuận trong dài hạn với những người có dòng tài chính sẵn có luôn hấp dẫn rõ nét hơn các kênh đầu tư khác. Còn với cách đầu tư lướt sóng ngắn hạn thì chắc chắn dù vào thị trường thời điểm nào cũng thiếu bền vững, dễ rủi ro, thất bại theo kiểu được cả ngã về không. Theo Hạ Vy
2020-09-02
Theo Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Nhà riêng lẻ 4 tầng hầm ở Hà Nội gây xôn xao từng bị xử phạt 2 lần
https://cafebiz.vn/nha-rieng-le-4-tang-ham-o-ha-noi-gay-xon-xao-tung-bi-xu-phat-2-lan-20200903161116312.chn
Việc công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây (phường Điện Biên) được UBND quận Ba Đình cấp phép 5 tầng nổi nhưng có đến 4 tầng hầm gây xôn dư luận từng bị xử phạt vi phạm hành chính 2 lần. Chủ công trình từng bị xử phạt 2 lần Trước những kiến nghị của các hộ dân tại ngõ 15 phố Sơn Tây về một số nội dung liên quan đến việc thi công xây dựng công trình tại lô B3 (phía Nam số 13 phố Sơn Tây) được cấp phép 5 tầng nổi nhưng có đến 4 tầng hầm , UBND phường Điện Biên cho biết, công trình do ông Lê Công và bà Vương Thị Vân Anh làm chủ đầu tư, được UBND quận Ba Đình cấp GPXD số 447 ngày 24/9/2019, và GPXD điều chỉnh số 617 ngày 18/12/2019. Qua quá trình kiểm tra, ngày 21/1 và ngày 20/5, UBND phường đã ban hành quyết định số 05/QĐ-UBND và Quyết định số 83/QĐ-UBND, xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư về hành vi “dựng tường rào trái phép trong phạm vi đất dành cho người đi bộ” và “tổ chức thi công xây dựng công trình để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định”. Xác nhận với PV, lãnh đạo UBND phường Điện Biên cho biết, số tiền mà UBND phường đã phạt chủ đầu tư là 750000 đồng về vấn đề vệ sinh môi trường. Hành vi lấn chiếm vỉa hè, bày vật liệu ra vỉa hè nên chúng tôi phạt về hành vi vệ sinh môi trường, vị này lý giải. Dùng tiêu chuẩn từ 16 năm trước đã bị hủy bỏ để cấp GPXD là bất thường NhưTiền Phongthông tin, công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây, phường Điện Biên được UBND quận Ba Đình cấp GPXD lạ có đến 4 tầng hầm với tổng diện tích sàn gần bằng tổng diện tích sử dụng của 5 tầng nổi đang gây tranh cãi trong giới chuyên môn và các cấp quản lý. Theo Luật sư Trần Thanh Quyết, việc phòng Quản lý đô thị Ba Đình (đơn vị tham mưa về cấp GPXD-PV) viện dẫn các căn cứ, tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ đã bị thay thế để cấp GPXD cho công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây có đến 4 tầng hầm là không đúng thẩm quyền và tạo nhiều tiền lệ trong quản lý đô thị. UBND quận Ba Đình đã áp dụng cả tiêu chuẩn từ 16 năm trước, đã bị hủy bỏ, để cấp phép là không đúng. Dùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 323:2004 từ 16 năm trước để cấp 4 tầng hầm là không phù hợp vì hiện nay tiêu chuẩn này đã bị hủy bỏ theo Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 25/2/2013 của Bộ Xây dựng và được thay thế bằng tiêu chuẩn mới, vị Luật sư phân tích. Nhiều ý kiến cho rằng, việc cơ quan chức năng UBND quận Ba Đình viện dẫn các căn cứ, tiêu chuẩn để cấp phép xây dựng cho công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây (phường Điện Biên) là không đúng quy định hiện hành, sai thẩm quyền cấp phép. Theo tìm hiểu của PV, tại văn bản 6761/QHKT ngày 22/11/2019 của Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội phục vụ cấp GPXD điều chỉnh tại thửa đất lô B3 nêu rõ: “Việc nghiên cứu xây dựng 4 tầng hầm (tương đương với công trình cấp II) cần đảm bảo các yêu cầu về PCCC, thoát người khi có sự cố, tuân thủ quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn PCCC cho nhà và công trình QCXD 06:2010/BXD...”. Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã có các văn bản trả lời rõ Sở Xây dựng Hà Nội về thẩm quyền cấp GPXD và thẩm định hồ sơ thiết kế đối với nhà ở riêng lẻ có từ 2-5 tầng hầm theo phân cấp quy định tại Thông tư số 03/2016 của Bộ Xây dựng. Tại Phụ lục 2 - Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng) đã quy định, loại kết cấu nhà, thuộc cấp công trình cấp III chỉ được phép xây dựng 1 tầng hầm, với số tầng nổi từ 2-7 tầng, văn bản quy định nêu rõ. Chạy theo nhu cầu chủ đầu tư? Người dân ở cạnh công trình B3 Sơn Tây (phường Điện Biên) cho rằng, việc cấp GPXD cho nhà ở riêng lẻ tại khu đông đúc dân cư thuộc quy hoạch Khu trung tâm hành chính Ba Đình có đến 4 tầng hầm với tổng diện tích hầm gần bằng tổng diện tích tầng sàn sử dụng (5 tầng nổi) là bất thường, là “lách luật” để chạy theo nhu cầu của chủ đầu tư. Cần phải làm rõ việc thẩm định mục đích, công năng sử dụng của 4 tầng hầm là gì? Nếu không rất dễ trở thành một 8B Lê Trực dưới lòng đất, bởi vì công trình này nằm đối diện công trình sai phạm 8B Lê Trực hiện đang bị xử lý sai phạm về chiều cao và mật độ xây dựng”, một người dân cạnh công trình lo lắng. Đình Phong
2020-09-03
Đình Phong
Bất động sản
cafebiz
EVFTA thúc đẩy doanh nghiệp phục hồi nhanh sau đại dịch?
https://cafebiz.vn/evfta-thuc-day-doanh-nghiep-phuc-hoi-nhanh-sau-dai-dich-20200903152237171.chn
Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam cho rằng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) sẽ là động lực lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh cơ hội phục hồi và hội nhâp sau đại dịch. Dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực, làm suy giảm nền kinh tế toàn cầu trong đó có cả Châu Âu và Việt Nam. Thương mại quốc tế đã ghi nhận con số tăng trưởng âm trong những tháng đầu năm 2020. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết quý 2/2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 240 tỷ USD, giảm -1,4% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Âu là gần 30 tỷ USD, giảm -5,8%; trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu sang EU giảm -8,9% nhưng nhập khẩu tăng 5%. Trong bối cảnh đó, EVFTA sẽ là động lực lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh cơ hội phục hồi và hội nhâp sau đại dịch. Liên minh Châu Âu với 27 nước thành viên, tổng dân số khoảng 500 triệu người và thu nhập bình quân đầu người hàng năm khoảng 32900 USD sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy xuất nhập khẩu, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phục hồi nhanh sau đại dịch. Bà Trang cho biết, trong lúc chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị gián đoạn bởi đại dịch, Việt Nam nổi lên như một nước kiểm soát tốt đại dịch, nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu trong khu vực, và chính trị ổn định. Với hiệp định EVFTA có hiệu lực trong thời điểm này sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút đầu tư và xu hướng chuyển dịch sản xuất trên toàn cầu. Để nắm bắt cơ hội hồi phục nhanh sau đại dịch, theo bà Trang, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thông qua các hình thích trực tuyến và giao dịch điện tử; thay cho hình thức tiếp xúc trực tiếp và xúc tiến thương mại truyền thống. Đại dịch đã đẩy nhanh quá trình số hóa nói chung và thương mại điện tử trong ngành bán lẻ nói riêng. Lộ trình triển khai và thực hiện của EVFTA được ghi nhận là ngắn hơn so với các với tổng thời gian thực thi trung bình kéo dài khoảng 10 năm. Trong EVFTA, thời gian mà Việt Nam thực hiện cam kết ngắn hơn chỉ trong 7 năm, trong đó, nhiều điều khoản và thỏa thuận sẽ thực hiện trong vòng 2 đến 3 năm kể từ ngày ký hiệp định. Đây là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu và đảm bảo thực hiện đúng các cam kết về chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang EU. Có thể nhận thấy những hạn chế của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam như quy mô và nguồn lực nhỏ, nhiều hàng hóa chưa đạt chất lượng, mẫu mã kém đa dạng, giá cả còn cao, thiếu sự liên kết chuỗi sản xuất phân phối trong nước... Các doanh nghiệp cũng sẽ đối mặt với các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Châu Âu khi các nước trong EU phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu được ưu đãi từ Việt Nam. Để có thể tận dụng lợi thế của EVFTA, bà Trang cho rằng, các doanh nghiệp trong nước cần khai thác và đẩy mạnh các lợi thế hiện hữu cũng như tìm phương hướng để biến thách thức thành cơ hội, tập trung vào các mặt hàng chủ lực vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam như nông sản và thực phẩm, tìm hiểu nhu cầu thực tế và hành vi tiêu dùng của người dân Châu Âu là điều không thể thiếu để đẩy nhanh quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, tăng cường mối liên kết giữa sản xuất và phân phối để để thắt chặt mối quan hệ cung-cầu, tìm kiếm cơ hội và đẩy mạnh các kênh phân phối mới, góp phần cải thiện chất lượng, hình ảnh và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Ngoài ra, cần liên kết, hợp tác với các đối tác ngoài nước để tận dụng công nghệ, quản lý và cả thị trường, qua đó, tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển thành công ty toàn cầu. Các doanh nghiệp cần xây dựng và tạo ra cho mình chuỗi cung ứng trong nước và khu vực, đặc biệt là các nước có hiệp định thương mại với cả EU và Việt Nam để tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA. Bên cạnh nổ lực tự vươn lên để xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, sự hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể từ Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa theo hướng lập các hàng rào kỹ thuật và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, cũng như đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về các quy định theo cam kết của EVFTA, bà Trang nhấn mạnh. Phương Nga
2020-09-04
Phương Nga
Xã hội
cafebiz
Chung cư Hà Nội cắt lỗ mạnh nửa tỷ, tặng kèm quà vẫn khó bán
https://cafebiz.vn/chung-cu-ha-noi-cat-lo-manh-nua-ty-tang-kem-qua-van-kho-ban-20200904161507468.chn
Người mua chung cư hiện có thể “săn” được những căn hộ ưng ý khi các chủ nhà đang cắt lỗ mạnh tới 300-400 triệu đồng mỗi căn, còn nếu mua trực tiếp từ chủ đầu tư thì cũng có khá nhiều ưu đãi… Thị trường bất động sản chịu tác động chung bởi dịch bệnh khiến nhiều chủ đầu tư phải tung đủ “chiêu” để thu hút khách mua. Theo quan sát trên thị trường bất động sản Hà Nội, hiện có nhiều dự án chủ đầu tư bán nhà kèm quà tặng, khuyến mại để “câu” khách bên cạnh mức giá bán phải hợp lý. Đơn cử, dự án Green Park đang được chủ đầu tư bán với giá theo diện tích thông thủy 25-27 triệu đồng/m2, giá theo diện tích tim tường 23-25 triệu đồng/m2. Với các diện tích các căn hộ khác nhau từ 58-110 m2 thì căn hộ có diện tích nhỏ nhất ở dự án này có giá 1,4 tỷ đồng hoặc trên 2 tỷ đồng. Bên cạnh mức giá bán này, người mua nhà còn được tặng kèm vài chỉ vàng, thậm chí còn được chiết khấu tới vài phần trăm nếu thanh toán sớm. Hay có dự án ở phía Tây Hà Nội, bên cạnh việc tổ chức bốc thăm những món quà có giá trị thì chủ đầu tư còn “bắt tay” với ngân hàng đưa ra gói hỗ trợ tài chính cho người mua nhà vay tới 70% giá trị căn hộ, hỗ trợ lãi suất 0% và cam kết miễn phí trả nợ trước hạn trong 24 tháng. Nếu khách hàng có khả năng thanh toán sớm bằng vốn tự có của mình sẽ được chiết khấu lên đến 10% giá bán căn hộ. Thậm chí, có dự án ở Cầu Giấy còn tặng cả cây vàng cho người mua căn hộ bên cạnh việc hỗ trợ lãi suất 0% trong 18 tháng. Nhà đầu tư “cắt lỗ” sốc Không chỉ các chủ đầu tư phải nghĩ cách bán căn hộ mà ngay cả các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp hiện cũng xoay mọi cách để “đẩy” hàng. Theo tìm hiểu, có căn hộ chủ nhà cắt lỗ tới 300 – 400 triệu đồng/căn so với lúc mua mà vẫn khó bán. Đơn cử, một nhà đầu tư từng mua căn chung cư hơn 70m2 tại dự án Ecolife Capitol trên đường Tố Hữu (Hà Đông) tính cả tiền nhà và tiền làm nội thất căn hộ hết khoảng 3 tỷ đồng nhưng khi rao bán chỉ dám ra giá 2,4 tỷ đồng nhưng hiện giờ vẫn chưa bán được. Chung cư ở thị trường thứ cấp được chủ căn hộ rao bán cắt lỗ nhiều Một căn hộ được rao bán cắt lỗ 200 triệu đồng so với giá của chủ đầu tư. Tương tự, chủ căn hộ khác ở cùng dự án nói trên cũng đã đầu tư chi phí hết 3,2 tỷ đồng, nhưng khi cần tiền muốn bán căn hộ, chủ căn hộ này đã rao bán từ đầu năm ngoái đến bây giờ vẫn chưa thể bán, dù giá bán căn hộ mỗi lúc rao đều giảm dần từ 3,2 tỷ xuống còn 2,8 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa bán được. Một dự án khác cũng xuất hiện tình trạng rao bán “cắt lỗ” hàng trăm triệu là Anland Lake View. Theo đó, chủ căn hộ có diện tích 89m2 với thiết kế 3 phòng ngủ, được rao bán cắt lỗ tới 200 triệu đồng. Vì cần tiền gấp nên chủ căn hộ chấp nhận bán cắt lỗ, thấp hơn giá chủ đầu tư hiện tại 200 triệu đồng và bao phí sang tên. Cùng với đó, người mua vẫn được hưởng các chính sách từ chủ đầu tư như hỗ trợ lãi suất 0%, miễn phí 1 năm phí dịch vụ… Nhận định về phân khúc chung cư trên thị trường Hà Nội, ông Nguyễn Đức Thêm - Quản lý Kinh doanh, Bộ phận Kinh doanh Quốc tế, Savills Hà Nội cho hay, giá bán căn hộ chung cư từ thị trường thứ cấp hiện giảm hơn so với thời gian trước. Còn giá bán căn hộ ở thị trường sơ cấp không có biến động hay nhiều thay đổi. “Quỹ đất trung tâm ngày càng eo hẹp, làn sóng ồ ạt nhiều dự án là không có, chính sách liên quan đến luật và các chính sách khác sẽ khiến các dự án bất động sản ra hàng từ từ. Những dự án đủ điều kiện chủ đầu tư sẽ đưa ra những chính sách tốt để bán hàng, hết tháng Ngâu cũng sẽ không có quá nhiều biến động liên quan đến giá nhà”, ông Thêm nhận định. Có ý kiến cho rằng, đây là thời điểm tốt để mua nhà bởi hiện nay lãi suất ngân hàng giảm, chủ đầu tư có nhiều chính sách ưu đãi, sản phẩm sẽ có nhiều lựa chọn. Đặc biệt, đối với phân khúc nhà ở có giá trên dưới 2 tỷ đồng thì nguồn cầu lúc nào cũng có trong khi nguồn cung hạn chế. Minh Thư
2020-09-04
Minh Thư
Bất động sản
cafebiz
BIDV rao bán tòa nhà Crystal Palace trong khu Phú Mỹ Hưng với giá 356 tỉ đồng
https://cafebiz.vn/bidv-rao-ban-toa-nha-crystal-palace-trong-khu-phu-my-hung-voi-gia-356-ti-dong-2020090414102189.chn
Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace ở Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM vừa được Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) rao bán 356 tỉ đồng, giảm khá mạnh so với mức 535 tỉ đồng tòa nhà này được rao bán cuối năm ngoái. Cụ thể, BIDV cũng thông báo tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất là Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace tại lô C17-1-2, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM với giá khởi điểm 356 tỉ đồng. Trung tâm tiệc cưới này được Tập đoàn Khải Vy xây trên khu đất rộng 2675m2, thời hạn sử dụng đến năm 2058 gồm 2 tầng hầm, 8 tầng nổi và sân thượng. Trước đó từ cuối năm 2019, trung tâm tiệc cưới này đã được rao bán trên mạng với giá 535 tỉ đồng, nếu thuê là 36 tỉ đồng/tháng. Được biết, Khải Vy đã đầu tư hơn 580 tỷ đồng để xây dựng Trung Tâm Hội Nghị Tiệc Cưới và Khách sạn MerPerle Crystal Palace tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TP.HCM), quy mô bao gồm 4 phòng tiệc cưới sức chứa hơn 1500 khách, cùng 80 phòng khách sạn chuẩn 4 sao. Trung tâm này đã được khai trương vào tháng 10/2015. Lan Nhi
2020-09-04
Lan Nhi
Bất động sản
cafebiz
Khách sạn 5 sao ế ẩm chưa từng có, giá phòng khách sạn Metropole xuống thấp kỷ lục chỉ còn hơn 1 triệu đồng/ngày
https://cafebiz.vn/khach-san-5-sao-e-am-chua-tung-co-gia-phong-khach-san-metropole-xuong-thap-ky-luc-chi-con-hon-1-trieu-dong-ngay-20200904102126171.chn
Phân khúc khách sạn cao cấp 3-5 sao như Hilton, Hanoi Opera, Melia, Authentic Hanoi, Thắng Lợi,... rơi vào khủng hoảng trầm trọng do không có khách quốc tế. Có khách sạn công suất chỉ đạt 7%, hầu như rất ít sáng đèn. Báo cáo mới nhất của Sở Du lịch Hà Nội cho thấy, ngoài tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngày Quốc khánh 2/9 năm nay được nghỉ 1 ngày nên lượng khách du lịch đến Hà Nội không nhiều. Các cơ sở lưu trú du lịch khá vắng khách, mặc dù giá dịch vụ tại các cơ sở lưu trú giảm tới 40-60%. Tiêu biểu như khách sạn Pan Pacific ưu đãi hơn 40% còn 19 triệu đồng/1 đêm phòng Deluxe, tặng 500 nghìn đồng cho dịch vụ ẩm thực, ưu đãi 30% ăn uống tại nhà hàng và bar; InterContinental Hanoi Landmark 72 giá 4 triệu đồng/đêm với ưu đãi: Buffet sáng, trưa hoặc bữa tối cho 2 người, miễn phí nâng hạng phòng, ưu đãi 20% tại nhà hàng, quán bar, giảm 30% khi đặt phòng thứ 2; miễn phí dịch vụ trong KS. Đặc biệt, khách sạn Metropole giá 1,160 triệu đồng/ngày bao gồm phòng ngủ thuộc khu vực Opera Wing, sử dụng hồ bơi, phòng gym và một số đồ uống không cồn tại bar... Mặc dù giảm giá mạnh, nhưng công suất bình quân sử dụng buồng phòng khá thấp, uớc tính khối khách sạn 1-5 sao đạt 106%, giảm 534 % so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể: Khách sạn Lotte đạt 30%, Khách sạn Metropole 25%, Crown Plaza Hà Nội 18%; Deawoo 7%... Nguyên nhân phân khúc khách sạn cao cấp 3-5 sao như Hilton, Hanoi Opera, Melia, Authentic Hanoi, Thắng Lợi,... rơi vào khủng hoảng trầm trọng bởi các khách sạn này chủ yếu phục vụ khách quốc tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, hiện nay lượng khách quốc tế sang Việt Nam rất ít. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt chuẩn phục vụ khách, mặc dù các cơ sở đồng loạt đưa ra các gói giảm giá dịch vụ từ 40-50% tuy nhiên lượng khách vẫn rất vắng. Tại các khách sạn, nhà hàng và các trung tâm thương mại, mua sắm, ăn uống, giải trí... lượt khách và sức mua rất hạn chế, ước tính doanh thu giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019. Đánh giá về triển vọng khách sạn, ông Nguyễn Trọng Thức - Phó Giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam, Thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020-2021 được dự báo sẽ luôn ở trong tư thế phòng thủ, với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Quan sát trên thị trường hiện nay cho thấy hiện nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư bắt đầu vào cuộc săn đón những tài sản bị áp lực nợ (distressed assets) với mức định giá thấp. Tuy nhiên, thị trường khách sạn 4-5 sao hiện vẫn chưa ghi nhận nhiều tài sản rơi vào tình thế này. Việc tài sản bị định giá thấp chủ yếu tập trung ở những khách sạn thuộc phân khúc bình dân trở xuống. Song song đó nhiều cơ hội cũng mở ra khi những chủ sở hữu các chuỗi khách sạn cũng đang tìm cách thoái vốn tại một số tài sản kém hiệu quả. Mặc dù Covid-19 sẽ để lại nhiều thiệt hại và tác động sâu rộng đến thị trường du lịch và khách sạn, theo ông Thức, diễn biến phòng chống dịch Covid-19 tích cực là một điểm cộng lớn. Việt Nam được cả thế giới biết đến là một trong những quốc gia ứng phó thành công và hiệu quả nhất trong đại dịch. Điều này đã giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn trên bản đồ du lịch thế giới, giúp thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 8 đạt 16,3 nghìn lượt người, tăng 16,9% so với tháng trước. Con số tăng này chủ yếu là các chuyên gia Trung Quốc, Hàn Quốc làm việc tại các dự án; lái xe vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ; lưu học sinh Lào, Campuchia quay trở lại Việt Nam học tập. Tổng lượng khách quốc tế vẫn giảm 98,9% so với cùng kỳ năm 2019 do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế. Tính chung 8 tháng năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 66,6% so với cùng kỳ năm trước. Lan Nhi
2020-09-04
Lan Nhi
Kinh doanh
cafebiz
Bất động sản Bắc Ninh 'nóng', lưu ý gì khi đầu tư?
https://cafebiz.vn/bat-dong-san-bac-ninh-nong-luu-y-gi-khi-dau-tu-20200904084844155.chn
Bất động sản Bắc Ninh 'nóng', lưu ý gì khi đầu tư? 8 tháng công bố thông tin về 10 dự án khu đô thị mới Ngay từ đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã cùng lúc phê duyệt 3 dự án xây dựng khu nhà ở tại huyện Tiên Du. Cụ thể, khu nhà ở xã Việt Đoàn có diện tích sử dụng đất khoảng 2,7 ha, tổng mức đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật là 24 tỷ đồng. Khu nhà ở xã Lạc Vệ có diện tích sử dụng đất khoảng 5,5 ha, tổng mức đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật là 48,085 tỷ đồng. Khu nhà ở xã Đại Đồng có diện tích sử dụng đất gần 7,7 ha, tổng mức đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật là 65,46 tỷ đồng. Bước sang tháng 3, tỉnh trình Thủ tướng phê duyệt khu vực phát triển đô thị Khu đô thị, du lịch, sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trên địa bàn huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn. Theo tờ trình này, dự án thuộc địa bàn các xã Tương Giang, xã Tam Sơn - thị xã Từ Sơn và thị trấn Lim, xã Nội Duệ, xã Phú Lâm - huyện Tiên Du. Quy mô khu vực phát triển đô thị khoảng 1687 ha, trong đó khoảng 1445 ha để phát triển khu đô thị mới; 242 ha đất làng xóm cũ, đất dự trữ phát triển dân cư địa phương, đất trồng cây cảnh… Dự kiến tổng kinh phí đầu tư dự án khoảng 126.008 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho khu vực phát triển đô thị mới là hơn 122000 tỷ đồng; vốn đầu tư cải tạo, chỉnh trang làng xóm cũ, phát triển dân cư địa phương là 3843 tỷ đồng. Chỉ tron 8 tháng, Bắc Ninh công bố thông tin về 10 dự án khu đô thị mới.Ảnh: UBND tỉnh Bắc Ninh Cũng trong tháng này, tỉnh tiếp tục ra văn bản tìm nhà đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng Khu thương mại dịch vụ tại phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Theo quyết định này, TP Bắc Ninh chịu trách nhiệm tổ chức mời thầu, thời gian lựa chọn nhà đầu tư bắt đầu từ tháng 2 năm nay. Dự án có quy mô sử dụng đất là 0,74 ha với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện dự án là 297 tỷ đồng; chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng là 3 tỷ đồng. Đến cuối tháng 3, thị trường bất động sản Bắc Ninh tiếp tục có thêm thông tin về việc duyệt nhiệm vụ Quy hoạch 1/500 khu đô thị (phân khu A1) thuộc khu đô thị mới TP Bắc Ninh. Khu vực lập quy hoạch thuộc phường Hoà Long và phường Vũ Ninh. Quy mô dân số dự kiến là 14000 người, tổng diện tích lập quy hoạch là 98,8 ha. Mục tiêu của đồ án là quy hoạch khu đô thị đảm bảo tiêu chí hiện đại, sinh thái và thông minh, có bố trí các công trình kiến trúc cao tầng ở trên trục đường H, tạo điểm nhấn về không gian kiến trúc cảnh quan cho đô thị, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Hay mới đây, trong tháng 7, công ty con của Vingroup là CTCP Vinfa đã tài trợ lập Quy hoạch 1/500 dự án khu đô thị Tây Bắc, TP Bắc Ninh với quy mô 360 ha. Sau đó, đến tháng 8, UBND tỉnh Bắc Ninh công bố phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Chợ - Trung tâm thương mại tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong với tổng diện tích gần 10 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.026 tỷ đồng. Nhà đầu tư trúng thầu là CTCP Hateco Hà Nội. Tiếp đến, Bắc Ninh cũng cho biết đã chọn xong nhà đầu tư cho dự án Tổ hợp dịch vụ thương mại kết hợp nhà ở để bán tại phường Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh. Dự án sẽ do Liên danh VIF - Tân Phát làm chủ đầu tư với mức vốn hơn 370 tỷ đồng, diện tích diện tích 0,88 ha. Gần đây nhất, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết Khu đô thị tại TP Bắc Ninh và huyện Quế Võ (thuộc ranh giới đồ án quy hoạch phân khu khu đô thị Đông Nam TP Bắc Ninh). Phạm vi nghiên cứu thuộc địa phận phường Vũ Ninh, xã Kim Chân, TP Bắc Ninh và xã Phương Liễu, xã Đại Xuân, huyện Quế Võ với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 500 ha, dự kiến dân số khoảng 30000 người. Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm hẹn đầu tư Không chỉ bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp Bắc Ninh cũng đón nhiều thông tin mới. Hồi tháng 1, tỉnh thành lập khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn 2 với diện tích gần 96 ha, tổng vốn đầu tư là 1.097 tỷ đồng. Đến tháng 2, Viglacera khởi công khu công nghiệp Yên Phong II-C với quy mô 221 ha, tổng mức đầu tư 2234 tỷ đồng và đồng thời khánh thành và khánh thành khu nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu công nghiệp Yên Phong với 4749 căn hộ dành cho công nhân và 108 căn hộ cho chuyên gia. Tháng 6, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành I, tỷ lệ 1/2000 do lập. Dự án có quy mô khoảng 250 ha, được nghiên cứu quy hoạch tại các xã Nghĩa Đạo, Trạm Lộ và Ninh Xá, huyện Thuận Thành. Tháng 8, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Gia Bình II, tỷ lệ 1/2000. Quy mô quy hoạch khoảng 261,8 ha, trong đó diện tích khu công nghiệp khoảng 250 ha. Dự án dự kiến nằm trên địa bàn các xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo và Vạn Ninh, có ranh giới phía Đông Bắc giáp đường QL17, phía Tây Bắc giáp xã Thái Bảo, đường tỉnh 282, phía Tây Nam giáp xã Nhân Thắng và xã Bình Dương. Thị trường không mới nhưng nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng Một báo cáo gần đây của website Batdongsan.com.vn cho thấy bất động sản Bắc Ninh tiếp tục nằm trong nhóm được quan tâm nhất khu vực phía Bắc. Giá bất động sản tại đây cũng đang neo ở mức cao, trung bình từ 21,5 – 25,4 triệu đồng/m2 đối với sản phẩm đất nền trong 6 tháng đầu năm. Bắc Ninh vẫn là thị trường được quan tâm hàng đầu tại khu vực phía Bắc.Nguồn: Batdongsan.com.vn Bắc Ninh vốn không phải là một thị trường mới nổi. Được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương, khả năng kết nối tốt cộng với sự phát triển không ngừng của bất động sản công nghiệp, Bắc Ninh hút nhiều nhà đầu tư với các đại dự án hàng trăm ha trong 3 năm qua. Bắc Ninh cũng được ví là đường đua của các doanh nghiệp địa ốc, không chỉ doanh nghiệp ở phía Bắc mà cả các doanh nghiệp lớn từng nằm vùng ở thị trường phía Nam. Cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, bất động sản Bắc Ninh đang tiếp tục chứng minh tiềm năng và thế mạnh của mình. Tuy vậy, không ít chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản vẫn cho rằng việc đầu tư vào các thị trường bất động sản tỉnh lẻ vẫn luôn có những rủi ro tiềm ẩn. Ông Diêm Anh Tú, Giám đốc sàn bất động sản Bắc Ninh Land, cho rằng từ đầu năm tới nay, không nằm ngoài ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường Bắc Ninh ghi nhận những diễn biến không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, tuy nhiên, ông Tú cho rằng các ảnh hưởng này vẫn ở mức chấp nhận được. Chẳng hạn, mức giá trung bình của bất động sản tại Bắc Ninh về cơ bản vẫn đi ngang, đặc biệt giá tại các khu vực như TP Bắc Ninh, Từ Sơn hay Thuận Thành vẫn duy trì, thậm chí tăng trưởng ở mức ổn định. Tỷ lệ giao dịch thành công, theo ông Tú, là không thể bằng các năm trước, bị điều chỉnh khoảng 20% do những tác động toàn diện của dịch bệnh. Nhìn nhận về cơ hội cũng như rủi ro của thị trường bất động sản Bắc Ninh trong những năm tới, ông Tú cho rằng trước mắt, trong 2 năm từ nay đến 2022, tức trong khoảng thời gian tỉnh đầu tư vào hạ tầng, quy hoạch để tiến tới thành phố trực thuộc Trung ương, bất động sản Bắc Ninh vẫn có nhiều dư địa tăng giá, đặc biệt tại các khu vực quỹ đất không còn nhiều như trung tâm thành phố Bắc Ninh. Còn sau 2022, khi mức giá đã có thể đạt đỉnh, thị trường sẽ có sự điều chỉnh, ông Tú nói. Tuy nhiên, cơ hội và rủi ro sẽ khác nhau ở từng phân khúc. Giám đốc sàn Bắc Ninh Land cho hay một số loại hình như chung cư cao cấp đang gặp khó ở thị trường Bắc Ninh, đặc biệt ở phân khúc hướng tới mục đích cho thuê quanh các khu công nghiệp, giá có thể giảm tới 30% so với đỉnh điểm hồi 2017-2018. Với loại hình này, ông Tú cho rằng nhà đầu tư cần cẩn trọng, xem xét kỹ trước khi xuống tiền. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho rằng nhìn chung, đất nền tỉnh lẻ là phân khúc sáng nhất trong thời điểm hiện tại khi thị trường tại Hà Nội và TP HCM sụt giảm, bất động sản nghỉ dưỡng đang tồn tại những lấn cấn về pháp lý và ảnh hưởng của dịch bệnh. Song ông Đính cho rằng bất động sản tỉnh lẻ thời gian qua chứng kiến rất nhiều cơn sốt ảo, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ tâm lý đám đông của các nhà đầu tư. Vị chuyên gia này nhìn nhận ở bất kể thị trường nào, giá bất động sản cũng phản ánh tiềm năng của khu vực và tỷ lệ thuận với những giá trị về mặt hạ tầng, quy hoạch... Khi giá đất bị đẩy lên quá cao, nhà đầu tư không nên chạy theo phong trào nữa mà cần cân nhắc cẩn trọng để có phương án hợp lý. Chưa kể, ông cũng quan niệm thị trường bất động sản đang phát triển đi ngang chứ không còn là giai đoạn phát triển đi lên như giai đoạn 2015 - 2018 nữa. Tại các địa phương, quỹ đất để phát triển đô thị vẫn còn khá nhiều nên việc tăng giá bất thường hay tăng giá mạnh sẽ khó xảy ra. Tại thị trường Bắc Ninh và phần lớn thị trường tỉnh lẻ, hầu hết nhà đầu tư đều không có nhu cầu ở thực mà chủ yếu mua đất để đầu cơ. Nhưng đã qua thời kỳ có thể đầu tư lướt sóng, đầu cơ vào đất nền rồi. Thị trường đang bước vào giai đoạn bình ổn, giá cả sẽ không có sự biến động mạnh. Với những kịch bản ảm đạm cho năm 2020 như đã được dự báo, không lướt sóng là cách phòng vệ tốt nhất tránh rủi ro cho các nhà đầu tư”, ông Đính nói Lâm Tùng
2020-09-04
Lâm Tùng
Bất động sản
cafebiz
Thị trường bất động sản sẽ bắt đầu hồi phục từ cuối năm 2020
https://cafebiz.vn/thi-truong-bat-dong-san-se-bat-dau-hoi-phuc-tu-cuoi-nam-2020-20200904082500577.chn
Theo Báo cáo đánh giá giữa năm về Triển Vọng Thị Trường Bất động sản khu vực Châu Á – TBD của CBRE, hầu hết các mảng thị trường bất động sản sẽ bắt đầu hồi phục từ cuối năm 2020 đến cuối năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục của thị trường bất động sản (BĐS) thương mại sẽ chậm hơn nền kinh tế nói chung. Mặc dù tình trạng giãn cách xã hội cùng với những hạn chế trong việc đi lại đã được nới lỏng tại hầu hết các khu vực ở Châu Á-TBD, mức độ hồi phục của các hoạt động kinh tế và thị trường bất động sản nhìn chung không đồng đều tại các nước. Theo như Chỉ số đo lường mức độ phục hồi của các nước do CBRE đánh giá dựa trên hoạt động kinh tế, vận tải, hoạt động mua sắm, giải trí, du lịch, làm việc; New Zealand, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đang dẫn đầu. CBRE dự kiến thị trường Công nghiệp & Kho vận sẽ phục hồi nhanh chóng khỏi sự suy thoái kinh tế do dịch bệnh gây ra. Yếu tố kích cầu sẽ đến từ sự phát triển của mảng thương mại điện tử. CBRE đánh giá, các mảng thị trường bất động sản khác sẽ cần nhiều thời gian hơn để thích nghi với xu hướng phát triển mới, bao gồm: Các mặt bằng và toà nhà văn phòng sẽ cơ cấu lại để tăng tính linh hoạt trong việc đáp ứng các nhu cầu thuê đa dạng từ khách thuê; các khách sạn đang chờ sự quay lại của nhóm khách du lịch theo đoàn; và mảng bán lẻ sẽ phải thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, những cửa hàng mua sắm truyền thống sẽ có ít khách lui tới hơn, nhưng lượng chi tiêu của khách cho một lần mua sắm sẽ cao hơn trước đây. Theo Báo cáo đánh giá giữa năm về Triển Vọng Thị Trường Bất động sản khu vực Châu Á – TBD trong năm 2020 của CBRE, các công ty công nghệ vẫn sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cầu thị trường văn phòng khu vực Châu Á – TBD. Số lượng yêu cầu thuê tăng lên từ ngành dược phẩm, cùng với sự hồi phục của thị trường Trung Quốc góp phần tạo nên một viễn cảnh khả quan hơn trong thời gian tới. Đối với mảng công nghiệp & kho vận, nhu cầu thuê vẫn sôi động do các công ty thương mại điện tử phát triển với tốc độ phi mã. Mảng bán lẻ và khách sạn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn tuy vẫn có nhiều tiềm năng phục hồi. Về thị trường đầu tư, nhà đầu tư tổ chức trong khu vực đang tìm kiếm cơ hội trong lãnh vực kho vận thông qua liên doanh hoặc/và đầu tư vốn. Một số nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đang có chiến lược đầu tư vào các tài sản văn phòng tại vị trí đắc địa của các thành phố cửa ngõ của Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore. Bà Đặng Phương Hằng, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, cho biết, Đại dịch này đã để lại ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khu vực Châu Á – TBD được tin rằng sẽ bắt đầu hồi phục từ cuối năm nay cho đến hết năm 2021. Bà Hằng cũng cho biết thêm, Trong khủng hoảng kinh tế lần này, lãi suất sẽ được giữ ở mức thấp nhất nhằm giúp kích cầu cho thị trường bất động sản thương mại khu vực Châu Á – TBD trong bối cảnh chênh lệch giữa tỷ suất đầu tư vào bất động sản và trái phiếu chính phủ ngày càng lớn. Các nhà đầu tư vẫn rất quan tâm vào bất động sản thương mại mặc cho lệnh hạn chế di chuyển và họ cũng đang tiếp cận các cơ hội đầu tư khác như các khoản nợ, tài sản có doanh thu ổn định và đất phát triển công nghiệp & kho vận. Báo cáo đánh giá về Triển Vọng Thị Trường Bất động sản khu vực Châu Á – TBD được CBRE phát hành vào đầu năm nay đã chỉ ra các xu hướng chính ảnh hưởng đến thị trường bất động sản thương mại như xu hướng đi ngược toàn cầu hóa, giảm phát, và thay đổi về nhân khẩu học. Trong báo cáo cập nhật giữa năm, CBRE vẫn giữ vững quan điểm về các xu hướng này và cập nhật thêm tình hình cũng như ảnh hưởng từ đại dịch đến các xu hướng trên. Lan Nhi
2020-09-04
Lan Nhi
Bất động sản
cafebiz
4 gợi ý từ các “sói già bất động sản”: Ưu tiên an toàn vốn, đầu tư vào nơi người giàu hay lưu tới
https://cafebiz.vn/4-goi-y-tu-cac-soi-gia-bat-dong-san-uu-tien-an-toan-von-dau-tu-vao-noi-nguoi-giau-hay-luu-toi-20200903163949999.chn
Trong khi lãi suất tiết kiệm giảm sâu, vàng biến thiên chóng mặt, các lĩnh vực kinh doanh đều “nằm thở chờ thời” – thì bất động sản vẫn vững ngôi đầu bảng về sự an toàn và bền vững. 4 gợi ý sau từ các “sói già bất động sản” có thể sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư trong bối cảnh đầy biến động này. Biến nguy thành cơ giữa mùa Covid-19 Cây viết chuyên bất động sản Nathan Yale (Singapore) cho rằng, dù bị tác động mạnh mẽ từ dịch Covid-19 nhưng giá nhà đất nói chung và bất động sản cao cấp không hề giảm mà còn đi lên bởi những người có tiền nhàn rỗi vẫn sốt sắng tìm mua đất chờ thị trường phục hồi. Dù bị tác động mạnh mẽ từ Covid-19 nhưng bất động sản cao cấp sẽ không giảm giá. Các khu bất động sản cao cấp luôn sở hữu những lợi thế vàng để sinh lời. Tại Việt Nam, tình trạng cũng tương tự. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản được Công ty chứng khoán SSI công bố mới đây, giá bất động sản tại khu vực Hà Nội có thể tăng từ 2-3%, và TPHCM có thể tăng từ 7-10% trong năm 2020, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19. Ngoài lý do chi phí đầu vào tăng và nguồn cung hạn chế (theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cả năm 2019 chỉ có 1 dự án được chạy) thì tâm lý tranh thủ mua nhà đất nhằm bắt dao rơi cũng khiến thị trường duy trì sức hấp dẫn. Từng chứng kiến và trải qua tất cả những thăng trầm và phát triển của thị trường, ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cũng nhận định:Covid-19 sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2020, nhưng thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo 2021-2022. Đây được xem là thời điểm để tìm cơ hội trong khó khăn, các nhà đầu tư bất động sản có tầm nhìn tận dụng được các ưu đãi kích cầu từ chủ đầu tư. An toàn vốn là ưu tiên số 1 Theo Noel Christopher, nhà phát triển kinh doanh của Renters Warehouse - công ty dịch vụ đầu tư bất động sản hàng đầu của Mỹ - lợi ích chính của đầu tư bất động sản là tạo dòng tiền và tăng khoản thu nhập hàng tháng. Một tài sản có lợi nhuận 10% hoặc cao hơn thì chắc chắn tạo ra dòng tiền, nhưng thấp hơn hoặc không có lợi nhuận thì tốt nhất nhà đầu tư nên xem lại. Điểm mấu chốt của kinh doanh bất động sản là dự đoán và ước tính chính xác độ rủi ro và số lợi nhuận tiềm năng. Vì thế, nhà đầu tư sẽ chỉ rót vốn vào các bất động sản có giá trị sử dụng thật, pháp lý tuyệt đối an toàn, quản lý và thanh khoản bất động sản được đảm bảo. Nếu làm được điều này, nhà đầu tư sẽ tính toán được thời điểm mua, bán bất động sản và sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với các kênh đầu tư khác. Mua bất động sản tại nơi những người giàu có hay lui tới Đây là lời khuyên của vị Tổng thống giàu có nhất nước Mỹ - Donald Trump. Trước khi tham gia vào chính trường, Donald Trump đã từng là một trong những trùm kinh doanh lừng lẫy nhất xứ cờ hoa. Nhà tài phiệt này đổ hầu hết tiền bạc của mình vào những dự án đầu tư bất động sản cao cấp, vì cho rằng, nơi mà giới nhà giàu hay lui đến là nơi tốt nhất để kiếm lời. Thực chất, các khu bất động sản cao cấp luôn sở hữu những lợi thế vàng để sinh lời: Từ vị trí thuận tiện, giao thông kết nối dễ dàng, cảnh quan đẹp, môi trường sinh thái, đồng bộ tất cả dịch vụ trong một. Cũng vì lợi thế đó, những người đầu tư có thể dễ dàng bán lại bất động sản của mình cho những người có nhiều tiền, hoặc thu được lợi nhuận lớn từ việc cho thuê. Người đứng đầu đế chế bất động sản hàng đầu nước Mỹ nhấn mạnh rằng:Đừng mua bất động sản chỉ vì nó rẻ. Hãy mạnh dạn đầu tư vào những cơ ngơi hạng nhất trong thị trường. Những cơ ngơi rẻ tiền sẽ không giúp bạn kiếm được số tiền mà bạn mong muốn. Ngược lại, những bất động sản đắt tiền trong thời điểm hiện tại có thể vẫn rẻ so với một vài năm sắp tới. Chọn mặt gửi vàng đảm bảo khả năng sinh lời bền vững Chuyên gia đầu tư BĐS Anthony Hitt đúc kết: Để thành công trong lĩnh vực bất động sản, bạn phải luôn đặt lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình trước. Khi làm điều đó, bạn sẽ nhận được nhiều điều mà mình mong muốn và không thể tưởng tượng được. Đây là câu Hitt nói với các chủ đầu tư, nhưng cũng chính là lời khuyên chọn mặt gửi vàng dành cho những người đang muốn sinh lời từ lĩnh vực này. Nhà đầu tư phải biết chọn mặt gửi vàng: chọn các dự án của những chủ đầu tư uy tín, đã có chỗ đứng trên thị trường. Bất động sản luôn được coi là kênh đầu tư một vốn bốn lời. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng nhất mà giới chuyên gia nhấn mạnh với các nhà đầu tư bất động sản cần phải quan tâm đầu tiên là uy tín từ chủ đầu tư. Bởi chủ đầu tư có tầm nhìn chiến lược và tâm huyết sẽ luôn làm đúng những gì đã cam kết với khách hàng, tránh tình trạng đem con bỏ chợ. Bất kể một dự án nào nhà đầu tư bất động sản có ý định rót vốn đều phải có pháp lý rõ ràng, minh bạch, tiến độ đúng chuẩn. Điều này chỉ có được với những chủ đầu tư uy tín, lâu năm và có chỗ đứng trên thị trường. Chỉ như vậy, sản phẩm bất động sản mới đem lại lợi nhuận tối ưu cho các nhà đầu tư. T.D
2020-09-04
T.D
Kinh doanh
cafebiz
[Bài Học Đầu Tư ] Chuyên gia mách nước nên xuống tiền mua vào BĐS lúc thị trường khó khăn
https://cafebiz.vn/bai-hoc-dau-tu-chuyen-gia-mach-nuoc-nen-xuong-tien-mua-vao-bds-luc-thi-truong-kho-khan-20200905110632577.chn
Theo TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia Tài Chính, với các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân, chỉ nên mua BĐS ở những vùng sẽ có đô thị hóa, có dân sinh sống, chấp nhận chờ 3-5 năm, thậm chí là 10 năm, cơ hội sẽ rất lớn. NĐT dài hạn chọn lúc thị trường khó khăn để xuống tiền Theo vị chuyên gia này, hiện nay khi đầu tư phải xác định đầu tư dài hạn. Cơ hội chỉ thực sự đến với những người biết chờ đợi. Với NĐT cá nhân thì luôn luôn có cơ hội. Các NĐT tham gia thị trường trong khoảng thời gian 3 -5 năm sẽ chọn lúc thị trường khó khăn, đi xuống để bỏ tiền đầu tư. Còn với những NĐT lướt sóng thì lại chọn đầu tư khi thị trường đang lên. Với các NĐT cá nhân, chỉ nên mua những vùng nào sẽ có đô thị hóa, sẽ có dân sinh sống và mua phải chấp nhận chờ đợi trong trung – dài hạn thì cơ hội mới lớn, ông Hiển nhấn mạnh. Chia sẻ về xu hướng đầu tư Farmstay ở các tỉnh lân cận Tp.HCM, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, do giá đất các khu vực vùng ven ở Tp.HCM tăng rất cao. Khi giá đất tăng đến mức nào đó cơ hội đầu tư không còn nên NĐT phải đi xa. TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính Nhưng hiện rất khó để thành công với mô hình Farmstay này vì giá đất của các khu vực đã tăng rất mạnh, khoảng 5 - 10 lần trong vòng 5 năm nay, trong khi đất chủ yếu là đất nông nghiệp. Nhìn trong dài hạn, ông Hiển cho rằng tiềm năng BĐS phía Nam vẫn tốt. Nguyên tắc BĐS đi sau nền kinh tế, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay nhưng lạm phát vẫn ở mức 3%, tỷ giá không biến động mạnh, xuất khẩu dù giảm nhưng vẫn tốt so với các nước, dự trữ ngoại hối có thể đạt 100 tỷ USD vào cuối năm, xu thế công nghiệp hóa mạnh, kéo theo làn sóng di dân nên động lực thúc đẩy cho thị trường BĐS phát triển theo. Có tiền nhàn rỗi nên về tỉnh mua đất giá hợp lý Theo ông Hiển, xu hướng đổ về các thị trường tỉnh lân cận để mua BĐS không còn là xu hướng mới. Điều này đã diễn ra trong nhiều năm trước đó, nhưng hiện nay được thể hiện rõ nét hơn. Nếu có tiền vốn nhàn rỗi thì tiến về vùng lân cận để tìm kiếm các BĐS giá mềm trên dưới 1 tỉ đồng/sản phẩm là điều hợp lý ở thời điểm này. Tu vậy, người mua nên nhắm đến các khu vực mà có cơ sở về dân cư sinh sống, có tốc độ đô thị hóa cao. Ông Hiển cho rằng, nếu nói về thị trường BĐS Long An thì sẽ tập trung vào hai khu vực là Bến Lức và Cần Giuộc – Cần Đước. Cần Giuộc – Cần Đước thì trước đây đã sốt đất do nằm liền kề với cảng Hiệp Phước của Tp.HCM. Cảng này ban đầu được xác định sẽ xây dựng thành cảng biển nước sâu tuy nhiên sau đó kế hoạch này không đạt được khiến cho giá bất động sản khu vực này có giảm đôi chút. Tuy nhiên, nếu làm tốt các đường sông kết nối với Tp.HCM thì cảng biển Hiệp Phước vẫn có thể đón được các tàu từ 5000 – 10000 tấn. Do đó, nếu mạng lưới kết nối đường sông này được phát triển tốt thì BĐS Cần Đước – Cần Giuộc vẫn tiềm năng. Đối với Bến Lức đây là khu vực đang có nhiều dự án đô thị lớn, có dòng sông Vàm Cỏ Đông rất đẹp, mặt đất bằng phẳng. Đặc biệt, nơi đây phù hợp với loại hình khu công nghiệp đặc thù 4.0. Những khu công nghiệp này không thể làm tại Tp.HCM vì không còn quỹ đất nhưng Long An lại đáp ứng tốt. Trong tương lai gần, với sự kết nối của cao tốc Bến Lức – Long Thành, Bến Lức có thể lên thành phố với hai hướng là khu đô thị dân cư liền kề Tp.HCM và BĐS khu công nghiệp nhẹ, công nghiệp 4.0, ông Hiển nhấn mạnh. Theo vị chuyên gia này, thị trường BĐS hiện nay đang đứng trong thế phân vân. Đầu tư vào BĐS đều có 2 xu thế là tâm lý và giá cả. BĐS hiện nay nếu là do Covid-19 thì không sợ vì dịch bệnh có thể qua, còn phát triển BĐS tầm nhìn từ 5-10 năm thì không đáng lo ngại do dịch. NĐT dài hạn họ vẫn xuống tiền và chờ đợi thị trường tốt lên. Còn mấu chốt của việc vì sao BĐS ở giai đoạn này chậm hẳn là bởi đã có thời gian khá dài BĐS liên tục tăng giá mạnh. Từ năm 2007-2008, BĐS rất mạnh. 2013 đi xuống đến năm 2014-2015 bắt đầu tăng giá trở lại. Giai đoạn này việc tăng giá được xem là bình thường vì bù lại khoảng thời gian trước đó giá BĐS bị nén quá lâu, phục hồi tăng là hợp lý. Thế nhưng, theo ông Hiển, từ năm 2016-2019, giá BĐS tăng một cách bất hợp lý. Dường như không có miếng đất nào không tăng giá lên gấp 2-3 lần so với một năm trước đó. Nguyên tắc của thị trường là khi giá đã tăng một cách đột biến thì cần có thời gian để đi ngang. Phải qua năm 2021 thì mới có thể tăng lại một cách hợp lý, ông Hiển nhấn mạnh. Hạ Vy
2020-09-05
Hạ Vy
Bất động sản
cafebiz
Chuyên gia hiến kế phát triển “Thành phố Thủ Đức” trong tương lai trở thành đô thị sáng tạo tầm cỡ châu Á
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-hien-ke-phat-trien-thanh-pho-thu-duc-trong-tuong-lai-tro-thanh-do-thi-sang-tao-tam-co-chau-a-20200905105958843.chn
Trong nguyên lý đô thị, đô thị sinh ra từ đất, tức là khai thác quỹ đất và cứ thế phát triển cơ sở hạ tầng dần dần lên. Nhưng đất đai ở khu vực này hiện tại đang có tình trạng đầu cơ, khai thác như thế nào là thách thức. Đó là một trong các ý kiến của chuyên gia tại buổi tọa đàm  Những điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa TP Thủ Đức - TP sáng tạo: Thuận lợi, thách thức và lộ trình diễn ra mới đây tại Tp.HCM. Chuyên gia hiến kế cho Thành phố Thủ Đức TP Thủ Đức dự kiến có diện tích 21000ha và có hơn 1 triệu dân, tức chiếm khoảng 1/10 diện tích, 1/10 dân số toàn Tp.HCM, được kỳ vọng sẽ giúp Tp.HCM thực hiện giấc mơ chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tri thức, sáng tạo, công nghệ... mà gần 2 thập niên qua TP chưa thực hiện được. Căn cứ các quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đồng ý thực hiện chủ trương thành lập TP Thủ Đức thuộc Tp.HCM, trên cơ sở sắp xếp quận 2, 9 và Thủ Đức theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021. TS. Võ Kim Cương, Nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP: Cần phải phối hợp với các chủ đất để phát triển thành phố Theo ông Cương, từnăm 1993, lãnh đạo TP đã có xu hướng phát triển TP về phía Đông. Nay đã có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện ý tưởng này. Song trước tiên phải tìm cho ra những khó khăn, thách thức để có giải pháp vượt qua. Đầu tiên là mô hình TP trong TPvề mặt luật pháp không sai, nhưng một TP trực thuộc tỉnh là cấp huyện, vậy TP trực thuộc TP là cấp nào và đi liền theo đó là một loạt chính sách theo các cấp hành chính. Nên đặt ra và so sánh giữa phương án lập 1 đơn vị hành chính TP và phương án khác không lập 1 đơn vị hành chính, vẫn là 3 đơn vị hành chính nhưng có 1 cơ quan phát triển chung, do TP trực thuộc chỉ đạo. Nên có những phương án như vậy và từng phương án có nội dung cụ thể để so sánh, từ đó sẽ tìm ra mô hình tổ chức phù hợp để triển khai kế hoạch này. TS Võ Kim Cương Thứ haivề mặt tiềm lực để phát triển, giá trị đầu tư cho các đô thị phát triển mới trên thế giới rất lớn. Và ở đây đặt ra thách thức lớn nhất cho chúng ta là tiền ở đâu, kinh phí ở đâu để làm? Trong nguyên lý đô thị, đô thị sinh ra từ đất, tức là khai thác quỹ đất và cứ thế phát triển cơ sở hạ tầng dần dần lên. Nhưng đất đai ở khu vực này hiện tại đang có tình trạng đầu cơ, khai thác như thế nào là thách thức. Tôi đã từng đề nghị nên khoán kinh phí đầu tư hạ tầng của TP đó trên từng m2đất, và mỗi m2đất đó có nghĩa vụ đóng góp cho xây dựng. Hễ ai là chủ đất đều phải đóng góp chứ không phải Nhà nước bỏ ra hết. Nếu thực hiện được điều đó, có thể sẽ có được giải pháp về tài chính, để trước tiên phát triển hệ thống hạ tầng. Còn bây giờ chưa có gì cả, hạ tầng đụng vào đâu cũng đền bù giải tỏa. Ở đây phải đặt vấn đề là các chủ đất chứ không phải nhân dân và cần phải phối hợp với các chủ đất để phát triển TP này như thế nào, cần phải làm rõ - KTS Võ Kim Cương nhấn mạnh. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM: Tình trạng đầu cơ, thổi giá đất khu Đông đang là rào cản trong việc thành lập Thành phố Thủ Đức Tánthành đề án TP trong TP, song ông Lê Hoàng Châu bày tỏ sự lo ngại về tình trạng đầu cơ, thổi giá, phân lô bán nền tràn lan hiện nay tại các quận dự kiến hợp nhất thành TP Thủ Đức. Theo ông đây đang là rào cản lớn trong việc quy hoạch TP mới này. Ông Lê Hoàng Châu Để tháo gỡ rào cản này, ông Châu kiến nghị chính quyền TP cần có giải pháp để tạo cơ hội cho người dân sống lâu năm tại các quận trên phải được hưởng lợi trước nhất, tránh để họ bán lúa non. Đồng thời, tạo ra cơ hội như có quỹ đất lớn đón các nhà đầu tư tầm cỡ nhằm phát triển các dự án mang tính đồng bộ, có tiềm năng để góp phần thúc đẩy phát triển chung của TP mới. Đặc biệt, cần sớm công bố các thông tin quy hoạch thật nhanh, đầy đủ, chi tiết và công khai để mọi người dân nắm càng nhanh càng tốt, hạn chế việc đầu cơ, gây sốt ảo trên thị trường BĐS. Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Phuc Khang Coporation: Hạ tầng là yếu tố quan trọng cốt lõi cần ưu tiên hàng đầu Theo bà Mẫu, Thành lập Thành phố Thủ Đức phải nhìn trên quan hệ liên vùng, liên tỉnh, có chất lượng tri thức và đời sống cao, không chỉ đơn giản gom 3 quận thành 1 theo cơ sở địa giới hành chính (bao gồm cả TPHCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các đô thị lân cận…). Đặc biệt, phải tránh tình trạng quy hoạch manh mún từng khu vực như cách làm trước đây do thiếu chiến lược phát triển đồng bộ. Hạ tầng là yếu tố quan trọng cốt lõi cần ưu tiên hàng đầu. Xây nhà từ móng, tức phát triển 1 TP phải bắt đầu từ hạ tầng, tránh những bài học Tp.HCM hiện nay đang phải đối mặt như ngập lụt, kẹt xe, quá tải và xuống cấp hạ tầng nghiêm trọng. TP sáng tạo và TP công nghệ không thể là TP suốt ngày sống trong kẹt xe và ngập lụt. Nếu chỉ loanh quanh giải quyết các bài toán về hạ tầng và cơm áo đời sống, sẽ rất khó bật lên để trở thành TP sáng tạo, có sức cạnh tranh trong khu vực và tầm quốc tế. Bà Lưu Thị Thanh Mẫu Bên cạnh đó, chiến lược phát triển kinh tế xã hội Tp.Thủ Đức cần đi kèm với chiến lược phát triển không gian. Theo đó cần có bộ khung hướng dẫn thiết kế đô thị cho TP, xác định rõ các khu vực cao tầng, các khu vực điểm nhấn để kiến tạo hình ảnh, bộ mặt đặc trưng cho đô thị, đặc biệt là hình bóng đô thị (Silhouette/Skyline) mặt sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Khung hướng dẫn thiết kế đô thị cho TP cũng sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng định hình quy mô và mức độ đầu tư tại các khu vực trung tâm của TP. Quy hoạch TP mới cần dành chỗ cho các không gian công cộng (Public space), đặc biệt là dải đất ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Những công viên cảnh quan dọc 2 bên bờ sông sẽ góp phần làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường, thu hút người dân và khách du lịch, làm tăng gấp nhiều lần giá trị đất đai và sức thu hút đầu tư. Xây dựng cho TP những quy chế đặc thù. Bởi lẽ để xây dựng cần nguồn vốn, mà muốn vậy TP cần được tự chủ và tự quyết trong cả kế hoạch phát triển kinh tế, thu hút đầu tư lẫn quy hoạch không gian và phát triển hạ tầng. Để làm được như vậy TP Thủ Đức cần có sự đổi mới và tinh gọn trong bộ máy quản lý lẫn quyền được quản lý, giúp đô thị này thực sự năng động để bật lên so với các khu vực khác - bà Thanh Mẫu chia sẻ. GS. Trần Ngọc Thơ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia:Cần môi trường và thể chế pháp lý để hút đầu tư về GS. Trần Ngọc Thơ đặt ra 3 vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất,dự án này phải tính đến hành vi thay đổi vĩnh viễn của con người, của các tập đoàn tài chính, các tập đoàn đa quốc gia sau đại dịch Covid-19. Nếu không tính đến yếu tố này có thể dẫn đến những đầu tư và quyết định sai lầm. Lấy ví dụ, từ trung tâm tài chính quốc tế Dubai của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đang đứng trước nguy cơ phá sản, do được xây dựng trên nền tảng các cửa hàng siêu thị bán lẻ khổng lồ, các nhà hàng cao cấp, các khách sạn 5-6 sao đồ sộ... nhưng khách hàng ngày càng vắng, GS. Thơ đặt câu hỏi TP Thủ Đức (nếu được thành lập) là một TP ban ngày sống động, ban đêm nhộn nhịp. Vậy liệu rằng vốn đầu tư bỏ ra sau này có thể trở thành TP chết hay không? GS. Trần Ngọc Thơ Vấn đề thứ hai,lấy nguồn vốn từ đâu để đầu tư? Hiện nhiều ý kiến đề cập đến quỹ đất. Theo GS. Trần Ngọc Thơ, tư duy như vậy có đúng hay không? Quỹ đất luôn luôn là hữu hạn, trong khi nguồn tài chính, ý tưởng sáng tạo bất tận luôn là cơ hội mới tạo ra liên tục, nhất là sau đại dịch Covid-19. Do đó, cách tư duy của chúng ta phải ngược lại, không nên như truyền thống. Có nghĩa chúng ta nên từ chính sách tạo môi trường đẳng cấp quốc tế cao nhất, luật phải là luật tư pháp độc lập, đồng tiền của chúng ta phải là đồng tiền chuyển đổi được hay ít nhất phải có khu kinh tế đặc biệt, khu tài chính đặc biệt, cho phép đồng vốn nước ngoài chuyển ra chuyển vào một cách tự do… Những điều này sẽ tạo nguồn tài chính, không phải chỉ nghĩ đến quỹ đất. Tóm lại, chúng ta cần môi trường và thể chế pháp lý để hút đầu tư về. Thứ ba,luồng vốn chảy ra chảy vào cho các trung tâm này được tự do hóa, tự do chuyển đổi thế nào, đánh thuế thế nào, được quản lý, bảo mật ra sao. Hàng loạt vấn đề chẳng những liên quan đến tài chính ngân hàng mà còn liên quan đến an ninh quốc gia. Điều đó cho thấy vấn đề rất đa chiều và phức tạp. Do đó, dự án TP Thủ Đức này phải được đặt trong tổng thể cả chiến lược quốc gia. PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM: Cơ chế ngân sách không điều tiết theo tỷ lệ, mà khoán cho Tp.HCM Vị chuyên gia này bày tỏ,ngân sách cho Tp.HCM rất ít, chỉ còn 18% so với mức rất cao trước đây 33%. Tp.HCM đã liên tục có những đề xuất Trung ương giảm mức độ điều tiết, tăng phần ngân sách để lại cho TP. Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại cũng thấy rằng 1-2% ngân sách của Tp.HCM bằng cả 1 tỉnh miền núi phía Bắc, nên cũng có cái khó của các cơ quan Trung ương. Do đó, nếu cứ theo cách kiến nghị cũ xin tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại sẽ khó được giải quyết. Thay vào đó có thể kiến nghị lớn hơn, có tính chất vĩ mô hơn, đề nghị thay đổi mô hình ngân sách của Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Mô hình ngân sách của Việt Nam hiện nay là mô hình ngân sách tập trung, trong khi phần lớn quốc gia trên thế giới muốn phát triển hạ tầng, phát triển đô thị đã chuyển sang mô hình ngân sách phi tập trung. Có nghĩa nên đề nghị cơ chế ngân sách không điều tiết theo tỷ lệ, mà khoán cho Tp.HCM, sau khi hoàn thành nghĩa vụ ngân sách đó, Tp.HCM được toàn quyền sử dụng khoản ngân sách còn lại để đầu tư cho TP. Mô hình ngân sách phi tập trung đó sẽ giải quyết được cơ bản chuyện tăng 1% của tỉnh này thì mất 1% của tỉnh khác. Chúng ta phải khai thác tối đa môi trường đầu tư, môi trường đất lành chim đậu, nơi mà dòng vốn quốc tế giao dịch nhộn nhịp, như vậy mới tạo được sự khác biệt cho Tp.HCM so với các TP khác trên cả nước - PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhấn mạnh. ThS.KTS Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM: Quan trọng nhất là kinh phí thực hiện chương trình Vị Phó GĐ Sở Xây dựng TPcho biết đơn vị được TP giao làm 3 việc lớn. Thứ nhất, lập chương trình phát triển đô thị TP phía Đông song hành chương trình phát triển đô thị TPHCM đến năm 2025 tầm nhìn 2050. Thứ hai, chuẩn bị nội dung đề án thành lập TP Thủ Đức trực thuộc TPHCM trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức. Thứ ba, thực hiện đề án đề nghị công nhận khu vực phát triển đô thị tại 3 quận này thuộc TPHCM đạt tiêu chí loại I. ThS.KTS Huỳnh Thanh Khiết Hiện Sở Xây dựng đang lập đề cương, nên cũng sẽ tổ chức hội nghị, hội thảo lắng nghe ý kiến đóng góp cho nhiều vấn đề xung quanh, trong đó có tài chính. Theo đó, phải xác định danh mục lộ trình phát triển của các khu vực phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025 có các mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu, các nhu cầu đầu tư. Quan trọng nhất là kinh phí thực hiện chương trình, kế hoạch quan trọng nhất là nguồn vốn thực hiện chương trình nằm ở đâu. Kế hoạch huy động vốn cụ thể từng giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030, các giải pháp nguồn vốn, chính sách, quản lý… Hạ Vy
2020-09-05
Hạ Vy
Bất động sản
cafebiz
Xu hướng “bỏ phố về vườn” xây homestay, farmstay: Những người đầu tư nghiêm túc thì dù thất bại, 5 năm sau giá đất vẫn tăng gấp đôi
https://cafebiz.vn/xu-huong-bo-pho-ve-vuon-xay-homestay-farmstay-nhung-nguoi-dau-tu-nghiem-tuc-thi-du-that-bai-5-nam-sau-gia-dat-van-tang-gap-doi-20200904220006921.chn
Chuyên gia bất động sản cũng chỉ ra những vấn đề mà nhà đầu tư phải lưu tâm khi quyết định rót vốn vào một dự án homestay hay nhà vườn. Chia sẻ quan điểm trong tọa đàm “Bất động sản thời kỳ mới: Đầu tư vào đâu?”, ông Trần Khánh Quang - Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, một chuyên gia lâu năm trên thị trường cho biết, trong những năm vừa qua, bất động sản nghỉ dưỡng đều tập trung chủ yếu vào các khu vực như Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, trong khi Đà Lạt, Bà Rịa - Vũng Tàu hay Đồng Nai đang bị bỏ rơi. Tuy nhiên, gần đây, việc “bỏ phố về vườn” hay xây dựng các homestay/farmstay đang nổi lên như một xu hướng và được cho là thuận theo tự nhiên, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân hiện nay. Ông Quang cho biết hiện tại có thể chia cách thức đầu tư homestay/farmstay theo hai dạng. Thứ nhất là “bỏ phố về vườn”, những bạn trẻ sẵn sàng bán hết nhà cửa về lập nghiệp. Thứ hai, nhóm đối tượng là cư dân thành phố muốn mua một mảnh vườn hay căn nhà nhỏ để làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần và cho thuê khi phòng trống. Với nhóm thứ nhất, ông Quang bày tỏ quan điểm:“Đối tượng đó tôi thực sự rất hoan nghênh vì họ cảm thấy cuộc sống của mình nhẹ nhàng hơn.Còn dưới góc độ bất động sản, tôi quan sát thấy rằng sau một thời gian làm homestay, những bạn “bỏ phố về vườn” mà đam mê nông nghiệp thực sự, làm nghiêm túc, dù sau 5 năm có thể thất bại nhưng giá những lô đất đó lúc nào cũng tăng gấp đôi.” Ông Trần Khánh Quang. Với nhóm thứ hai, việc đầu tư một mảnh vườn nhỏ rồi xây nhà làm nơi nghỉ dưỡng có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề. Theo vị chuyên gia này, chúng ta không phải ai cũng biết làm nông nghiệp, đừng nghĩ mua đất là có thể trồng được cây, làm được vườn. Việc chăm sóc từng loại cây đều cần kỹ thuật, chưa kể đến việc không quen với môi trường sống dân dã tại nông thôn. Về mặt pháp lý, không phải cứ có đất là xây được nhà. Nếu như người dân nông thôn đã sinh sống ở đó từ lâu, họ xây một căn nhà nhỏ thì có thể được chấp nhận, nhưng với người từ thành phố về, nếu không phải đất thổ cư thì chính quyền sẽ không cho phép xây dựng. Do đó, phải mua đất đã được chuyển đổi sang thổ cư. Đồng thời, khi làm nhà vườn hay homestay nên lưu ý chọn khu vực có mật độ dân cư cao. Ông Quang chỉ ra thực trạng hiện nay, nhiều khu vực “sốt” giá như ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá đã tăng gấp 3 - 5 lần thậm chí ngang ngửa với TP. Hồ Chí Minh nhưng mật độ dân cư cực kỳ thấp. “Nếu mua không đúng vùng, nhiều khi tối không dám ngủ một mình”, ông nói đùa. Ngoài ra, vị trí miếng đất phải gần trục đường giao thông. Về mặt quản lý, nhà vườn hay farmstay đều cần đầu tư nguồn tài chính và công sức chăm sóc, duy trì không hề nhỏ. Ví dụ, sau khi mua mảnh đất hết 1 tỷ đồng, nhà đầu tư tiếp tục phải chi tiền cải tạo khoảng 200 - 300 triệu đồng, xây thêm nhà mất 400 - 500 triệu đồng, chưa kể hàng tháng phải bỏ ra tiền chăm sóc khoảng 10 triệu đồng. Một điểm khác mà nhà đầu tư nên lưu tâm đó là tiềm năng phát triển của khu vực đó. Trong tương lai, khu vực này có phát triển thành khu dân cư hoặc khu nghỉ dưỡng hay không? Nếu mua một lô đất trong rừng mà 10 năm tới nó vẫn là rừng hoặc thuộc diện bị nhà nước thu hồi thì tiền đầu tư của chúng ta sẽ trở nên vô ích. Các chuyên gia cho rằngnhà đầu tư nên xác định rõ mục đích của mình là gì, chủ yếu để gia đình nghỉ dưỡng hay cho thuê, mục tiêu lợi suất là bao nhiêu, từ đó đưa ra quyết định “rót tiền” vào loại hình bất động sản phù hợp. T.D
2020-09-05
T.D
Kinh doanh
cafebiz
Nhiều doanh nghiệp BOT đang phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu
https://cafebiz.vn/nhieu-doanh-nghiep-bot-dang-phai-huy-dong-tu-cac-nguon-tien-khac-tra-cho-ngan-hang-de-tranh-bi-no-xau-20200906112057124.chn
Bộ GTVT cho biết đang tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 diễn ra chiều 4/9, phóng viên đã đặt câu hỏi với về tín dụng mảng BOT. Cu thể, các doanh nghiêp BOT bị ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19 và thu phí không được như cam kết. Nếu để rơi vào nhóm nợ xấu, mất đi quyền đấu thầu sẽ bị ảnh hưởng, trong khi đây là những DN chủ chốt trong ngành xây dựng và nhiều lao động. Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, ngành GTVT có 61 dự án BOT, trong đó có 60 dự án đã đưa vào khai thác, còn 1 dự án đang đầu tư xây dựng. Qua theo dõi, nhiều hợp đồng có nguồn thu sụt giảm so với dự kiến do 3 nguyên nhân. Thứ nhất, do định hướng chung về ổn định giá, giảm giá vé xe vận tải, xe tải, nhóm 4, 5. Thứ hai là do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên lưu lượng giao thông giảm. Thứ ba là chưa thực hiện điều khoản trợ giá cho các nhà đầu tư, cần có thời gian nhất định để tăng trưởng mức thu… Bộ GTVT tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp. Chúng tôi có phân tích các nguyên nhân do tác động khách và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là tác động do dịch COVID-19, phát triển kinh tế không như ban đầu. Còn nguyên nhân chủ quan là do quá trình lập dự án, phương án tài chính..., Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết. Do đó, bộ GTVT đề nghị các yếu tố nào do khách quan thì cần xem xét tháo gỡ cho các nhà đầu tư. Nếu không cho tăng giá thì khó khăn, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong đó có việc giảm chi phí vận tải như giảm giá vé các phương tiện giao thông tại các dự án BOT… nhưng cần lộ trình. Vì hiện nay, nhiều nhà đầu tư BOT phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu, khó khăn để DN hoạt động, gần đây bộ đã có các biên bản trình lên VPCP, báo cáo để có chỉ đạo. Thu Thủy
2020-09-06
Thu Thủy
Xã hội
cafebiz
Sovico Group đã phát hành 9400 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm
https://cafebiz.vn/sovico-group-da-phat-hanh-9400-ty-dong-trai-phieu-ke-tu-dau-nam-20200906112313015.chn
Hai doanh nghiệp liên quan đến nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là CTCP Tập đoàn Sovico và Địa ốc Phú Long vừa lần lượt huy động 1200 tỷ đồng trái phiếu, thời gian thực hiện vào cuối tháng 8/2020. Lãi suất không được công bố. Sovico Group là cái tên khá quen thuộc trên thị trường trái phiếu thời gian qua khi liên tiếp huy động lượng trái phiếu lớn hàng ngàn tỷ đồng. Gần nhất theo thống kê riêng trong tháng 7 của HNX, Tập đoàn Sovico đã huy động 2000 tỷ thông qua 17 lần huy động. Theo dữ liệu của chúng tôi, lũy kế từ đầu năm, Sovico Group đã huy động 9400 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng lượng trái phiếu đã phát hành lên gần 15000 tỷ đồng. Bên cạnh đó Phú Long cũng phát hành tổng cộng 2500 tỷ đồng trái phiếu từ đầu năm. Về phần Địa ốc Phú Long, thành viên của Sovico được biết đến với siêu dự án Dragon City quy mô 65ha với tổng mức đầu tư 1 tỷ USD tại khu Nam Sài Gòn (Nhà Bè), liền kề Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Công ty còn hợp tác đầu tư vào rất nhiều dự án khác ở Tp.HCM, Hà Nội và Phú Quốc. Đáng chú ý, năm 2018, Địa ốc Phú Long đã ra mua lại toàn bộ 50% cổ phần tại Liên doanh An Khánh JVC từ Công ty xây dựng Posco E&C (Hàn Quốc), chính thức nhảy vào siêu dự án Splendora (Bắc An Khánh, Hà Nội). Tham vọng của Phú Long đưa ra sẽ phát triển Splendora tương đương Khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại Tp.HCM. Tuy nhiên, những bất đồng quan điểm kinh doanh với nhóm cổ đông lớn đối trọng khiến dự án trì trệ, thua lỗ hàng ngàn tỷ dù đtrên 264,13 ha. Động thái mới nhất, HĐQT Vinaconex ra quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn tại An Khánh JVC, rút khỏi dự án Splendora. Thay thế là Đầu tư và phát triển Pacific Star, nắm giữ 50% vốn của An khánh JVC. Pacific Star mới được thành lập vào ngày 9/7/2020, địa chỉ trụ sở chính nằm tại Tòa nhà Republic Plaza, số 18E Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Tp.HCM, đây là một trong các dự án thuộc CTCP Thương mại Thùy Dương – Đức Bình. Người đại diện của Thùy Dương – Đức Bình cũng trùng với đại diện của Phú Long tại An Khánh JVC. Điều này cho thấy nhiều khả năng, Phú Long đã toàn quyền quyết định số phận của Splendora, kỳ vọng sẽ dứt điểm tồn đọng và phát triển siêu đô thị trong tương lai. Bảo An
2020-09-06
Bảo An
Kinh doanh
cafebiz
Làm thế nào để không bị “ sập bẫy lừa đảo khi mua nhà đất?
https://cafebiz.vn/lam-the-nao-de-khong-bi-sap-bay-lua-dao-khi-mua-nha-dat-20200906094339093.chn
Dù nhiều người mua BĐS đã được cảnh báo nhưng việc dính bẫy các CĐT bán dự án “ma” vẫn diễn ra trên thị trường BĐS, nhất là ở phân khúc đất nền. Người mua BĐS cần làm gì để tránh những “bẫy lừa đảo” từ phía người bán?. Bà Nguyễn Thị Vân Khanh – Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam cho rằng, để không rơi vào bẫy lừa đảo thì thứ nhất, những người mua BĐS vùng ven nên thận trọng tính thanh khoản của thị trường. Vì đối với người mua nhà để đầu tư, sau thời gian họ cần bán để thu hồi vốn, chốt lời do đó, tính thanh khoản rất quan trọng. Những dự án ở vùng ven có quy mô tương đối lớn lên đến hơn 100ha, nguồn cung tham gia thị trường rất là nhiều. Ở những đợt ra hàng kế tiếp, người mua hàng ở đợt đầu bán lại trên thị trường thứ cấp phải cạnh tranh với chính nhà đầu tư. Các chủ đầu tư thường có xu hướng mở bán đợt sau các căn hộ có vị trí đẹp hơn, giá bán cao hơn, trên thị trường thứ cấp sẽ cạnh tranh rất khốc liệt. Thứ hai là các cá nhân đầu tư nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ pháp lý dự án, đảm bảo về tính minh bạch của thị trường. Mua đất tự xây nhà thì cần đảm bảo có đủ pháp lý để xây, sau đó được cấp sổ. Ngoài ra cũng cần lựa chọn chủ đầu tư có tiềm lực tài chính, uy tín,… để đầu tư. Nhiều khách hàng mất ăn mất ngủ vì mua phải dự án ma. Ảnh: Nguồn Vietnamnet Cùng quan điểm, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Quản lý cấp cao, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam nhấn mạnh, nếu mua đất nền thì thực sự phải am hiểu về phân khúc này, quy trình pháp lý của một dự án như thế nào. Thực tế có rất nhiều khách hàng hiện nay không hình dung được chuỗi quy trình về pháp lý của một dự án ra sao, không hiểu rõ pháp lý dự án đó đang ở mức độ nào, giai đoạn nào… khiến dễ bị dính vào bẫy pháp lý mà CĐT cố tình giăng ra. Vì thế, theo ông Kiệt, NĐT khi mua BĐS cần trang bị kỹ kiến thức về tính pháp lý của dự án. Bên cạnh đó, hầu hết trên thị trường hiện nay là xuất hiện tâm lý đầu tư theo đám đông, thậm chí có những người không hiểu rõ đầu tư vào cái gì, sẽ được cái gì… đó là những đối tượng dễ bị các đơn vị làm ăn chụp giật lừa đảo. Khi không trang bị đủ kiến thức hệ lụy xảy ra là các CĐT lợi dụng để tạo ra những sản phẩm ảo, bán cho khách, chưa kể hệ lụy liên quan đến pháp lý, ông Kiệt nhấn mạnh. Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, trước khi tìm hiểu mua BĐS, người mua cần tìm hiểu CĐT đó là ai , năng lực tài chính đó như thế nào, đặc biệt không đầu tư theo đám đông, những NĐT nhỏ lẻ, tài chính kém chắc chắn sẽ bị bỏ lại sau cùng vì kiểu đầu tư này. Còn theo ông Trần Khánh Quang, Chuyên gia BĐS, đầu tư BĐS muốn thắng phải có tầm nhìn. BĐS đi theo một quy luật, 10 năm tăng gấp 3 lần, tức khi bỏ vốn vào BĐS sản phải xác định đầu tư dài hạn và bài bản chứ không phải mua theo phòng trào. Nói về những khu đô thị ma sau thời gian bán ra, ông Quang cho rằng, đô thị ma nơi nào trên thế giới cũng có chứ không chỉ là ở Việt Nam. Các chủ đầu tư có xu hướng làm nhỏ thành công rồi làm lớn hơn. Thành ra nhiều BĐS không có người ở. Theo ông Quang, hiện nay có 20% các khu đô thị trên 20ha ở Long An, Đồng Nai, Bình Dương,… là không có ai ở. Việc này là do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khi mua người mua kỳ vọng hạ tầng sẽ tạo động lực tăng giá. Chẳng hạn từ khi khu Đông phát triển BĐS tăng giá mạnh thì Nhơn Trạch trở thành điểm đến vì nhiều nhà đầu tư kỳ vọng khi có cây cầu nối qua giá sẽ tăng mạnh. Thế nhưng, cầu khi nào xây thì chưa rõ. Hạ Vy
2020-09-06
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Forbes: Không một đối tác thương mại nào của Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh hơn Việt Nam trong vòng 2 thập kỷ qua
https://cafebiz.vn/forbes-khong-mot-doi-tac-thuong-mai-nao-cua-my-co-nen-kinh-te-phat-trien-nhanh-hon-viet-nam-trong-vong-2-thap-ky-qua-2020090719194039.chn
Việt Nam lọt top 2 các các đối tác thương mại của Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất tính từ đầu năm đến nay. Campuchia lọt top 1 đối tác phát triển nhanh nhất trong tháng 8. Đối tác thương mại Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất (tính từ đầu năm đến nay) Xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách này là Thụy Sĩ, quốc gia có dự trữ vàng bình quân đầu người lớn nhất trên thế giới. Tính đến tháng 7, kim ngạch thương mại Mỹ - Thụy Sĩ tăng 55,13% so với cùng kỳ năm 2019. Vào thời điểm này năm ngoái, Thụy Sĩ đứng thứ 19 trong top các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Hiện nay, quốc gia này xếp ở vị trí thứ 8. Xếp ở vị trí thứ 2 chính là Việt Nam. Forbes nhận định rằng trong vòng 2 thập kỷ qua, không có đối tác thương mại nào của Mỹ phát triển nhanh như Việt Nam – quốc gia đang dần trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới. Năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 28 trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Năm nay, Việt Nam vượt lên vị trí 10. Đối tác thương mại Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất (chỉ trong tháng 8) Campuchia, quốc gia láng giềng của Việt Nam chính là cái tên đầu tiên đứng trong danh sách này. Họ là quốc gia sản xuất hàng may mặc, với thế mạnh đặc biệt là ba lô túi xách và quần áo. Kim ngạch thương mại Mỹ - Campuchia tăng 65,79% từ tháng 6 đến tháng 7, cải thiện thứ hạng từ vị trí 57 lên vị trí thứ 47. Xếp ngay sau Campuchia là Hungary. Mặt hàng chủ lực mà quốc gia này xuất khẩu vào Mỹ bao gồm xe cơ giới, máy tính, phụ tùng máy bay và pin. Tháng 8 vừa rồi, kim ngạch xuất khẩu giữa Mỹ và Hungary tăng tới 62,02%, đủ để đưa quốc gia này từ vị trí thứ 53 lên vị trí thứ 44. Quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Mỹ (tính từ đầu năm đến nay) Xếp ở vị trí cao nhất là Thụy Điển. Xuất khẩu của Mỹ sang Thụy Điển đã tăng 378,94 triệu USD trong năm nay. Tuy nhiên, đó chưa phải là một mức tăng quá lớn. Dầu mỏ và vắc-xin là hai mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang Thụy Điển. Ngay sau Thụy Điển là Đan Mạch. Trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu Mỹ vào Thụy Điển đã tăng 218,99 triệu USD, và ¼ số đó là dầu mỏ. Theo Thư Thư
2020-09-07
Theo Thư Thư
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Môi giới bất động sản âm thầm xoay sở thời Covid-19: Thất nghiệp, chuyển nghề...
https://cafebiz.vn/moi-gioi-bat-dong-san-am-tham-xoay-so-thoi-covid-19-that-nghiep-chuyen-nghe-2020090719245439.chn
Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS đang “khó chồng khó” khiến hàng chục nghìn môi giới mất việc, vì thế rất cần có cơ chế hỗ trợ để không gây nhiều tác động xấu đến nền kinh tế. Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm năm 2020, tổ chức ngày 10-7, tại Hà Nội cho biết tại Việt Nam trong quý 2 có thêm 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp cả nước quý 2 năm nay tăng 2,73% (khoảng 1,3 triệu người), trong đó khu vực thành thị tăng 4,46% so với quý trước. Đây là mức tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong 10 năm qua, trong đó tỉ lệ thất nghiệp tăng nhiều nhất ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp. Ở lĩnh vựcbất động sản, số liệu tổng hợp của Tổng cục thống kê cho thấy trong 7 tháng đầu năm, có 927 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tạm dừng kinh doanh. Còn theo Hiệp hội môi giới bất động sản trong 2 quý đầu năm có đến hơn 800 sàn giao dịch đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Với gần một nghìn doanh nghiệp BĐS tạm dừng hoạt động sẽ có tới cả chục nghìn người lao động mất việc theo. Việc môi giới bất động sản thất nghiệp, chuyển sang nghề khác có lẽ chưa bao giờ nhiều như hiện nay. Covid-19 hoành hành khiến thị trường đóng băng, dự án bung ra không khách nào ngó đến, môi giới bất động sản trở nên thừa thãi. Cầm cự mãi không được, nhiều môi giới đành chuyển sang chạy Grab, bán trà đá, hải sản hoặc kinh doanh online để kiếm thêm thu nhập. Nhiều môi giới đã không trụ nổi tại các thành phố lớn đành tạm thời lánh về quê đợi dịch bệnh kết thúc. Hồ Thị Nhân, một môi giới bất động sản tại Hà Nội tâm sự, khi dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm, Nhân quyết định về quê chờ hết dịch để lên đi làm lại. Nhưng dịch hết chưa được bao lâu lại bùng phát trở lại, nên chị quyết định bán hàng online để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Cũng theo Nhân, nhiều môi giới cùng công ty cũng chuyển nghề sang chạy Grab, mở quán trà đá hay shipper. Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, 100% các sàn giao dịch, cá nhân môi giới BĐS chịu ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh; vừa thiếu nguồn hàng để bán, vừa không có được sự quan tâm từ khách hàng, nhà đầu tư vì phải lo chống dịch. Điều này khiến hàng nghìn môi giới không chỉ rơi vào tình trạng phải chuyển nghề, thậm chí mất luôn kế sinh nhai. Trong bối cảnh khó khăn của nghề môi giới, năm từ đầu năm 2020 đã chứng kiến hàng loạt đại gia bất động sản liên tục tung ra những chương trình hỗ trợ sale. Trong đó, có những chương trình hỗ trợ ngắn hạn nhưng cũng có những chương trình hỗ trợ dài hạn. Đơn cử như để hỗ trợ các sàn giao dịch nhỏ lẻ CenHomes đã công bố chiến lược Cen Xspace hợp tác với các sàn liên kết, sẵn sàng hỗ trợ chỗ ngồi cho nhân viên các sàn này. Theo đó, toàn bộ các sàn liên kết với CenHomes tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM sẽ được cung cấp địa điểm làm việc miễn phí, phong phú, đa dạng phân khúc với khoảng 400 dự án bất động sản trên cả nước. Cùng với kho hàng chung, các sàn liên kết được sử dụng các dịch vụ và công nghệ từ hệ thống CenHomes bao gồm: check căn, đặt cọc, giữ hàng và thanh toán trực tuyến. Hay mới đây, Apec Group đã tung ra chương trình 1000 học bổng kinh doanh trị giá 16 tỷ đồng. Chương trình mở ra cho những lao động phát triển theo định hướng kinh doanh, đặc biệt kinh doanh bất động sản có kinh nghiêm dưới 1 năm đang chịu ảnh hưởng do Covid. Mỗi suất học bổng sẽ được nhận mức hỗ trợ 3 triệu/tháng và tham dự miễn phí khóa học thực chiến kinh doanh trị giá 10 triệu đồng trong vòng 2 tháng. Được biết, trước đó Apec Group cũng đã triển khai các dự án Siêu thị Hạnh Phúc 0đ, cây ATM gạo trong mùa dịch Covid. Ông Nguyễn Quang Huy, đại diện Apec Group chia sẻ: “Chúng ta đang phải trải qua những khó khăn chưa từng có do ảnh hưởng bởi dịch. Trước vấn nạn cắt giảm nhân sự liên tục thì nền kinh tế khó mà trụ vững qua thời kỳ thử thách này. Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động bởi yếu tố con người mang tính quyết định đến sức khỏe của nền kinh tế. Chúng tôi hi vọng với chương trình 1000 suất học bổng này cứu trợ được phần nào các cá nhân đang phải chịu ảnh hưởng từ dịch covid.” Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS đang “khó chồng khó”, vì thế rất cần có cơ chế hỗ trợ để không gây nhiều tác động xấu đến nền kinh tế. Đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cũng cho biết đang ghi nhận những khó khăn chung của thị trường BĐS, trong đó có việc hàng loạt môi giới bất động sản chuyển nghề. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, môi giới bất động sản cần được định vị là trung tâm của thị trường, cân bằng mọi hoạt động của thị trường bất động sản, giúp thị trường phát triển một cách minh bạch, bền vững. Chính vì thế, hơn lúc nào hết môi giới cần được sự hỗ trợ đúng mức từ các doanh nghiệp BĐS để có thể sống sót với nghề qua thời kỳ khó khăn của thị trường. Theo Lan Nhi
2020-09-07
Theo Lan Nhi
Kinh doanh
cafebiz
Bất động sản phía Đông Tp.HCM liệu có sốt nóng theo “Thành phố Thủ Đức”?
https://cafebiz.vn/bat-dong-san-phia-dong-tphcm-lieu-co-sot-nong-theo-thanh-pho-thu-duc-20200907161729327.chn
Với bối cảnh thị trường như hiện nay, yếu tố tâm lý và tài chính ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân. Khi được hỏi, liệu BĐS khu Đông Sài Gòn liệu có diễn ra cơn sốt trong thời gian tới khi có chủ trương thành lập Thành phố Thủ Đức, nhiều chuyên gia trong ngành đã bày tỏ quan điểm của mình. Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Quản lý cấp cao, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, trên thực tế, khi xuất hiện các thông tin về thay đổi quy hoạch đều kéo theo sự thay đổi trong tâm lý của các NĐT cá nhân. Ngay thời điểm hiện tại, dù mới chỉ xuất hiện thông tin duyệt chủ trương nhưng BĐS khu Đông một vài nơi đã tăng giá cao trong khoảng thời gian ngắn. Nhiều NĐT, đặc biệt nhà đầu cơ hầu hết đều tận dụng thông tin này để tăng giá BĐS. Theo ông Kiệt, thực tế xu hướng này trước đây đã xuất hiện khá nhiều trên thị trường, tại các khu vực như Q9, Q2, Củ Chi, Bình Chánh…vì thế, không loại trừ khả năng là Thành phố Thủ Đức sẽ tạo ra một đợt tăng giá ở một số khu vực. Tuy vậy, việc duy trì làn sóng này kéo dài hay không, mức độ sóng cao hay thấp, tính lan rộng đến đâu còn phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường BĐS ở thời điểm đó. Như chúng ta biết, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tài chính chung của các NĐT đến thời điểm này không còn dồi dào như trước đây, nên có thể thị trường khu vực này tăng nhưng chỉ tập trung ở một số khu vực, một số phân khúc ở nhóm NĐT có tiềm lực tài chính mạnh, ông Kiệt khẳng định. Bên cạnh đó, ông Kiệt cho rằng, với kinh nghiệm trải qua nhiều đợt nóng sốt BĐS, các NĐT hiện nay tỏ ra thận trọng hơn rất nhiều khi vào thị trường, chưa kể tài chính hiện tại cũng khó khăn hơn trước, cho nên sẽ không có chuyện đổ xô đi mua BĐS như trước đây. BĐS khu Đông trong thời gian tới dự báo sẽ sôi động. Còn việc sóng về giá hay không còn phụ thuộc vào mức độ hấp thụ của thị trường nói chung và cả sự thận trọng của NĐT. Dĩ nhiên khi có thông tin tốt các CĐT dự án sẽ tận dụng để tạo sóng về giá cả, nhưng với thời điểm này mà tăng giá quá cao chính các CĐT sẽ đẩy mình vào rủi ro. Bởi lẽ, trong lúc thị trường biến động, các NĐT cá nhân sẽ nhận thấy, mức giá bị đẩy lên quá cao liệu có duy trì được lâu dài hay không, đa số họ sẽ có tâm lý e ngại khi quyết định đầu tư vào thời điểm này, vị chuyên gia CBRE Việt Nam nhấn mạnh. Việc tận dụng thông tin Thành phố Thủ Đức để tăng giá, ông Kiệt cho rằng các CĐT cần suy tính kỹ càng, quan trọng vẫn là tính hấp thụ của thị trường ở mức độ nào. Bởi hiện nay 2 yếu tố tâm lý và tài chính ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của các NĐT cá nhân. Nếu thị trường có thông tin sẽ ảnh hưởng đến một nhóm NĐT có tiềm lực tài chính tốt, còn hiện nay đa số NĐT đang trong trạng thái e dè, mặc dù họ có nguồn tiền nhưng chính họ lại không tin tưởng việc thị trường có ổn định lâu dài hay không trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Chắc chắn thị trường BĐS khu Đông thời điểm hiện tại sẽ rất khó xảy ra cơn sốt lan rộng như thời điểm trước đây. Có thể chỉ xuất hiện làn sóng nhẹ ở một số khu vực, một số phân khúc. Còn nếu khi dịch bệnh kiểm soát tốt, hạ tầng tiếp tục được đầu tư mạnh tay thì có thể tạo ra một xu hướng trên thị trường địa ốc, ông Kiệt khẳng định. Có một thực tế, theo vị chuyên gia này đang diễn ra trên thị trường địa ốc là kì vọng của các CĐT vào thị trường, vào giá BĐS còn khá cao. Cho nên nhiều CĐT vẫn kì vọng lợi nhuận tốt dù thị trường khó khăn do dịch bệnh. Ngoài ra, một số CĐT có tâm lý bù lại khoản hụt do Covid-19 gây ra trước đó trong hoạt động kinh doanh cho nên giá bán ra trên thị trường thứ cấp vẫn xu hướng tăng chứ không giảm. Thậm chí, giá bán sản phẩm đợt sau tăng mạnh so với đợt trước. Tại khu Đông thì thời điểm hiện tại rất khó tìm kiếm các căn hộ có mức giá dưới 2000 USD, đó là một thực tế. Theo vị chuyên gia này, đây cũng là bài toán về nhu cầu an cư thực của người dân trong tương lai. Theo ông Kiệt, hiện tại rất khó để xảy ra đợt sốt đất khu Đông như thời điểm trước đây. Chia sẻ thêm về câu chuyện này, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land cho hay, việc thành lập Thành phố Thủ Đức là một điểm sáng cho thị trường khu Đông Tp.HCM. NĐT kỳ vọng vào sự thay đổi của khu Đông mang đến cơ hội phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn cho khu vực này. Trong ngắn hạn yếu tố tâm lý sẽ tác động tích cực đến thị trường dẫn đến sự quan tâm đến các sản phẩm khu Đông cũng tăng theo. Mặt bằng giá khu vực này chính vì lý do này sẽ tăng nhẹ. Cũng không tránh khỏi hiện tượng thổi giá cục bộ xảy ra ở 1 số vị trí, tuy nhiên NĐT cần tỉnh táo để cân nhắc trong quyết định đầu tư. Mặc dù có chủ trương thành lập Tp.Thủ Đức, tuy nhiên cần một lộ trình dài hơi trong quá trình triển khai. Thành phố cần sớm công bố các thông tin định hướng quy hoạch phát triển cũng như kế hoạch thực thi nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và xác thực cho người dân, bà Hương chia sẻ. Trước đó, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA cũng có những quan điểm về vấn đề này. Theo ông Hoàng, hiện nay vẫn chưa thể hình dung ra diện mạo một thành phố trong thành phố. Trong khi đó, chỉ với thông tin thành lập thành phố phía Đông, nhiều chủ đầu tư đã tận dụng thời cơ để quảng cáo nâng tầm giá trị dự án BĐS và qua đó tác động làm tăng giá BĐS khu vực nói chung. Bên cạnh đó, mặt bằng giá BĐS nhà ở tại khu vực trong thời điểm này đã lên rất cao so với thu nhập và mức tăng thu nhập của người dân. Điển hình, dù thị trường có nhiều suy giảm so với trước, nhưng hiện tại khu Đông vẫn không thể tìm thấy một dự án căn hộ có giá dưới 40 triệu đồng/m2. Nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu thì khó có thể chen chân vào khu vực này. Nếu như vẫn không có quy hoạch cụ thể và tình hình hiện tại cứ tiếp diễn, tôi e rằng trong 5 năm nữa, nơi đây sẽ trở thành một khu đô thị của những người có điều kiện tài chính với giá BĐS quá cao so với mặt bằng chung của thành phố, chuyên gia này bày tỏ. Vì vậy, theo ông Hoàng, việc quy hoạch chi tiết để đáp ứng cho những điểm còn nhiều quan ngại là rất quan trọng, trong đó phải chú ý đến chương trình nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu trong cơ cấu mật độ dân cư - dân số và hạ tầng xã hội. Hạ Vy
2020-09-07
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Choáng ngợp với ngôi nhà 11 mái ở Hà Nội, nhìn thôi đã thấy mê mẩn rồi!
https://cafebiz.vn/choang-ngop-voi-ngoi-nha-11-mai-o-ha-noi-nhin-thoi-da-thay-me-man-roi-20200907162003687.chn
Căn nhà không chỉ được tái tạo 1 - 2 ngôi nhà mà còn tạo cảm giác về cả một ngôi làng. Ngôi nhà nằm ở một làng cổ ngoại thành Hà Nội, trên khu đất tổ rộng trên 700 m2, có nhà thờ. Nhu cầu sử dụng của gia đình bao gồm nhà thờ, sân rộng để hội họp,... ...chỗ ở sinh hoạt hàng ngày cho ông bà và cho con cháu vào dịp cuối tuần. Với dự án này, nhóm kiến trúc sư tập trung vào việc đổi mới cũng như bảo tồn bản sắc nông thôn và thực hiện một số thử nghiệm tại Hà Nội - nơi các làng ven đô truyền thống đang bị đe dọa bởi làn sóng đô thị hóa. Trong trường hợp này, ý tưởng là biến sự xung đột của các hình khối thành cách nhấn thị giác. Căn nhà không chỉ được tái tạo 1 - 2 ngôi nhà mà còn xây dựng tạo cảm giác về cả một ngôi làng. Các khối nhà có mái dốc tách biệt và quay theo những hướng khác nhau nhằm tạo ra hình ảnh sinh động về không gian. Tất cả khối nhà được bố trí xung quanh khoảng sân phía trước gian thờ. Hàng hiên và mái hiên hình elip đa hướng, đa trung tâm tạo ra sự kết nối mềm mại, biến sự đối lập thành đối thoại. Ông bà cần sự yên tĩnh, nhưng nhóm kiến trúc sư đã khéo léo bố trí để có thể ở cùng những đứa cháu nhỏ đầy hiếu động. Cách làm này không chỉ để tạo ra nhiều cơ hội giao lưu giữa các thế hệ mà còn tạo cho các bậc phụ huynh có sự độc lập nhất định. Các góc thú vị trong căn nhà là nơi kích thích trẻ khám phá. Cổng của căn nhà có thể mở rộng ở góc khu đất, phục vụ cho nhu cầu tại các sự kiện đặc biệt của toàn tổ tiên. Vật liệu chính được chọn sử dụng trong ngôi nhà là gạch và ngói. Sân được lát theo các mẫu khác nhau của đường làng xưa; ngói được sản xuất thủ công để rêu mọc. Đây cũng là cơ hội để áp dụng và cải tiến các kỹ thuật xây dựng truyền thống: Tường hai lớp, tường lấy sáng có lỗ thông gió, mái nhiều lớp... Kết quả là một khung cảnh hồi tưởng được tạo dựng, có hiệu quả về mặt thị giác. Sơ đồ bố trí trong căn nhà. (theo Archdaily) Pha Lê
2020-09-07
Pha Lê
Bất động sản
cafebiz
Vingroup nhảy vào dự án KCN Nam Cam Ranh, kỳ vọng hồi sinh sau 2 lần trắc trở với Becamex IDC và Công ty đóng tàu Cam Ranh
https://cafebiz.vn/vingroup-nhay-vao-du-an-kcn-nam-cam-ranh-ky-vong-hoi-sinh-sau-2-lan-trac-tro-voi-becamex-idc-va-cong-ty-dong-tau-cam-ranh-20200907135424968.chn
Từ trước đến nay đã có một số nhà đầu tư tiếp cận dự án Khu Công nghiệp Nam Cam Ranh. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến dự án này bị lỡ nhịp. Hai lần lỡ nhịp Dự án KCN Nam Cam Ranh (xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh) có tổng diện tích khoảng 352ha, mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận các ngành công nghiệp cơ khí, phụ trợ, chế tạo, lắp ráp, công nghiệp nhẹ… ít gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, KCN Nam Cam Ranh có vị trí liền kề với khu quy hoạch phát triển đô thị nên khá thuận lợi để phát triển mô hình KCN, dịch vụ, đô thị ven biển, gắn với vịnh Cam Ranh. Dự án có điều kiện giao thông thuận lợi cả về đường biển, đường không, đường bộ và đường sắt, với các cơ sở hạ tầng sẵn có, đang khai thác như: Sân bay quốc tế Cam Ranh, Cảng tổng hợp Cam Ranh, kết nối đường sắt quốc gia, Quốc lộ 1 và kết nối với vùng Tây Nguyên theo Quốc lộ 27 qua tỉnh Ninh Thuận... Khu vực được quy hoạch Khu Công nghiệp Nam Cam Ranh. Tuy có rất nhiều điểm thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, song dự án này đã nhiều lần trắc trở. Ngay từ năm 2009, Ban quản lý (BQL) Khu Kinh tế Vân Phong đã cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án KCN Nam Cam Ranh cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Nha Trang, hiện nay là Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Cam Ranh (được Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin giao làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng). Sau gần 10 năm không triển khai, năm 2017, dự án này bị thu hồi để thu hút các nhà đầu tư mới. Tiếp đó, năm 2018, Tổng Công ty Becamex IDC (tỉnh Bình Dương) xin nghiên cứu để đầu tư. Tuy nhiên, thay vì chỉ đầu tư KCN Nam Cam Ranh theo quy hoạch, chủ đầu tư đề xuất thành lập dự án Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ đô thị cảng biển Nam Cam Ranh với diện tích khoảng 1.050ha, gồm: KCN Nam Cam Ranh với diện tích tối thiểu 550ha và Khu đô thị, dịch vụ liền kề với diện tích khoảng 500ha. Chính vì diện tích quá lớn nên dự án phải điều chỉnh nhiều hạng mục và các quy hoạch trước đó. Chỉ tính riêng hạng mục KCN Nam Cam Ranh, phần lớn diện tích bị chia cắt bởi dự án Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam và dự án Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tổng Công ty Becamex IDC đã đề nghị điều chỉnh hướng tuyến, hành lang an toàn và phương án xây dựng trạm thu phí vào cao tốc. Song, dự án Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đã được UBND TP. Cam Ranh triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo hướng tuyến đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, vì vậy, việc đề xuất điều chỉnh là không phù hợp. Ngoài ra, dự án Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ đô thị cảng biển Nam Cam Ranh còn bị hạn chế bởi vành đai an toàn quân sự và nhiều hạng mục khác nên không khả thi. Với những vướng mắc không thể giải quyết, Tổng Công ty Becamex IDC xin tạm dừng nghiên cứu đầu tư. Kỳ vọng vào nhà đầu tư mới Theo lãnh đạo BQL Khu Kinh tế Vân Phong, ngay sau khi Tổng Công ty Becamex IDC xin tạm dừng nghiên cứu đầu tư dự án Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ đô thị cảng biển Nam Cam Ranh, Công ty Đầu tư KCN Vinhomes đã xin đầu tư vào dự án KCN Nam Cam Ranh. Được biết, Công ty Đầu tư KCN Vinhomes trực thuộc Vingroup, có định hướng phát triển bất động sản nhà ở, văn phòng và KCN. Với nhà đầu tư nhiều tiềm năng này, chính quyền địa phương kỳ vọng dự án KCN Nam Cam Ranh sẽ sớm được triển khai, tạo động lực để khu vực Cam Ranh nói riêng và phía nam tỉnh nói chung phát triển. Ông Hoàng Đình Phi - Trưởng BQL Khu Kinh tế Vân Phong cho biết, ngày 9-7, BQL Khu Kinh tế Vân Phong đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh xem xét chấm dứt việc nghiên cứu đầu tư dự án của Tổng Công ty Becamex IDC và cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes nghiên cứu đầu tư KCN Nam Cam Ranh (350ha) theo quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nếu Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes được đầu tư thì sẽ không gặp những vướng mắc tương tự Tổng Công ty Becamex IDC, việc triển khai khả thi hơn rất nhiều. Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: Theo đề nghị của BQL Khu Kinh tế Vân Phong, UBND tỉnh đồng ý cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes tiếp cận, nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư hạ tầng KCN Nam Cam Ranh. UBND tỉnh giao BQL Khu Kinh tế Vân Phong phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thủ tục chấm dứt đề xuất nghiên cứu dự án hạ tầng KCN Nam Cam Ranh của Tổng Công ty Becamex IDC theo quy định; đồng thời, hướng dẫn, giúp đỡ Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes trong quá trình thực hiện nội dung trên theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đúng quy định pháp luật. Đình Lâm
2020-09-07
Đình Lâm
Kinh doanh
cafebiz
Vốn ngoại đổ vào ngành năng lượng
https://cafebiz.vn/von-ngoai-do-vao-nganh-nang-luong-2020090709090903.chn
Tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc giai đoạn 2021-2025 dự kiến khoảng 8,5%/năm và khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2026-2030 giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn của các nhà đầu tư năng lượng nước ngoài. Sự kiện tỉnh Bạc Liêu trao quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu công suất 3200 MW, vốn đầu tư 4 tỉ USD, cho Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE Singapore) hồi đầu năm nay từng được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận xét là góp phần thổi luồng gió mới vào tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phần ảm đạm. Nhộn nhịp nhà đầu tư ngoại Tại Diễn đàn Cấp cao năng lượng Việt Nam 2020 diễn ra hồi tháng 7, hàng loạt hợp tác triển khai đầu tư các dự án năng lượng được ký kết. Chẳng hạn, tập đoàn tiên phong trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương CopenhagenInfrastructure Partners (CIP - Đan Mạch) và tỉnh Bình Thuận đã ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với tổng công suất lên đến 3,5 GW, vốn đầu tư 10 tỉ USD. Điểm đặc biệt của dự án là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam được triển khai với sự hợp tác của đối tác nước ngoài. Nhà đầu tư (NĐT) này cam kết sẽ biến dự án nói trên thành một hình mẫu về chuyển giao công nghệ thành công song song với sử dụng tối đa các nguồn lực tại địa phương. Một dự án khác cũng được quan tâm nhiều là tổ hợp dự án khí - điện tại Khu Kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa). Theo đó, Công ty Millennium của Mỹ đã được Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong cho phép khảo sát, nghiên cứu khả thi tổ hợp dự án gồm dự án trung tâm LNG (trên 10 triệu m3) và nhà máy điện (công suất 4800 MW) với tổng vốn đầu tư ban đầu 8 tỉ USD và nâng dần lên 15 tỉ USD. Nhiều NĐT cho rằng Nghị quyết 55-NQ/TW định hướng phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch là cơ hội lớn cho họ khi tìm kiếm cơ hội đầu tư. Công ty Wartsila (Phần Lan) đang có hoạt động tiếp thị mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam với hy vọng tăng doanh số nhờ cung cấp công nghệ cho các dự án điện, nhất là điện tái tạo - mảng kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (DN) này. Với sự thúc đẩy của Chính phủ, vài năm trở lại đây, năng lượng tái tạo phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam. Chúng tôi nhận định đây là thời cơ rất tốt để đầu tư vào lĩnh vực năng lượng - đại diện công ty nói. Một nhà cung cấp các giải pháp phát triển hệ thống năng lượng hỗn hợp là Công ty Fortum Power and Heat OY Finland cũng mong chờ Nghị quyết 55-NQ/TW sớm đi vào cuộc sống bởi cơ cấu nguồn điện được đưa ra trong nghị quyết này rất phù hợp với khả năng cung ứng của DN. Chẳng hạn, công nghệ của Công ty Fortum Power and Heat OY Finland cho phép thay thế tới 40% lượng than bằng nguyên liệu khác trong các nhà máy nhiệt điện than để giảm thiểu ô nhiễm hoặc giúp vận hành nhà máy thủy điện hiệu quả, giảm thiểu sửa chữa lớn và ngừng hoạt động của các nhà máy... Dòng vốn FDI có xu hướng đổ vào ngành điện. Ảnh: HOÀI DƯƠNG Cân nhắc chọn dự án Cũng như bất cứ lĩnh vực nào khác, việc sàng lọc và lựa chọn NĐT vào lĩnh vực năng lượng là tối cần thiết bởi ngành này hội tụ rất nhiều yếu tố nhạy cảm và tác động trực tiếp đến kinh tế quốc gia. PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), đánh giá thời gian qua, nhiều dự án nguồn điện lớn của NĐT nước ngoài được triển khai theo hình thức BOT đã đóng góp rất đáng kể cho ngành điện trong việc thu xếp vốn, bảo đảm an ninh năng lượng. Tuy nhiên, thu hút FDI vào lĩnh vực năng lượng sẽ phải đối mặt với cả lợi ích lẫn nguy cơ. Ông Lạng phân tích: Ngành năng lượng cần đầu tư cực lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực điện, nhu cầu này càng cấp bách hơn nữa bởi nguy cơ thiếu điện đã hiện hữu trước mắt. Trong khi đó, giá điện trong nước chưa hấp dẫn NĐT nên bất cứ DN ngoại nào chấp nhận đầu tư vào ngành điện trong giai đoạn này cũng đều đáng quý. Tuy vậy, chúng ta có thể phải đánh đổi lại nguy cơ NĐT nước ngoài chiếm lĩnh ngành độc quyền tự nhiên, đưa công nghệ chất lượng kém vào hoặc tình trạng sang nhượng, bán dự án cho các NĐT khác để kiếm lời như trong lĩnh vực điện tái tạo thời gian qua. Cũng theo PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, không phải vì rủi ro tiềm ẩn mà hạn chế tư nhân trong và ngoài nước tham gia thị trường điện để tăng sức cạnh tranh. Để khắc phục rủi ro về mặt công nghệ, việc sàng lọc dự án FDI ngành năng lượng cũng phải bám sát Nghị quyết 50 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tức là kiên quyết loại bỏ các dự án có công nghệ nguồn không bảo đảm cho vận hành điện cũng như đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trường, không cam kết chuyển giao công nghệ… Ưu tiên cho NĐT châu Âu bởi các NĐT ở khu vực này thường có uy tín và năng lực tốt. Hơn nữa, các hiệp định thương mại và đầu tư của Việt Nam với châu Âu cũng là bàn đạp cho các NĐT này thâm nhập thị trường Việt Nam. Với các đối tác đến từ các quốc gia kém phát triển hơn hoặc từng đầu tư dự án kém hiệu quả, cần xem xét kỹ và không ngần ngại loại bỏ - ông Lạng nêu quan điểm và nhấn mạnh nên có chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực năng lượng sạch bởi đây chính là tương lai của ngành điện. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), cho rằng cần xử lý tốt mối tương quan giữa giá điện với việc thu hút nguồn lực nước ngoài vào ngành này. Khi NĐT thấy mức giá bảo đảm thu lại được chi phí bỏ ra và có lợi nhuận thì họ sẽ đầu tư. Thậm chí, NĐT sẵn sàng bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng truyền tải để bảo đảm nguồn lợi nhuận này - ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh khi nhắc đến câu chuyện một DN muốn đầu tư trạm biến áp và đường dây truyền tải 220 KV/500 KV để giải tỏa công suất cho dự án điện mặt trời của họ cũng như các dự án lân cận khác. Theo tính toán của Bộ Công Thương, Việt Nam ước tính sẽ thiếu khoảng 6,6 tỉ KWh điện vào năm 2021; 11,8 tỉ KWh vào năm 2022 và trên 13 tỉ KWh vào năm 2023. Sản lượng điện thiếu hụt này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư đến 130 tỉ USD cho các dự án mới tính đến năm 2030, tương ứng 12 tỉ USD mỗi năm. Thùy Dương
2020-09-07
Thùy Dương
Bất động sản
cafebiz
Đầu tư bất động sản vùng ven TP HCM: Đừng sợ đô thị 'ma'
https://cafebiz.vn/dau-tu-bat-dong-san-vung-ven-tp-hcm-dung-so-do-thi-ma-20200907090545905.chn
Các chủ đầu tư tìm kiếm cơ hội và đồng loạt đẩy mạnh phát triển nhiều khu đô thị lớn ở vùng ven, khi TP HCM eo hẹp về quỹ đất. Chuyên gia cho rằng đô thị 'ma' ở đâu cũng có, vấn đề là lựa chọn bất động sản có hiểu biết, mang tầm nhìn dài hạn. Nhà đầu tư bất động sản vùng ven cần quan tâm tới tính thanh khoản thị trường và pháp lý dự án. Ồ ạt khu đô thị vùng ven Những khu vực vùng ven TP HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu từ trước tới nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, nhưng trở nên sôi động hơn trong thời gian gần đây với sự xuất hiện của hàng loạt dự án đô thị lớn. Nam Long, doanh nghiệp với các dòng sản phẩm trung cấp, vừa túi tiền đang triển khai đại đô thị Waterpoint (Bến Lức, Long An) giai đoạn 1. Quy mô dự án là 165 ha, bao gồm các sản phẩm nhà phố thương mại, căn nhà phố vườn, shophouse, biệt thự đơn lập và biệt thự song lập. Tại Đồng Nai, Nam Long cũng có 2 dự án khác tại Đồng Nai là Đồng Nai Waterfront, diện tích 170 ha và Paragon Đại Phước, diện tích 45 ha. Tập đoàn Novaland có khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City, diện tích hơn 600 ha với 70% diện tích cho mảng xanh và tiện ích nội khu. Tập đoàn Đất Xanh ghi dấu ở khu vực vùng ven với đại dự án Gem Sky World hơn 92 ha gần sân bay Long Thành; Tập đoàn Kim Oanh cũng có dự án Century City 50 ha tại huyện Long Thành… Tỉnh Đồng Nai thống kê có khoảng 40 khu đô thị, khu dân cư có quy mô lớn khoảng 40 - 750 ha. Các chủ dự án vẫn tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn tất thủ tục để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị, khu dân cư. Khu vực có nhiều dự án được các doanh nghiệp triển khai là TP Biên Hòa cùng các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom. Vùng ven TP HCM được đánh giá có nhiều cơ hội đầu tư, một phần nguyên nhân từ hạ tầng. Ảnh: Lê Xuân Cũng theo ông Kiệt, thị trường vùng ven TP HCM là Long An có cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư, trong 6 tháng đến hết 2021, nhiều dự án mới được triển khai và nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Đại phương này gần TP HCM, kết nối thuận tiện về TP HCM qua tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương hay cao tốc Bến Lức - Long Thành đang được xây dựng.Tại buổi tọa đàm mới đây về xu hướng đầu tư thời kỳ mới do Cafeland tổ chức, ông Võ Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam, lý giải xu hướng các doanh nghiệp lớn dịch chuyển ra vùng ven để làm các đô thị có quy mô lớn là quỹ đất tại TP HCM khan hiếm, nhiều dự án hạ tầng vùng ven được đẩy mạnh. Ví dụ tại Đồng Nai, nhiều công trình giao thông trọng điểm được đầu tư xây dựng như dự án sân bay quốc tế Long Thành sắp triển khai. Những vị trí gần sân bay trở thành nơi săn đón của các doanh nghiệp để tìm quỹ đất làm dự án. Bên cạnh đó, theo ông Kiệt, phân khúc bất động sản công nghiệp phát triển mạnh kéo theo loại hình đô thị phục vụ cho các khu bất động sản công nghiệp nở rộ. Không lo ngại đô thị ma Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hoà, với góc nhìn cá nhân, cho rằng đô thị ma nơi nào trên thế giới cũng có chứ không chỉ ở Việt Nam. Theo ông Quang, khoảng 20% các khu đô thị trên 20 ha ở Long An, Đồng Nai, Bình Dương… không có ai ở. Lý giải nguyên nhân, ông Quang nhấn mạnh yếu tố khi mua, người mua mong muốn hạ tầng sẽ tạo động lực tăng giá nhưng thực tế thì chưa đạt được kỳ vọng. Để tránh tình trạng này, ông Quang gợi ý nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi nên mua bất động sản mình yêu thích và hiểu rõ tiềm năng phát triển. Giá trị bất động sản tăng theo quy luật, khi bỏ vốn đầu tư phải xác định tính dài hạn và bài bản, tránh đua theo phong trào. Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, cho rằng những người mua bất động sản vùng ven nên thận trọng tính thanh khoản của thị trường vì đối với người mua nhà để đầu tư, sau một thời gian cần bán để thu hồi vốn, chốt lời. Đồng thời, những dự án ở vùng ven có quy mô tương đối lớn, có thể hơn 100 ha, nguồn cung tham gia thị trường nhiều. Ở những đợt ra hàng kế tiếp, người mua hàng ở đợt đầu bán lại trên thị trường thứ cấp phải cạnh tranh với chính nhà đầu tư. Các chủ đầu tư thường có xu hướng mở bán đợt sau các căn hộ có vị trí đẹp hơn, giá bán cao hơn, trên thị trường thứ cấp sẽ cạnh tranh rất khốc liệt. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, nguồn cung đối với người mua nhà. Cũng theo bà Khanh, các cá nhân đầu tư nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ pháp lý dự án, đảm bảo về tính minh bạch của thị trường. Nếu cá nhân đầu tư mua đất tự xây thì cần đảm bảo có đủ pháp lý để sau đó được cấp sổ. Lê Xuân
2020-09-07
Lê Xuân
Bất động sản
cafebiz
TS Nguyễn Đức Thành: Việt Nam cần tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối
https://cafebiz.vn/ts-nguyen-duc-thanh-viet-nam-can-tiep-tuc-tang-du-tru-ngoai-hoi-20200908135159515.chn
Việc tích lũy thêm dự trữ ngoại hối một cách liên tục có thể dẫn đến rủi ro bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng, việc mua vào ngoại tệ thời gian qua là cần thiết và Việt Nam vẫn cần tăng dự trữ ngoại hối lên khoảng 150 tỷ USD trong vòng 12-18 tháng tới. Theo thông tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 mới đây, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt khoảng 92 tỷ USD và đến cuối năm nay có thể đạt con số 100 tỷ USD. TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ là điều cần thiết, nếu không sẽ khiến tiền Việt Nam đồng sẽ lên giá. Đồng tiền Việt lên giá sẽ gây bất lợi cho người xuất khẩu Việt Nam khi thu tiền về. Đồng thời, những năm gần đây, nhờ chính sách ổn định tỷ giá và lãi tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ bằng không, hiện tượng đô la hóa đã giảm đáng kể. Do đó, theo vị chuyên gia này, đối với chính sách ngoại tệ, chỉ cần duy trì ổn định tỷ giá, không cần phải dùng đến biện pháp tăng giá VNĐ. Tuy nhiên, việc tích lũy thêm dự trữ ngoại hối một cách liên tục, có thể gặp rủi ro bị Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Vị chuyên gia nêu quan điểm: Việt Nam nên sử dụng tối đa các biện pháp ngoại giao để xoa dịu Mỹ, nếu rủi ro này tăng lên. Trong khi đó, vẫn tiếp tục duy trì chính sách này trong thực tiễn. Vì việc tiếp tục can thiệp vào thị trường nhằm tăng dự trữ ngoại hối là cần thiết. Theo ước tính của TS. Nguyễn Đức Thành, Việt Nam cần tăng dự trữ ngoại hối lên khoảng 6 tháng nhập khẩu. Trong tình trạng hiện nay, mục tiêu cụ thể trong vòng 12-18 tháng tới nên là mốc 150 tỷ USD. Theo thời gian, quy mô của nền kinh tế VN sẽ tiếp tục tăng, và cùng với đó là quy mô xuất - nhập khẩu, thì mục tiêu của dự trữ ngoại hối có thể còn cao hơn nữa. Khi kinh tế phục hồi sau Covid-19, nhu cầu USD của Việt Nam có thể tăng nhanh trở lại, khi đó, chúng ta sẽ phải sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp. Khi đó, dự trữ ngoại hối có thể giảm hoặc ít nhất cũng không tăng như vừa qua. Tóm lại, việc dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng không phải là một kỳ tích, vì nó chỉ đơn giản là phản ánh diễn biến của nền kinh tế, cũng như quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Và trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng đó là chính sách phù hợp. Chỉ cần lưu ý, là nên trung hòa vừa đủ số ngoại hối mua được, tránh gây lạm phát, ông Thành khuyến nghị. Từ vừa đủ hàm ý rằng có thể trung hòa hơi lỏng một chút, không cần quá chặt chẽ, vì như thế cũng là một cách nới lỏng nhẹ tiền tệ, phục vụ cho mục đích chống suy giảm kinh tế trong thời gian dịch Covid. Thu Thủy
2020-09-08
Thu Thủy
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Nikkei: Lý do Việt Nam giảm dự báo tăng trưởng GDP xuống 2-2,5%
https://cafebiz.vn/nikkei-ly-do-viet-nam-giam-du-bao-tang-truong-gdp-xuong-2-25-20200908134141687.chn
Theo Nikkei Asia Reviews, tăng trưởng GDP là yếu tố quan trọng để Chính phủ Việt Nam vạch ra đường lối kinh tế của đất nước trong tương lai. Vừa qua, Chính phủ đã giảm dự kiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay xuống 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%. Nguyên nhân chính là làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới đã dẫn đến suy thoái toàn, ảnh hưởng đến xuất khẩu của đất nước, du lịch trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước đó vào tháng 5, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phấn đấu GDP tăng trưởng trên 5%. Tuy nhiên, sau làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ hai lan rộng trên cả nước hồi tháng 7, con số này đã phải giảm. Tại cuộc họp nội các vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định Việt Nam đang cố kiểm soát dịch bệnh, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đưa ra mục tiêu mới sau khi công bố tốc độ tăng trưởng GDP giảm mạnh từ 3,82% trong quý I xuống 0,36% trong quý II. Mục tiêu GDP sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 11. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Cho đến nay, Việt Nam vẫn có thể duy trì tăng trưởng kinh tế bất chấp nhiều thách thức do đại dịch gây ra. Ngoài ra, trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt hơn 174 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Hàng không là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch. Vietnam Airlines dự kiến lỗ 15000 tỷ đồng (647 triệu USD), trong khi VietJet Air lỗ 90,5 triệu USD nửa đầu năm 2020. Tại trung tâm kinh tế cả nước - Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 90% doanh nghiệp du lịch đã tạm ngừng hoạt động, với 20000 nhân viên, tương đương 70% lực lượng lao động hiện không có việc làm. Trong 8 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,7 triệu người, giảm 66,6% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh số bán hàng ngành du lịch và khách sạn giảm 54,4%, doanh thu dịch vụ ăn uống giảm 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên sau 25 năm, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đề xuất không tăng lương tối thiểu vào năm 2021. Cố vấn trưởng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thành cho biết: Quyết định được Bộ Lao động đưa ra cho thấy cam kết của Chính phủ nhằm duy trì ổn định kinh tế trong bối cảnh đại dịch. Mức lương sàn thay đổi theo khu vực và chạm đáy ở mức 3 triệu đồng/tháng. Theo ông Thành, mặc dù tiền lương sẽ không thay đổi vào năm 2021, hầu hết người lao động có thu nhập nhiều hơn mức lương tối thiểu. Ông Nguyễn Đức Thành nói thêm: Chính phủ hiện đang cố gắng duy trì ổn định trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát và nền kinh tế đang rất khó khăn. Điều này đã tác động đáng kể đến tiêu dùng. Tính chung 8 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3225,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 4,5% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,5%). Trong khi đó, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019. Nhằm hỗ trợ nền kinh tế, Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng lớn, đồng thời khuyến khích đầu tư tư nhân và nước ngoài. Tính chung 8 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ NSNN đạt 250,5 nghìn tỷ đồng, bằng 50,7% kế hoạch năm và tăng 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung, tăng trưởng GDP vẫn là vấn đề quan trọng, là cơ sở để Chính phủ vạch ra đường lối kinh tế của đất nước trong thập kỷ tới. Tại phiên họp ngày 4/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra những kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng toàn cầu. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng kết luận: Chúng ta ghi nhận kết quả này nhưng phải có những giải pháp mạnh mẽ hơn, nhất là xúc tiến thu hút đầu tư tốt hơn nữa. Q.L
2020-09-08
Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Cần có chính sách để mở cửa các điểm du lịch càng sớm càng tốt
https://cafebiz.vn/can-co-chinh-sach-de-mo-cua-cac-diem-du-lich-cang-som-cang-tot-20200908101024874.chn
Không ít doanh nghiệp lữ hành, khách sạn lớn đã phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, buộc người lao động làm việc luân phiên hoặc cho nghỉ không lương từ 60%-90% nhân lực. Trước đợt dịch bùng phát trở lại, Tổng cục Du lịch và các địa phương đã triển khai nhiều chương trình kích cầu trong nước và ngành du lịch đã có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 2 tại Việt Nam từ thành phố Đà Nẵng - trung tâm du lịch lớn của cả nước, ngành du lịch lại chịu những tác động tiêu cực mới, có thể sẽ nặng nề và lâu dài hơn. Được biết, lượng khách hủy tour chiếm 95-100% trong tháng 7 và tháng 8, là hai tháng cao điểm của du lịch nội địa Việt Nam. Trong khi đó, thị trường khách du lịch quốc tế vẫn đang tiếp tục đóng băng khiến cho hoạt động du lịch, lữ hành trên cả nước một lần nữa bị ngưng trệ. Với diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 2 từ thành phố Đà Nẵng ngành du lịch lại chịu những tác động tiêu cực mới, có thể sẽ nặng nề và lâu dài hơn. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, tình hình kinh doanh khó khăn khiến 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép, nhiều lao động trực tiếp trong ngành du lịch và gián tiếp bị mất việc làm. Không ít doanh nghiệp lữ hành, khách sạn lớn đã phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, buộc người lao động làm việc luân phiên hoặc cho nghỉ không lương từ 60%-90% nhân lực. Ông Nguyễn Tuấn Linh, Giám đốc Mr Linh’s Adventures cho biết, nhân sự du lịch giờ một phần đã đi mất hoặc đổi nghề vì không có việc làm, cụ thể Công ty Mr Linh’s Adventures cũng đã có những nhân sự không làm du lịch nữa mà phải kiếm nghề khác vì không có việc làm. Mr Linh’s Adventures là công ty chuyên về Inbound, hơn 6 tháng qua chúng tôi phải hoạt động cầm chừng. Công ty đang cho nhân viên nghỉ ở nhà đối với những bạn yêu nghề và muốn bám nghề trong thời gian tới (Công ty hỗ trợ 30% lương + BHXH). Bên cạnh đó, chúng tôi đã thành lập thêm công ty chuyên về đặc sản hữu cơ cho nhân viên tham gia để tạo thêm việc làm với kỳ vọng kết hợp với sản phẩm du lịch bền vững tại các địa phương và mô hình du lịch sinh thái, sau này khi khách nước ngoài trở lại Việt Nam có thể kết hợp việc đi du lịch và trải nghiệm tại các nông trại Organic… Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chọn con đường khác vì lương không đủ chi trả cho cuộc sống và cũng một phần nản vì không biết khi nào mới có khách quay lại Việt Nam, ông Linh chia sẻ. Tổng cục Du lịch cần có những hướng dẫn cụ thể và định hướng kích cầu du lịch hoặc các chương trình xúc tiến cụ thể trong thời gian tới. Tổng Cục Du lịch nhận định, nhiều doanh nghiệp du lịch tập trung vào những kế hoạch duy trì hoạt động, nghiên cứu xây dựng và làm mới sản phẩm chuẩn bị cho việc đón khách trở lại. Tuy vậy, các doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng của dịch và phương hướng phục hồi sau mùa dịch. Về phía doanh nghiệp, Giám đốc Mr Linh’s Adventures cho rằng, Tổng cục Du lịch cần có những hướng dẫn cụ thể và định hướng kích cầu du lịch hoặc các chương trình xúc tiến cụ thể trong thời gian tới, cụ thể cuối năm 2020 và năm 2021 để các doanh nghiệp biết được tình hình triển vọng của ngành trong tương lai. Nên mở cửa các điểm du lịch trở lại càng sớm càng tốt, giờ phải xác định sống chung với dịch và duy trì những biện pháp an toàn song song. Bên cạnh đó, sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới giảm, có vaccine nếu Việt Nam đón khách nước ngoài trở lại thì có thể sử dụng tiêu chí mở cửa đón khách toàn cầu và ưu tiên người nào có chứng nhận đã hoàn thành chương trình tiêm vaccine COVID-19 là cho nhập cảnh, ông Linh kiến nghị. Theo Nguyễn Hà
2020-09-08
Theo Nguyễn Hà
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Lộ loạt bất cập, Bộ Xây dựng yêu cầu quản chặt căn hộ Condotel
https://cafebiz.vn/lo-loat-bat-cap-bo-xay-dung-yeu-cau-quan-chat-can-ho-condotel-20200908160309171.chn
Do tồn tại nhiều bất cập, Bộ Xây dựng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản chặt việc đầu tư xây dựng dự án có bố trí căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà ở thương mại liên kế. Nhiều chủ đầu tư xin chuyển sang căn hộ ở Bộ Xây dựng cho biết, trong những năm qua, tại một số tỉnh, thành phố đã xuất hiện loại hình bất động sản mới như căn hộ lưu trú/căn hộ du lịch (Condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (Officetel), biệt thự nghỉ dưỡng/ biệt thự du lịch (Resort villa), nhà ở thương mại liên kế (Shophouse) nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, đa dạng hóa sản phẩm của thị trường bất động sản. Cùng với việc thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, môi trường,... hành lang pháp lý cũng đang được tiếp tục hoàn thiện để điều chỉnh các yếu tố đặc thù của loại hình này. Theo đó, Bộ VH-TT&DL đã có Quyết định số 3720 ngày 28/10/2019 ban hành Quy chế quản lý, kinh doanh loại hình căn hộ du lịch và biệt thự du lịch. Bộ TNMT đã có văn bản số 703 ngày 14/02/2020 hướng dẫn chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở. Bộ Xây dựng đã có văn bản số 276 ngày 20/01/2020 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý đầu tư, xây dựng, kinh doanh căn hộ du lịch, biệt thự du lịch; đề nghị thực hiện công tác quản lý đầu tư, xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với loại hình công trình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch theo đúng quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển du lịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; lưu ý cần xem xét thận trọng việc chuyển đổi công năng công trình thương mại, dịch vụ nói chung, căn hộ dịch vụ nói riêng sang thành nhà ở. Cùng với đó, Bộ Xây dựng đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có các quy định cho loại hình bất động sản này, cụ thể: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2019/BXD, trong đó đã yêu cầu đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng: “dân số dự báo, xác định phải bao gồm dân số vãng lai tại các khu đất ở và các khu đất xây dựng các công trình hỗn hợp có yếu tố ở bao gồm cả dịch vụ lưu trú (nếu có)”; “Quy hoạch các công trình hỗn hợp có yếu tố ở bao gồm cả các dịch vụ lưu trú (nếu có) phải xác định quy mô dân số để tính toán nhu cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.” Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư QCVN 04:2019/BXD có quy định đối với với nhà chung cư hỗn hợp có bố trí căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú: “dân số cho nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được tính toán thống nhất cho toàn bộ các bước lập hồ sơ thiết kế theo quy định, phải xác định phù hợp với chỉ tiêu dân số đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho dự án đầu tư xây dựng”. Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã soạn thảo để Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia, để đưa ra các yêu cầu chung về thiết kế cho các loại hình công trình này... Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng trong quá trình đầu tư xây dựng, vận hành các công trình có loại hình bất động sản nêu trên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: tại một số đồ án quy hoạch xây dựng tuy đã xác định chức năng căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng song chưa tính toán cụ thể về dân số của loại hình lưu trú này; xuất hiện một số vướng mắc, bất cập trong vận hành, quản lý sử dụng tòa nhà có chức năng căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú do có nhiều chủ sở hữu, chủ sử dụng, vận hành khai thác; thiếu quy định pháp lý ràng buộc trong quan hệ hợp đồng giữa các nhà đầu tư ban đầu và nhà đầu tư thứ cấp; các địa phương vẫn còn lúng túng trong việc cấp giấy tờ sở hữu cho các căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng,… Ngoài ra, khi kinh doanh gặp khó khăn, một số chủ đầu tư xin chuyển đổi loại hình căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú sang căn hộ ở gây áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực. Bộ Xây dựng yêu cầu quản chặt Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trong quản lý đầu tư xây dựng, các cơ quan chuyên môn về xây dựng trong thực thi thủ tục hành chính các dự án đầu tư xây dựng có bố trí căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà ở thương mại liên kế cần lưu ý một số nội dung sau: Thứ nhất, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi xem xét thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng cần đảm bảo việc tuân thủ quy định của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, phải làm rõ về quy mô về diện tích sàn xây dựng, số lượng căn, chỉ tiêu dân số đối với việc bố trí các chức năng căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự du lịch, nhà ở thương mại liên kế để xác định các chỉ tiêu, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thứ hai, khi quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng có các loại hình bất động sản nêu trên cần đảm bảo tính thống nhất về mục đích đầu tư, mục đích sử dụng đất với chức năng của công trình; lưu ý việc hình thành và phát triển loại hình bất động sản này phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương theo từng thời kỳ. Thứ ba, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, cân nhắc công tác cấp mới các thủ tục pháp lý cho phép đầu tư xây dựng (phê duyệt quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng có các loại hình bất động sản nêu trên) trong khi việc quản lý, vận hành các loại hình bất động sản này vẫn còn một số tồn tại như đã nêu tại văn bản này. Cuối cùng, cơ quan chuyên môn về xây dựng khi thực hiện công tác thẩm định dự án, thiết kế xây dựng, cấp phép xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu cần kiểm tra, rà soát kỹ các cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng, chủ trương đầu tư, đánh giá việc tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà ở thương mại liên kế mới được ban hành; trường hợp còn thông tin chưa rõ liên quan đến dân số của chức năng lưu trú, khả năng đáp ứng hạ tầng khu vực thì cần có văn bản gửi cơ quan quản lý quy hoạch của địa phương để được làm rõ. Thông báo kết quả thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu cần gửi đồng thời đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý trong quá trình dự án được triển khai xây dựng và khai thác sử dụng. Trước đó, Bộ Công an đã có báo cáo Thủ tướng về các bất cập trong quy định pháp luật liên quan đến căn hộ du lịch, biệt thự du lịch và văn phòng kết hợp lưu trú. Theo Bộ Công an, một số địa phương như Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu đang rà soát, đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản căn hộ du lịch cho người mua, dần hợp thức các căn hộ du lịch thành nhà ở, gây áp lực cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh xã hội. Bộ Công an kiến nghị Chính phủ chỉ đạo: Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung luật kinh doanh, mua bán, cho thuê căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú; Bộ VH-TT&DL hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành các dự án; Bộ TNMT nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của các loại hình bất động sản mới để các địa phương có cơ sở thực hiện. Bộ Công an đề xuất Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc triển khai các dự án căn hộ du lịch, biệt thự du lịch tại một số địa phương phát triển nhiều loại hình bất động sản trên, phát hiện sai phạm đề xuất xử lý. Đề xuất UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án bất động sản trên từ khâu quy hoạch dự án, cấp phép sử dụng đất, cấp phép xây dựng đến việc quản lý kinh doanh vận hành, quản lý cư trú… Trước mắt không phát triển các dự án bất động sản căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, không hợp thức cho các loại hình căn hộ này thành nhà ở. Đình Phong
2020-09-08
Đình Phong
Bất động sản
cafebiz
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
58