Unnamed: 0
int64
0
399
text
stringlengths
230
12.4k
summary
stringlengths
248
896
0
Golden Imperial Hotel - Biểu tượng đẳng cấp tại Đà Lạt mộng mơ. Với thiết kế hoàn hảo cùng vị trí vô cùng đắc địa, Golden Imperial Hotel được xem là biểu tượng đẳng cấp mới tại Đà Lạt. Đà Lạt vốn là thành phố của nhiều dấu ấn mang tính biểu tượng vùng cao nguyên với những thung lũng hoa đẹp mướt mắt, bầu không khí bao phủ bởi làn sương mờ ảo, những ngôi nhà biệt thự cổ… Thiên đường nghỉ dưỡng hôm nay được “tô điểm” thêm những nét chấm phá mới mẻ, những kiến trúc mang tính giao thoa. Golden Imperial Hotel Đà Lạt là một điểm nhấn như vậy. Khi nhắc đến khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất trung tâm thành phố ngàn hoa này, tôi gọi đây là hành trình của sự kết nối hoàn hảo. Kết nối thuận tiện từ vị trí đắc địa Tọa lạc ngay sau quảng trường Lâm Viên, Golden Imperial Hotel có vị trí trung tâm bậc nhất của Đà Lạt, là nút giao giữa rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng. Chỉ vài phút di chuyển bạn đã tiếp cận được các thắng cảnh đặc trưng nhất, là hồ Xuân Hương, nhà thờ Con Gà, Dinh Bảo Đại… được đắm mình trong cảm giác mộng mơ giữa một quần thể độc đáo, những biểu tượng vốn làm nên tên tuổi thành phố ngàn hoa. Sự pha trộn hoàn haỏ của những vẻ đẹp say đắm lòng người Bước chân đến sảnh Golden Imperial Hotel, bạn sẽ cảm nhận như bước vào không gian lịch lãm của kiến trúc Châu Âu cổ điển, toát lên không khí sang trọng, tinh tế như tái hiện hình ảnh của lối sống hoàng gia, kết hợp hòa hòa với cỏ cây mây ngàn, được đắm chìm trong sắc hoa bốn mùa của Đà Lạt. Mỗi khu vực trong khách sạn là biểu tượng cho cảnh sắc Xuân – Hạ - Thu – Đông. Màn đêm buông xuống bạn sẽ được hòa nhịp vào Skybar nơi tầng thượng, thả hồn theo đêm nhạc với ly cocktail nồng nàn, để làn gió mát se lạnh của Đà Lạt thổi qua, từ đây có thể phóng tầm mắt để ôm trọn quang cảnh thành phố đáng sống. Một màn giao thoa đất trời đầy cảm xúc. Golden Imperial Hotel không chỉ là nơi dừng chân, mà là một sự nâng chuẩn của trải nghiệm sống, nơi sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại trở nên hoàn hảo. Điểm quy tụ của những dịch vụ vượt ngoài mong đợi Không đơn thuần là nơi nghỉ dưỡng, lưu trú hạng sang, Golden Imperial Hotel còn cung cấp đa dạng các loại hình phục vụ cho các nhu cầu: hội nghị, hội họp, tổ chức tiệc/ tiệc cưới, chăm sóc sức khỏe…cùng sự phục vụ tận tâm, chu đáo và cơ sở vật chất được đầu tư bài bản. Giao thoa hương vị, trải nghiệm ẩm thực đa dạng Khác với một số City Hotels tại cao nguyên tôi đã từng đi qua, Golden Imperial Hotel đặc biệt quan tâm đến khía cạnh ẩm thực. Bên cạnh những hương vị đặc trưng của Đà Lạt, bạn sẽ hài lòng với các món ăn Âu, Á từ các quốc gia. Sự hòa trộn, kết hợp khéo léo đã nuông chiều vị giác của mỗi thực khách khó tính và mang đến trải nghiệm trọn vẹn không thể quên. Với sự đầu tư bài bản và tận tâm đến từng chi tiết, Golden Imperial Hotel Đà Lạt như một biểu tượng của sự kết hợp vẻ đẹp đặc trưng vốn có của Đà Lạt và tiêu chuẩn dịch vụ hiện đại, dấu gạch nối hoàn hảo giữa cái cũ – cái mới. Một điểm nghỉ dưỡng không thể bỏ lỡ khi đến với Đà Lạt.
Golden Imperial Hotel - Biểu tượng đẳng cấp tại Đà Lạt mơ mộng. Với thiết kế hoàn hảo và vị trí đắc địa, Golden Imperial Hotel được xem là biểu tượng đẳng cấp mới tại Đà Lạt. Đà Lạt là thành phố của nhiều dấu ấn mang tính biểu tượng vùng cao nguyên với những thung lũng hoa đẹp mướt mắt, bầu không khí bao phủ bởi làn sương mờ ảo, những ngôi nhà biệt thự cổ... Thiên đường nghỉ dưỡng hôm nay được "tô điểm" thêm những nét chấm phá mới mẻ, những kiến trúc mang tính giao thoa. Golden Imperial Hotel Đà Lạt là một điểm nhấn như vậy. Khi nhắc đến khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất trung tâm thành phố ngàn hoa này, tôi gọi đây là hành trình của sự kết nối hoàn hảo. Kết nối thuận tiện từ vị trí đắc địa Tọa lạc ngay sau quảng trường Lâm Viên, Golden Imperial Hotel có vị trí trung tâm bậc nhất của Đà Lạt, là nút giao giữa rất nhi
1
Quy hoạch Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam. Theo quy hoạch phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam năm 2030. Đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương Ngày 30/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi diện tích tự nhiên trên đất liền là 4.947,11 km2. Quan điểm Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh gắn với các hành lang Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, thuỷ lợi và phòng chống thiên tai, hạ tầng các khu chức năng và đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế. Mục tiêu đến năm 2025 là Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao và trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước với quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao. Cụ thể đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm (trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5 - 4%/năm, công nghiệp xây dựng 10 -11%/năm và dịch vụ 11,5 - 12,5%/năm). Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5 - 7%, công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 33 - 35%, dịch vụ chiếm khoảng 54 - 56% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7 - 8%. GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD và tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%. Thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); Chỉ số chuyển đổi số (DTI). Đến năm 2030 dân số toàn tỉnh đạt khoảng 1.300.000 người với diện tích nhà ở bình quân đầu người khoảng 33 m2 sàn/người, số bác sỹ/1 vạn dân là 19 - 20 bác sỹ, số giường bệnh/1 vạn dân là 120 - 121 giường, tỷ lệ thất nghiệp dưới 2,1%, tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%, tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm 100% và tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%. Xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, hạ tầng số đảm bảo sự hài hoà giữa kiến trúc với thiên nhiên và đặc thù của Huế. Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế gồm Hành lang kinh tế Bắc - Nam, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển. Các trung tâm động lực là TP Huế, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu công nghiệp Phong Điền, khai thác và sử dụng hợp lý hiệu quả tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Các khâu đột phá phát triển đó là phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát huy lợi thế đô thị ven biển gắn với vị thế 4 trung tâm của vùng và cả nước với quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao về kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng giao thông chiến lược, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị… Ngoài ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, bền vững, trong đó dịch vụ đóng vai trò chủ đạo với du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, dịch vụ y tế chuyên sâu và giáo dục chất lượng cao, dịch vụ hậu cần và vận tải, đào tạo số, đổi mới sáng tạo là đột phá, công và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng. Phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế theo hướng hiện đại, kinh tế xanh, kinh tế số, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với không gian phát triển đặc thù của thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế… Thành phố Huế là trung tâm, đô thị di sản Theo quy hoạch vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 trung tâm đô thị gồm đô thị trung tâm là TP Huế (được chia thành 2 quận gồm quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), quận Hương Thủy và quận thị xã Hương Trà. Trong đó quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương là trung tâm, là đô thị di sản giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, quận Hương Thủy phát triển đô thị sân bay gắn với cảng hàng không quốc tế Phú Bài, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp động lực và quận thị xã Hương Trà là đô thị vệ tinh. Đô thị vùng Tây Bắc là thị xã Phong Điền - Quảng Điền - A Lưới, trong đó khu vực đô thị trung tâm là đô thị Phong Điền gắn với cảng Điền Lộc, khu công nghiệp Phong Điền phát triển đô thị công nghiệp là động lực phía bắc của tỉnh Thừa Thiên – Huế, cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong. Đô thị vùng Đông Nam là huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông, trong đó phát triển khu vực Chân Mây trở thành đô thị loại III - một thành phố thông minh, hiện đại gắn với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tạo động lực phát triển đột phá của vùng, cửa ngõ phía Nam kết nối với Đà Nẵng, cửa ngõ ra biển các nước thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây. Có hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc La Sơn - Túy Loan và cảng biển nước sâu Chân Mây phục vụ đón khách du lịch, vận chuyển hàng hóa quy mô lớn, phát triển đô thị biển gắn với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đến năm 2025 Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD và tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%. Thành phố Huế là trung tâm, đô thị di sản với 3 trung tâm đô thị gồm đô thị trung tâm là TP Huế (được chia thành 2 quận gồm quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), quận Hương Thủy và quận thị xã Hương Trà. Có hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc La Sơn - Túy Loan và cảng biển nướ
2
Phê duyệt làm 34km đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu. Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có chiều dài 34km, quy mô 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, với tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng. Quyết định số 3079/QĐ-UBND, do ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt: “Dự án Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km19+00 - Km53+00 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình). Dự án có chiều dài khoảng 34 km với tổng mức đầu tư là 9.997 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên địa bàn 2 huyện Đà Bắc, huyện Mai Châu của tỉnh Hoà Bình và huyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La. Giai đoạn 1 thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô của giai đoạn hoàn thiện với diện tích đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Hoà Bình khoảng 321,83 ha. Đường được thiết kế 2 làn xe, nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m, xây dựng từ năm 2024 đến 2028. Giai đoạn hoàn thiện cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu sẽ được đầu tư quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 22m. Trong số 34km cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu qua Hòa Bình có 30 cầu với tổng chiều dài gần 7,5km. Trong đó có cầu Hòa Sơn là cầu dây văng vượt lòng hồ thủy điện Hòa Bình có 4 làn xe (rộng 17,5m) dài hơn 1.200m. Trên tuyến có 3 hầm dài 490m, 627m và 720m, giai đoạn 1 đầu tư 1 ống hầm rộng 10m đảm bảo bố trí 2 làn xe. Với hầm dài hơn 500m, bố trí hầm lánh nạn bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác. Tổng mức đầu tư dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình là 9.997 tỉ đồng. Trong đó: ngân sách trung ương 8.243 tỉ đồng, ngân sách tỉnh Hòa Bình 1.754 tỉ đồng. Về tiến độ, UBND tỉnh Hòa Bình đề ra thời gian thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình từ năm 2024 đến 2028./.
Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có chiều dài 34km, quy mô 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, với tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên địa bàn 2 huyện Đà Bắc, huyện Mai Châu của tỉnh Hoà Bình và huyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La. Giai đoạn 1 thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô của giai đoạn hoàn thiện với diện tích đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Hoà Bình khoảng 321,83 ha. Đường được thiết kế 2 làn xe, nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m, xây dựng từ năm 2024 đến 2028. Giai đoạn hoàn thiện cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu sẽ được đầu tư quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 22m. Trong số 34km cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu qua Hòa Bình có 30 cầu với tổng chiều dài gần 7,5km. Trong đó có cầu Hòa Sơn là cầu dây văng
3
Lương Sơn (Hòa Bình): Khai thác đất trái phép, một giám đốc bị bắt. Phòng Cảnh sát kinh tế, môi trường - Công an tỉnh Hòa Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” xảy ra tại địa bàn xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn. Đồng thời, khởi tố bị cán và bắt tạm giam Nguyễn Hữu Thắng (1988) là Giám đốc Công ty cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình. Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Minh Châu, Phó chủ tịch UBND xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) cho biết: Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án này. Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ. Theo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình, bước đầu xác định: Năm 2023, Nguyễn Hữu Thắng (SN 1988), trú tại xã Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là Giám đốc Công ty Cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình (địa chỉ: đóng tại xóm Hui, xã Cao Sơn) đã chỉ đạo công nhân của công ty để tiến hành khai thác trái phép đất trong khuôn viên nhà máy sản xuất gạch của Công ty cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình với tổng khối lượng trên 47.000 m3 đất để làm nguyên liệu sản xuất gạch, với tổng giá trị khoáng sản ước lượng trên 5,8 tỷ đồng.Sau đó, lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình đã đến kiểm tra hành chính. Tại thời điểm kiểm tra, Giám đốc công ty đã không xuất trình được giấy phép khai thác đất theo quy định cũng như không chứng minh được nguồn gốc “kho đất” trong đơn vị… Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty CP Tân Phú Ninh Hòa Bình có giấy phép hoạt động sản xuất gạch Tuynel với công suất 54 triệu viên gạch/năm, có khoảng 50 lao động. Khu vực công ty tiến hành khai thác đất trái phép là 1 quả đồi, ngay cạnh công ty. Hằng ngày, công nhân dùng máy xúc, đào xới đất đồi, chuyển lên bang tải vận vào khu sản xuất của nhà máy. Sau khi Giám đốc Thắng bị bắt, công nhân đã nghỉ việc hết và công ty tạm thời ngừng giao dịch. Hiện vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình điều tra, làm rõ. Nhận thấy đây là vụ việc vi phạm pháp luật, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Ngày 20/03/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” xảy ra tại địa bàn xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn. Đồng thời, khởi tố bị cán và bắt tạm giam Nguyễn Hữu Thắng (1988) là Giám đốc Công ty cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình. Nguyễn Hữu Thắng đã chỉ đạo công nhân của công ty để tiến hành khai thác trái phép đất trong khuôn viên nhà máy sản xuất gạch của Công ty cổ phần Tân Phú Ninh Hòa Bình với tổng khối lượng trên 47.000 m3 đất để làm nguyên liệu sản xuất gạch, với tổng giá trị khoáng sản ước lượng trên 5,8 tỷ đồng. Sau đó, lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình đã đến kiểm tra hành chính. Tại thời điểm kiểm tra, Giám đốc công ty đã không xuất trình được giấy phép khai thác đất theo quy đ
4
Hình ảnh ngư dân khệ nệ bê rác từ biển khơi vào bờ. Trong hành trình vươn khơi, bám biển, nhiều ngư dân Bình Định thêm nhiệm vụ gom rác thải bỏ vào từng túi mang vào bờ xử lý. Kết thúc chuyến đi biển 16 ngày ở ngư trường Trường Sa, tàu cá BĐ-99028TS do ông Nguyễn Văn Lai (trú phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng trở về Cảng cá Quy Nhơn với khoang thuyền chứa 18 tấn cá sọc dưa và 50 con cá ngừ đại dương.Cùng với việc mang hải sản vào bờ, các ngư dân tàu cá BĐ-99028TS cũng đưa 13kg rác thải nhựa thu gom từ hoạt động thu gom trên biển vào bờ để bàn giao cho Tổ thu gom rác thải nhựa Cảng cá Quy Nhơn xử lý. Ông Nguyễn Văn Lai, thuyền trưởng tàu BĐ-99028TS cho biết, đây là chuyến biển thứ hai ông cùng các ngư dân trên thuyền thực hiện thu gom và mang rác thải vào bờ. “Khi được tuyên truyền và cấp phát túi đựng rác thải, anh em cũng đã dần ý thức hơn, không vứt rác xuống biển. Sau khi ăn uống, sinh hoạt, có rác thải chúng tôi bỏ vào túi để đem vào bờ và luôn nhắc nhở nhau nâng cao ý thức bảo vệ môi trường...”, ông Lai chia sẻ. Vừa bàn giao 8kg rác thải nhựa mang từ khơi xa vào bờ cho Tổ thu gom rác thải Cảng cá Quy Nhơn, ngư dân Nguyễn Văn Luyến (80 tuổi, trú phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) hồ hởi: “Việc các ngư dân đồng lòng đem tất cả những rác thải vào bờ là việc làm có ý nghĩa góp phần cho môi trường biển không bị ô nhiễm..."Chị Nguyễn Thị Minh Lệ, Tổ trưởng Tổ thu gom rác thải nhựa Cảng cá Quy Nhơn cho biết, chương trình thu gom rác thải nhựa trên tàu cá được thực hiện từ cuối tháng 11/2023 đến nay. Tính đến thời điểm hiện tại, Tổ thu gom rác thải nhựa Cảng cá Quy Nhơn đã thu gom được 102kg rác thải nhựa của 10 tàu cá mang về. Các loại rác thải được thu gom gồm chai nhựa trắng, chai nhựa màu, nắp chai và các loại bao bì. “Khi ngư dân mang rác về, chúng tôi sẽ thực hiện việc thu gom, phân loại rác thải đồng thời tuyên truyền cho ngư dân để nâng cao nhận thức”, chị Lệ chia sẻ. Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Bình Định Đào Xuân Thiện cho biết, khi tàu cá hoạt động trên biển, các vật dụng sinh hoạt như chai nước uống, túi mì tôm sau khi sử dụng sẽ được ngư dân bỏ vào túi rác. Sau khi tàu cá vào bờ, ngư dân cũng sẽ mang những túi rác này vào. Tổ thu gom rác thải nhựa tại cảng cá sẽ tiếp nhận đưa vào nhà thu gom rác thải nhựa tàu cá, sau đó bán cho nhà máy sản xuất vật liệu nhựa để tái chế.“Trước đây, việc ngư dân không mang rác vào mà bỏ rác thải ra biển tạo thành vùng rác ảnh hưởng đến đại dương, môi trường biển, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Việc đem rác vào bờ là một việc làm tốt để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Tại cảng, chúng tôi luôn khích lệ ngư dân mang rác thải từ ngoài biển về, điều đó sẽ giúp lan toả đến những người dân sinh sống quanh khu vực và hoạt động tại cảng. Họ sẽ thấy rác ngoài khơi còn mang vào được thì ở bờ phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi”, ông Thiện nói.
Ngư dân tại Bình Định đã thêm nhiệm vụ gom rác thải bỏ vào từng túi mang vào bờ xử lý trong hành trình vươn khơi, bám biển. Sau chuyến đi biển 16 ngày ở ngư trường Trường Sa, tàu cá BĐ-99028TS do ông Nguyễn Văn Lai làm thuyền trưởng trở về Cảng cá Quy Nhơn với khoang thuyền chứa 18 tấn cá sọc dưa và 50 con cá ngừ đại dương. Cùng với việc mang hải sản vào bờ, các ngư dân tàu cá BĐ-99028TS cũng đưa 13kg rác thải nhựa thu gom từ hoạt động thu gom trên biển vào bờ để bàn giao cho Tổ thu gom rác thải nhựa Cảng cá Quy Nhơn xử lý. Ông Nguyễn Văn Lai, thuyền trưởng tàu BĐ-99028TS cho biết, đây là chuyến biển thứ hai ông cùng các ngư dân trên thuyền thực hiện thu gom và mang rác thải vào bờ. Chương trình thu gom rác thải nhựa trên tàu cá được thực hiện từ cuối tháng 11/2023 đến nay. Tính đến thờ
5
Sìn Hồ (Lai Châu): Bắt quả tang một nhóm vàng “tặc” đang đào đãi vàng trong núi. Công an huyện Sìn Hồ (Lai Châu) mới đây đã bất ngờ kiểm tra hành chính và phát hiện một nhóm 4 người đang có hành vi dùng búa, xẻng… để đào đãi vàng trong 1 hang núi thuộc địa phận bản Phiêng Chạng, xã Noong Hẻo thuộc vùng Sìn Hồ thấp. Đồng thời, thu giữ nhiều đầu máy nổ, bao tải chứa quặng, dụng cụ đào vàng và lán trại. Ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho biết: Trước đó mấy hôm, nhận được tin báo của người dân, Công an huyện Sìn Hồ đã trinh sát và lập tổ công tác lên bất ngờ ập vào 1 hang do “chủ bưởng” là Nguyễn Văn Linh (sinh năm 1978), thường trú tại bản Trung Tâm, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, Lai Châu lên đây thuê đất dựng lán trại và “cầm cái”. Hang "vàng" sau khi bị các cơ quan chức năng phát hiện. "Chủ bưởng" Nguyễn Văn Linh tại hiện trường. Tổ công tác tiến hành kiểm tra bên trong hầm lò, đã phát hiện tại vị trí cuối hầm đang có 3 đầu máy nổ, 1 máy phát điện, 1 đầu cối nghiền xát đá, 1 đầu tạo nén hơi qua bình hơi, 1 cối đập đá lắp vòng tời, 1 máy khoan hơi, 1 máy đục hơi và một đống lớn đất đá quặng dùng làm nguyên liệu nghiền phục vụ cho đãi vàng. Qua khai báo hành chính, tổ công tác xác định được danh tính nhóm “vàng tặc” gồm Đỗ Đình T. (SN 1977) trú tại tổ 5, Phường Đoàn Kết, TP Lai Châu; Vũ Trọng Đ. (SN 2007) trú tại xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ; Vũ Văn T, cũng trú tại xã Hồng Thu. Các đối tượng khai nhận do không có việc làm, nghe lời dụ dỗ của Nguyễn Văn Linh “hứa hẹn” nên đã quy tụ dưới lán của Linh để hàng ngày đi đào đất đá trong hang rồi chở ra bên ngoài đào đãi. Một đầu máy nghiền đá. Cũng theo Phó Chủ tịch Cương, hầm lò này vốn là 1 hầm lò trước đây đã có đào xới nên khi vào xác định hầm đã sâu khoảng 80m, rộng 1m. Tại thời điểm kiểm tra, “chủ bưởng” Nguyễn Văn Linh không cung cấp được giấy phép khai thác khoáng sản, không có giấy tờ gì chứng minh cho việc làm là hợp pháp nên đã thừa nhận vào biên bản vi phạm hành chính. Sau đó, toàn bộ số phương tiện có trong hang cùng vận dụng phục vụ sinh sống, khai thác đều bị tạm giữ, đưa về Công an huyện Sìn Hồ. Đống quặng thực chất là đất đá đào ra, và nghi có vàng ở trong. Còn 3 người có mặt tại hiện trường, sau khi được viết biên bản, được giải thích về các quy định của Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản đã xin về, và viết cam kết không tái phạm nữa. Hiện vụ việc đang được Công an huyện Sìn Hồ hoàn thiện hồ sơ trình lên UBND huyện Sìn Hồ xem xét, ra quyết định xử phạt hành chính đối với “chủ bưởng” Nguyễn Văn Linh. Được biết, Lai Châu luôn là “điểm nóng” về tình trạng khai thác vàng trái phép, trải dài ở nhiều huyện xa xôi. Các đối tượng đổ về chủ yếu qua “lời đồn” có vàng nên kéo đến một số xã như: xã Noong Hẻo, Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ; các xã Vàng San, khu vực Nậm Kha Á của huyện Mường Tè. Cách đây 2 tháng, dưới sự chỉ đạo của Đại tá Phạm Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, lực lượng chức năng đã huy động khoảng 400 người vào vùng Nậm Kha Á giáp ranh với 3 xã gồm Tà Tổng, Nậm Khao và Mù Cả thuộc huyện Mường Tè để giải tỏa các bãi vàng trái phép.
Tóm tắt: Công an huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã bắt quả tang một nhóm 4 người đang có hành vi dùng búa, xẻng… để đào đãi vàng trong 1 hang núi thuộc địa phận bản Phiêng Chạng, xã Noong Hẻo thuộc vùng Sìn Hồ thấp. Tổ công tác đã thu giữ nhiều đầu máy nổ, bao tải chứa quặng, dụng cụ đào vàng và lán trại. Ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho biết: Trước đó mấy hôm, nhận được tin báo của người dân, Công an huyện Sìn Hồ đã trinh sát và lập tổ công tác lên bất ngờ ập vào 1 hang do “chủ bưởng” là Nguyễn Văn Linh (sinh năm 1978), thường trú tại bản Trung Tâm, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, Lai Châu lên đây thuê đất dựng lán trại và “cầm cái”. Hiện vụ việc đang được Công an huyện Sìn Hồ hoàn thiện hồ sơ trình lên UBND huyện Sìn Hồ xem xét, ra quyết định xử phạt hành chính đố
6
Hải Phòng sẽ thành lập Khu Thương mại tự do. Quy hoạch Hải Phòng vừa được duyệt có định hướng thành lập Khu Thương mại tự do trong Khu Kinh tế ven biển phía Nam thành phố để vận dụng những cơ chế, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay ở trong nước và quốc tế về thương mại tự do, áp dụng tại Hải Phòng. Hải Phòng: Xanh hóa các ngành kinh tế Chiều 15/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã công bố và trao quyết định phê duyệt quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo địa phương này. Theo đó quy hoạch vừa được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số. Là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế. Là trung tâm kinh tế hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistic và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á. Đến năm 2030, tỷ trọng GRDP của thành phố đạt khoảng 6,8% GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 13,5%/năm. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 51,7%, ngành dịch vụ 43,2%, ngành nông lâm thủy sản chiếm 1%. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 300-310.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 90-98.000 tỷ đồng. Về không gian, kết cấu hạ tầng cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị đặc biệt. Thành lập thành phố thuộc thành phố tại huyện Thủy Nguyên, hoàn thành chuyển đổi 50% số huyện lên quận. Đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với 3 trụ cột: dịch vụ cảng biển – logistic; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế. Quy mô dân số khoảng 4,5 triệu người, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh. Người dân được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao, hệ thống an sinh xã hội bền vững, dịch vụ trợ giúp xã hội đa dạng, chuyên nghiệp, kịp thời hỗ trợ và bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương. Định hướng thành lập Khu Thương mại tự do Với quan điểm mở rộng, phân bố không gian phát triển, quy hoạch Hải Phòng đã định hướng thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng với diện tích 20.000ha, để tận dụng lợi thế cảng Nam Đồ Sơn và sân bay quốc tế Tiên Lãng. Quy hoạch cũng định hướng sẽ thành lập Khu Thương mại tự do trong Khu kinh tế mới để vận dụng những cơ chế, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay ở trong nước và quốc tế về thương mại tự do, áp dụng tại Hải Phòng. Từ đó, Khu kinh tế ven biển phía Nam (trong đó có Khu Thương mại tự do) được kỳ vọng là đòn bẩy đủ mạnh giúp đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế của vùng đất phía Nam Hải Phòng. Hải Phòng là địa phương duy nhất ở miền Bắc hội tụ đủ 5 loại hình giao thông. Trên cơ sở đó, quy hoạch định hướng đầu tư xây dựng phát triển cảng biển Hải Phòng để xứng tầm với vai trò là 1 trong 2 cảng biển đặc biệt của cả nước. Tập trung hoàn thành đầu tư khu bến cảng Lạch Huyện và di dời các bến cảng trên sông Cấm, đầu tư phát triển các bến cảng khu Nam Đồ Sơn – Văn Úc. Định hướng xây dựng mới các tuyến đường sắt: Hà Nội – Hải Phòng song song với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kết nối cảng cửa ngõ quốc tế với các khu bến cảng Đình Vũ, Đồ Sơn, Lạch Huyện; Tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh. Định hướng mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, nghiên cứu xây dựng Cảng Hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng. Tiếp tục mở rộng, nâng cấp các tuyến đường bộ liên vùng, xây dựng cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng. Phát triển các tuyến đường thủy ven biển, nối liền các cửa sông lớn của thành phố và các tỉnh lân cận kết nối với cảng Lạch Huyện. Ngoài ra, quy hoạch cũng đưa ra định hướng tập trung phát triển nguồn năng lượng tái tạo, điểm nhấn ưu tiên phát triển nguồn điện gió ngoài khơi (công suất 2.500MW).
Hải Phòng sẽ thành lập Khu Thương mại tự do trong Khu Kinh tế ven biển phía Nam thành phố, với mục tiêu vận dụng các cơ chế, chính sách, kinh nghiệm và cách làm hay về thương mại tự do trong nước và quốc tế. Quy hoạch Hải Phòng đã được phê duyệt với mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số. Hải Phòng sẽ là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế. Hải Phòng sẽ là trung tâm kinh tế hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistic và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công ngh
7
Bắc Giang: Bắt giữ tàu khai thác cát trái phép ở sông Lục Nam. Ngành chức năng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện tàu hút cát tự chế, không có số hiệu đang khai thác cát trái phép tại sông Lục Nam. Cụ thể, khoảng 12 giờ 15 phút ngày 13/1, Công an huyện Lục Ngạn chủ trì phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường thủy - Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Bắc Giang) và Công an xã Phượng Sơn phát hiện, bắt quả tang tàu hút cát tự chế, không có số hiệu đang khai thác cát trái phép tại sông Lục Nam thuộc địa phận xã Phượng Sơn (Lục Ngạn). Chủ tàu chỉ đạo nhóm thợ hút cát là Phạm Văn Hiệp (SN 1968), trú tại thôn Phú Bòng, xã Phượng Sơn khai thác được 21,3m3 cát trái phép. Lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm để điều tra xác minh. Công an huyện Lục Ngạn khuyến cáo mọi người dân không tham gia khai thác khoáng sản trái phép (đặc biệt là cát sỏi lòng sông). Nhân dân khi phát hiện đối tượng khai thác khoáng sản trái phép, thông báo ngay cho Công an huyện Lục Ngạn hoặc chính quyền địa phương gần nhất để kịp thời bắt giữ đối tượng, xử lý theo quy định của pháp luật. Số điện thoại trực ban Công an huyện Lục Ngạn: 02043882205.
Tại sông Lục Nam, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang một tàu hút cát tự chế không có số hiệu đang khai thác cát trái phép. Chủ tàu là Phạm Văn Hiệp (SN 1968) đã khai thác được 21,3m3 cát trái phép. Lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ tang vật và phương tiện vi phạm để điều tra xác minh. Công an huyện Lục Ngạn khuyến cáo người dân không tham gia khai thác khoáng sản trái phép và thông báo ngay cho Công an huyện Lục Ngạn hoặc chính quyền địa phương gần nhất khi phát hiện đối tượng khai thác khoáng sản trái phép. Số điện thoại trực ban Công an huyện Lục Ngạn: 02043882205.
8
Tiền Giang: Hiệu trưởng bị xử lý nếu để xảy ra dạy thêm không đúng quy định. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 01/2024/QĐ-UBND ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào quyết định này, nguyên tắc của việc tổ chức dạy thêm, học thêm và các trường hợp không được dạy thêm, học thêm sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 3,4 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang giao Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh là cơ quan chủ trì, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh có trách nhiệm tổ chức, phối hợp tổ chức thanh kiểm tra về dạy thêm, học thêm, phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định, thông báo công khai nơi tiếp công dân, tiếp nhận phản ánh về những vấn đề tiêu cực trong dạy thêm, học thêm để kịp thời xử lý. Tại các địa phương: Ủy ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn, chỉ đạo việc thanh, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm về dạy thêm, học thêm. Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường, và ngoài nhà trường của các tổ chức, cá nhân, chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân huyện về quản lý dạy thêm, học thêm, phổ biến và chỉ đạo các nhà trường, các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm, tổ chức thanh kiểm tra về dạy thêm, học thêm, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn xã, phường, thị trấn, để phát hiện các vi phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đối với các cơ sở giáo dục: Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm quyền và lợi ích của người học, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường và quản lý việc dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên do nhà trường quản lý theo quy định. Thủ trưởng cơ sở giáo dục quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc về dạy thêm, học thêm quy định tại Điều 3 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về dạy thêm, học thêm, chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Thủ trưởng cơ sở giáo dục sẽ chịu hình thức xử lý kỷ luật, hay liên đới chịu trách nhiệm khi buông lỏng quản lý giáo viên, học thêm để xảy ra hoạt động dạy thêm, học thêm không đúng quy định. Về mức thu tiền dịch vụ dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Thực hiện theo Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 8/7/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Tiền Giang. Khi thu tiền dịch vụ dạy thêm, học thêm, nhà trường sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Đối với việc quản lý, sử dụng tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Trường chỉ nộp các khoản thuế theo quy định trên tổng số thu dạy thêm, học thêm, số còn lại thì được chi thù lao cho giáo viên dạy, tiền điện và nước phục vụ, trích khấu hao tài sản theo quy định và chi cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm. Các trường xây dựng mức chi cụ thể cho các nội dung chi, đưa vào quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Nhà trường mở đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi việc thu, sử dụng nguồn thu từ dạy thêm, học thêm, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ việc thu và sử dụng tiền học thêm. Nghiêm cấm mọi trường hợp để ngoài sổ sách các khoản thu, chi từ nguồn thu dạy thêm, học thêm. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh quyết toán tiền dịch vụ dạy thêm, học thêm qua bộ phận tài vụ. Giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu tiền học thêm. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày 20/1/2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Tóm tắt: - Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 01/2024/QĐ-UBND về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh là cơ quan chủ trì, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. - Thủ trưởng cơ sở giáo dục quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc về dạy thêm, học thêm quy định tại Điều 3 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về dạy thêm, học thêm, chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường. - Thủ trưởng cơ sở giáo dục sẽ chịu hình th
9
Nghệ An công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn 2050. Quy hoạch đến năm 2030, Nghệ An là tỉnh phát triển khá, trở thành trung tâm vùng Bắc Trung bộ về thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo… Sáng 13/1, tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2040. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Nghệ An và một số tỉnh, thành phố. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Nghệ An hội tụ đủ tiềm năng, lợi thế và cơ hội nổi trội, khác biệt để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung và cả nước. Phó Thủ tướng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cũng như từng người dân Nghệ An phải chuyển hóa khát vọng phát triển mãnh liệt, niềm tự hào, tình yêu quê hương cùng tinh thần đổi mới vào trong từng hành động, việc làm nhỏ nhất để tỉnh trở thành một địa chỉ đỏ đáng đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để thực hiện quy hoạch cần nguồn lực lớn, Nghệ An cần triển khai ngay việc rà soát các quy hoạch chi tiết gắn kết đô thị - công nghiệp - dịch vụ với các công trình hạ tầng hướng tuyến đang đầu tư xây dựng. Trong đó, ưu tiên triển khai các dự án hạ tầng kết nối liên vùng, liên tỉnh, các hạ tầng xã hội, y tế, văn hóa, hạ tầng số. Cùng với đó sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước trong đầu tư công trình hạ tầng đóng vai trò dẫn dắt thúc đẩy đầu tư tư nhân. Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ. Là trung tâm của khu vực Bắc Trung bộ về thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Tốc độ tăng trưởng trên địa bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 11%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 8.000 USD. Tầm nhìn đến năm 2050, Nghệ An là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại của cả nước và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là động lực phát triển quan trọng của khu vực Bắc Trung bộ.Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đăng ký đầu tư 390 triệu USD (hơn 9.550 tỷ đồng). Các dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư gồm 1 dự án do nhà đầu tư trong nước thực hiện và 5 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, linh kiện, thiết bị điện tử, năng lượng xanh.
Nghệ An đã công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung và cả nước. Mục tiêu đến năm 2030, xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ. Tốc độ tăng trưởng trên địa bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 11%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 8.000 USD. Tầm nhìn đến năm 2050, Nghệ An là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại của cả nước và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là động lực phát triển quan trọng của khu vực Bắc Trung bộ. Tại hội nghị
10
Thanh Hóa: Trường Chính trị tỉnh sẽ được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất. UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 581/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, khu vực Trường Chính trị và các lô đất lân cận, phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa. Theo đó, việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch để thực hiện dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất Trường Chính trị tỉnh đã được HĐND tỉnh Thanh Hóa thông qua tại Nghị quyết số 465/NQ-HĐND ngày 14/12/2023 và theo ý kiến chỉ đạo củaThường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 4486-CV/VPTU ngày 30/11/2023; làm cơ sở để quản lý thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, sinh hoạt cho giảng viên và học viên của nhà trường hiện nay, hướng đến mục tiêu phấn đấu xây dựng Trường Chính trị tỉnh trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước, đạt chuẩn mức 2. Khu vực lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch tại vị trí lô đất có chức năng là đất giáo dục, thuộc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực Trường Chính trị và các lô đất lân cận, phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa. Khu đất có ranh giới: Phía Bắc giáp đường Yên Trường; phía Nam giáp ngõ 120 Đỗ Đại; phía Tây giáp đường Vệ Yên; phía Đông giáp đường Đỗ Đại. Quy mô diện tích lập điều chỉnh quy hoạch khoảng 3,4ha (diện tích khảo sát thực trạng của lô đất giáo dục). Về nội dung điều chỉnh, hợp khối 2 nhà ký túc xá hiện trạng 5 tầng và một phần đất sân đường nội bộ thành khối ký túc xá - nhà ăn 6 tầng và nhà để máy bơm, bể nước phòng cháy chữa cháy. Điều chỉnh nhà xe hiện trạng thành khu vực đỗ xe và khuôn viên, cây xanh; điều chỉnh nhà ăn hiện trạng thành khu vực đỗ xe; hợp khối 2 nhà giảng đường hiện trạng thành khối giảng đường - thư viện - truyền thống (khối lớp học - thư viện cao 6 tầng và khối giảng đường, truyền thống cao 3 tầng, ký hiệu 05); khối nhà ký túc xá cao cấp thành đất khuôn viên, vườn hoa và khu vực để xe. Sắp xếp, quy hoạch khu vực sân thể thao (sân bóng đá mini, ký hiệu 03; sân tennis, ký hiệu 12) thành sân thể thao và bổ sung nhà trạm điện, khu vực để xe. Sửa chữa, cải tạo các khối nhà: Hội trường, hiệu bộ, ký túc xá B3; chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ; hiệu chỉnh tổng diện tích khu đất: Từ 3,55ha thành 3,4001ha (do số liệu thống kê trên bản vẽ được duyệt không chính xác so với bản vẽ được duyệt). Việc quy hoạch, thiết kế, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực Trường Chính trị được bố trí với các không gian chức năng hợp lý, đảm bảo cho các nhu cầu về học tập, nghiên cứu, sinh hoạt cho giảng viên và học viên của nhà trường hiện nay và hướng đến mục tiêu phấn đấu xây dựng Trường Chính trị tỉnh trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước. Các khu vực cây xanh cảnh quan, thể thao, sân, đường nội bộ, không gian mở được bố trí phù hợp, tạo cảnh quan, đáp ứng các hoạt động học tập, giao lưu trong khuôn viên trường. Được biết, đến nay Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành 55/55 chỉ tiêu thuộc 6/6 nhóm tiêu chí của chuẩn mức 1 theo Quy định 11-QĐ/TW về Trường Chính trị chuẩn, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt trội, vượt trước (có 26 chỉ tiêu vượt trội, 52/64 chỉ tiêu vượt trước) và có 3 nhóm chỉ tiêu vượt chuẩn (viết các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho Bộ Nội vụ; đào tạo quốc tế và hỗ trợ cho các trường trong hệ thống xây dựng chuẩn; các mô hình đổi mới sáng tạo vì học viên và các giải thưởng về khoa học công nghệ). Tỉnh ủy Thanh Hóa đã quan tâm đổi mới công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và đặt ra yêu cầu: “Xây dựng Trường Chính trị tỉnh trở thành Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh và khu vực”; “Xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn trong nhóm các trường chính trị dẫn đầu cả nước”.
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa sẽ được đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và sinh hoạt cho giảng viên và học viên. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tại vị trí lô đất có chức năng là đất giáo dục, với quy mô diện tích khoảng 3,4ha. Nội dung điều chỉnh bao gồm hợp khối 2 nhà ký túc xá hiện trạng thành khối ký túc xá - nhà ăn 6 tầng và nhà để máy bơm, bể nước phòng cháy chữa cháy; điều chỉnh nhà xe hiện trạng thành khu vực đỗ xe và khuôn viên, cây xanh; điều chỉnh nhà ăn hiện trạng thành khu vực đỗ xe; hợp khối 2 nhà giảng đường hiện trạng thành khối giảng đường - thư viện - truyền thống; khối nhà ký túc xá cao cấp thành đất khuôn viên, vườn hoa và khu vực để xe. Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành 55/55 chỉ tiêu thuộc 6/6 nhóm ti
11
Phá bỏ tượng rồng khổng lồ bị bỏ hoang ở Cố đô Huế. Tượng rồng bị bỏ hoang ở dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế) sẽ được tháo dỡ, đập bỏ để giao đất và sẽ đầu tư, chỉnh trang khu công viên sinh thái cảnh quan phục vụ cộng đồng. Công viên nước bỏ hoang, hấp dẫn khách nước ngoài Dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên có diện tích hơn 49ha nằm trên đồi Thiên An (xã Thủy Bằng, TP Huế) và cách trung tâm TP Huế khoảng 10km về hướng Tây Nam, được Công ty Du lịch Cố đô khởi công xây dựng năm 2001 và đưa vào hoạt động phục vụ mục đích du lịch năm 2004 với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 70 tỷ đồng gồm nhiều hạng mục như khu du lịch thủy cung, hệ sinh thái và sân khấu nhạc nước có sức chứa 2.500 chỗ ngồi, hệ thống 20 phòng ngủ cao cấp nằm đan xen trên các triền đồi… Tuy nhiên, đi vào hoạt động được một thời gian và khai thác du lịch kém hiệu quả nên dự án bị bỏ hoang. Sau khi Công ty Du lịch Cố đô hoạt động dang dở không hiệu quả và tạm dừng việc thi công các hạng mục còn lại của công trình, năm 2008 được chuyển giao sang cho Công ty TNHH Haco Huế để tiếp tục khai thác với tổng kinh phí dự kiến là 270 tỷ đồng sau khi thiết kế lại. Tuy nhiên, dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên vẫn dậm chân tại chỗ và bị bỏ hoang trong thời gian dài. Trước sự hoang tàn của dự án, năm 2017 UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ra quyết định thu hồi dự án Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên và bàn giao lại cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế) quản lý. Trước việc bị bỏ hoang, năm 2016 tờ The Huffington Post của Mỹ có bài viết về Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên với tựa đề This Abandoned Waterpark In Vietnam Is Not For The Faint Of Heart (tạm dịch: “Công viên nước bỏ hoang ở Việt Nam, không dành cho những người yếu tim”) phản ánh sự hoang tàn, đổ nát của khu du lịch và từ đó trở thành địa điểm thu hút rất đông khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ. Năm 2018, video ca nhạc “Warpaint” của nhà sản xuất âm nhạc Niki và 88rising có lấy một số bối cảnh ở Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên và một năm sau đó ban nhạc Hàn Quốc ONF lấy một số cảnh để quay trong video ca nhạc “We must love”. Trong năm 2022, ban nhạc MEDUZA của Ý đến Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên thực hiện một số cảnh quay cho video ca nhạc Bad Memories của mình và có một bài viết trên tờ The Washington Post của Mỹ đã xếp Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên vào danh sách một trong 11 điểm đến đáng sợ dành cho du lịch, tờ Insider nhận định Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên là “một điểm đến không chính thức nhưng không thể bỏ qua dành cho du khách khi đến Đông Nam Á”. Tượng rồng khủng lồ ở Cố đô Huế sẽ bị phá bỏ Những ngày cận Tết Nguyên đán, trong khi nhiều địa phương trên cả nước đang đua nhau “khoe” linh vật rồng để chào đón năm mới Giáp Thìn 2024 thì tại Thừa Thiên - Huế tượng rồng khổng lồ (cao 20m, dài khoảng 50m) quấn quanh nhà thủy tạ bên trong hồ nước Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế) sẽ được phá bỏ. Trước thông tin sẽ bị phá bỏ sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều du khách trong và ngoài nước đã tìm đến tượng rồng khồng lồ tranh thủ tham quan, check-in… Theo tìm hiểu được biết, do dự án không tiếp tục triển khai nên UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có quyết định thu hồi và giao cho UBND TP Huế đầu tư khu công viên sinh thái cảnh quan phục vụ cộng đồng. Cụ thể là Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế (đơn vị được giao đầu tư công viên) sẽ đầu tư, chỉnh trang công viên để phục vụ cộng đồng sau khi đơn vị trúng đấu giá thu hồi hết tài sản trên đất. Do dự án trước đó có tài sản trên đất thế chấp ngân hàng nên sau khi nhà nước thu hồi, ngân hàng đã phát mãi để thu hồi vốn và Công ty TNHH & Thương mại dịch vụ Đại Nguyên Nam (trụ sở tại TP Đà Nẵng) trúng đấu giá tài sản tại Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế). Đại diện Công ty TNHH & Thương mại dịch vụ Đại Nguyên Nam cho biết, sau Tết Giáp Thìn 2024 sẽ tháo dỡ, đập bỏ tượng rồng để bàn giao đất cho chính quyền địa phương. Theo Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho biết, theo kế hoạch thì sẽ xây dựng tuyến đường dạo dài 2 km, rộng 4,5 - 6 m quanh hồ Thủy Tiên và lát bằng đá granit trên nền bêtông, hệ thống đèn chiếu sáng, cấp thoát nước được đầu tư...
Tượng rồng khổng lồ ở Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP Huế) sẽ bị phá bỏ sau khi dự án không tiếp tục triển khai. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có quyết định thu hồi và giao cho UBND TP Huế đầu tư khu công viên sinh thái cảnh quan phục vụ cộng đồng. Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế sẽ đầu tư, chỉnh trang công viên để phục vụ cộng đồng sau khi đơn vị trúng đấu giá thu hồi tài sản trên đất. Công ty TNHH & Thương mại dịch vụ Đại Nguyên Nam (trụ sở tại TP Đà Nẵng) trúng đấu giá tài sản tại Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên và sẽ tháo dỡ, đập bỏ tượng rồng để bàn giao đất cho chính quyền địa phương sau Tết Giáp Thìn 2024. Trung tâm Công viên cây xanh Huế sẽ xây dựng tuyến đường dạo dài 2 km, rộng 4,5 - 6 m quanh hồ Thủy Tiên và lát bằng đá granit trên nền bêtông, hệ thống đèn chiếu sáng
12
Xử lý nghiêm hành vi vi phạm, đảm bảo ATGT, giúp người dân an vui đón Tết. Đó là ý kiến đề nghị của ông Bùi Hồng Trung, Giám đốc Sở GTVT TP. Đà Nẵng, Phó Trưởng ban thường trực Ban ATGT TP. Đà Nẵng khi đến thăm các chốt kiểm soát đảm bảo ATGT trên tuyến QL1, đường tránh Nam Hải Vân - Túy Loan. Sáng 9/2, ông Bùi Hồng Trung, Giám đốc Sở GTVT TP. Đà Nẵng, Phó Trưởng ban thường trực Ban ATGT TP. Đà Nẵng, cùng lãnh đạo Sở GTVT TP. Đà Nẵng, Phòng CSGT Công an TP. Đà Nẵng đến các chốt kiểm soát trên tuyến QL1, tuyến tránh Nam Hải Vân - Túy Loan thăm hỏi, động viên lực lượng CSGT, Thanh tra Giao thông làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT. Trực tiếp đến từng chốt, Giám đốc Sở GTVT TP. Đà Nẵng, Phó Trưởng ban thường trực Ban ATGT TP. Đà Nẵng nắm bắt tình hình công tác, phương án, kế hoạch đảm bảo TTATGT trên tuyến. Trước tình hình phương tiện lưu thông qua tuyến cao, áo lực công việc lớn, ông Trung ân cần động viên cán bộ CSGT, Thanh tra Giao thông đảm bảo sức khỏe, tinh thần làm việc tốt và đảm bảo an toàn trong quá trình TTKS, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT. Để đảm bảo TTATGT, phương tiện lưu thông trên tuyến an toàn, ông Trung đề nghị chỉ huy các đơn vị, chốt kiểm soát có phương án chủ động xử lý các tình huống, kịp thời thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra TNGT, giúp đỡ người dân lưu thông qua địa bàn Đà Nẵng an toàn, thuận lợi. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, nhất là đối với các phương tiện xe khách, xe tải có hành vi vi phạm TTATGT. "Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, các đơn vị, lực lượng tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, như: Nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, lạng lách đánh võng, xe chở quá tải, quá số người quy định… Xử lý nghiêm xe khách hoạt động trá hình, "xe dù", "bến cóc", đồng thời kiểm soát hoạt động của xe khách, không để xảy ra tình trạng chở khách quá số người quy định, xe tải chở quá tải trọng", ông Trung nhấn mạnh.
Ông Bùi Hồng Trung, Giám đốc Sở GTVT TP. Đà Nẵng, Phó Trưởng ban thường trực Ban ATGT TP. Đà Nẵng, đã đề nghị xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024. Ông Trung đã đến thăm các chốt kiểm soát trên tuyến QL1, tuyến tránh Nam Hải Vân - Túy Loan và động viên lực lượng CSGT, Thanh tra Giao thông đảm bảo sức khỏe, tinh thần làm việc tốt và đảm bảo an toàn trong quá trình TTKS, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT. Ông Trung đề nghị chỉ huy các đơn vị, chốt kiểm soát có phương án chủ động xử lý các tình huống, kịp thời thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra TNGT, giúp đỡ người dân lưu thông qua địa bàn Đà Nẵng an toàn, thuận lợi. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, nhất là đối với các phương tiện xe khách, xe tải có hành vi vi ph
13
Ông Hà Văn Hiền - “Tiếng thơm” trên công trình Bệnh viện Quảng Ninh. Bệnh viện Đa Khoa Quảng Ninh chuẩn bị xây dựng mới quy mô 1.000 giường bệnh, trên quỹ đất vàng 10ha, kinh phí đầu tư 4.080 tỷ đồng. Ngày Tết sum vầy, các bậc cao niên bảo công trình “ý Đảng lòng dân”, nhưng không quên người đặt nền móng xây dựng cơ sở y tế này và người nâng tầm vóc nó thành bệnh viện hàng đầu tuyến tỉnh toàn quốc là ông Hà Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.Năm 2024, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh có thâm niên tròn 90 năm thành lập. Cơ sở y tế này xây dựng từ thời Pháp thuộc lưu dùng lại cơ sở vật chất đơn sơ, lại qua 2 cuộc không kích dữ dội của quân Mỹ. Sau chiến tranh, Bệnh viện có tu sửa nhưng chắp vá, phòng khám bệnh, nơi điều trị bệnh nhân chủ yếu là những lô nhà cấp 4 xây vội, giải quyết tình thế chữa bệnh cho dân. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ của thế kỷ trước, Quảng Ninh có đổi mới nhưng cơ chế bao cấp chưa qua, cơ chế quản lý mới chưa đến hẳn, kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản khó khăn. Dù Đảng bộ, chính quyền đã sớm nhìn ra vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông là động lực phát triển, địa phương muốn xóa 24 cống và đường ngầm trên tuyến đường Quốc lộ 18 huyết mạnh giao thông chính của tỉnh từ Móng Cái đến Hạ Long, mà mùa mưa lũ rừng kéo về ngập lụt, giao thông cách trở; nhưng “cái khó bó cái khôn”. Năm 1994, ông Hà Văn Hiền - Bí thư Thành ủy Hạ Long mới được đề bạt làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trăn trở với vấn đề tài chính để gỡ thế bí cho đầu tư hạ tầng, đã báo cáo với Trung ương Đảng, Chính phủ cho địa phương thực hiện sáng kiến thí điểm thực hiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách và tranh thủ nguồn vốn nước ngoài của chương trình ODA đầu tư vào xây dựng công trình công. Kết quả như mong muốn, địa phương tăng được giá trị địa tô, nhiều khu đất hoang hóa, khuất nẻo, xa khơi lên ngôi “tấc đất, tấc vàng”. Nhiều khu đô thị mới khang trang, giải quyết quỹ đất nhà ở lại bội thu ngân sách. Quảng Ninh đã hoàn thành dự án nâng cấp tải tạo đường Quốc lộ 18 đoạn Mông Dương - Móng Cái, đồng thời xóa phà Bãy Cháy thay bằng cầu bắc qua eo biển Cửa Lục, giao thông dọc tỉnh 4 mùa thông suốt. Quảng Ninh còn hỗ trợ ½ kinh phí cho tỉnh Hải Dương xây dựng Cầu Bình. Khi đó là một cuộc cách mạng hạ tầng lớn của Quảng Ninh, hệ thống giao thông đường bộ nội bộ, nội vùng thông suốt. Theo đó, là công trình đầu tư 170 tỷ đồng xây dựng mới bệnh viện tỉnh quy mô 500 giường bệnh, thay thế toàn bộ những dãy nhà cấp 4 ọp ẹp cơ sở y tế từ thời Pháp thuộc lưu dùng và những lô nhà “hàn vá” sau chiến tranh. Bệnh viện mới cao tầng khang trang, trang bị y cụ tính năng kỹ thuật cao như X quang tăng sáng truyền hình, điện tim, nội soi, siêu âm, máy tạo oxy, máy thở và các phương tiện thiết bị phẫu thuật, xét nhiệm tiên tiến. Bệnh viện Quảng Ninh khi ấy nổi trội trong tốp đầu bệnh viện tuyến tỉnh toàn quốc. Thành tựu là của Đảng bộ và nhân dân địa phương, vai trò người đứng đầu đôn đáo tạo nguồn lục mà thành là ông Hà Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, sau làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Nay ông Hà Văn Hiền về hưu đã gần hai thập kỷ rồi, mà tiếng thơm vẫn để lại công trình y tế vì dân sinh này. Lịch sử hình thành của Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh, từ một cơ sở y tế gọi là Nhà thương C.H Georges Picot do Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (FSCT) xây dựng vào khoảng năm 1933, phục vụ cai ký, giới chủ mỏ do bác sỹ người Pháp tên là George, đốc công quản lý. Năm 1936, nhờ Mặt trận Bình dân Pháp (Front populaire) Chính phủ bảo hộ có cải cách xã hội thuộc địa, cơ sở y tế này nâng giường bệnh, mở rộng cửa đón phu mỏ chữa bệnh. Nhà thương C.H Georges Picot, một số khoa ở trên dải đồi con ốc gọi là Nhà thương Đồi cao. Khoa sản, nhà thuốc, phòng khám đặt ở khu gốc đa Lán Bè thì gọi chung là Nhà thương Lán Bè. Nhà thương Lán Bè do bác sỹ George người Pháp quản lý, nhưng George chân đi chân về Hà Nội, việc quán xuyến công việc Nhà thương giao cho ông Nguyễn Thế Thường - y tá người Việt làm tổng quản. Ông Nguyễn Thế Thường khi ấy là y tá tiểu phẫu, nhưng biệt tài y thuật thường khám bệnh, kê đơn cấp thuốc, còn trực tiếp phẫu thuật cứu sống nhiều người bệnh bị viêm ruột thừa và mổ cấp cứu nạn nhân chấn thương. Nhân dân khi ấy kính trọng gọi là Docteur Nguyễn Thế Thường.Tháng 4 năm 1955, tiếp quản khu mỏ Nhà thương C.H Georges Picot được đặt tên là Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai, có 180 giường bệnh, cơ sở y tế và trang bị y cụ tốt hơn thời Pháp thuộc, có hệ thống sưởi ấm bằng hơi nước nóng dẫn đến các khoa. Năm 1957, Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai tăng lên 200 giường bệnh. Ngày 23/9/1960, Bộ Công nghiệp bàn giao hệ thống y tế ngành Than về Bộ Y tế và phân cấp quản lý về Ty Y tế khu Hồng Quảng nhận Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai. Năm 1961, bệnh viện Tám Mái khu vực Bãi Cháy hợp nhất với Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai gọi là Bệnh viện khu Hồng Quảng có 400 giường bệnh.Ngày 30/10/1963, hợp nhất 2 tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành lập tỉnh Quảng Ninh. Bệnh viện khu Hồng Quảng được đổi tên thành Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh. Cơ sở y tế của bệnh viện Tám Mái rút xuống thành phòng khám bệnh khu vực Bãy Cháy, khi quân Mỹ không kích lần thứ I ác liệt, cùng Bệnh viện tỉnh sơ tán khoa thì ẩn trú trong hang đá ở Đèo Bụt thuộc làng Lộ Phong (nay là phường Hà Phong), khoa ẩn trú trong rừng xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (cũ) sau di chuyển vào hang đá ở Km12, xã Quang Hanh, Cẩm Phả. Khi quân Mỹ không kích lần thứ II, bệnh viện tỉnh lại xé lẻ, cơ sở chính sơ tán vào hang núi đá ở xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ (cũ); khoa thì trở lại hang đá ở Km12, xã Quang Hanh, Cẩm Phả. Trong chiến tranh, Bệnh viện tỉnh bố trí một đội phẫu thuật cùng với bệnh viện thị xã Hồng Gai khám bệnh dã chiến, cứu thương ở hang số 6, chân núi Bài Thơ. Bệnh viện hang số 6 làm lên trang ca của ngành y tế Quảng Ninh.
Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh đang chuẩn bị xây dựng mới quy mô 1.000 giường bệnh, trên quỹ đất vàng 10ha, kinh phí đầu tư 4.080 tỷ đồng. Ông Hà Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đã đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng cơ sở y tế này. Ông đã báo cáo với Trung ương Đảng, Chính phủ cho địa phương thực hiện sáng kiến thí điểm thực hiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách và tranh thủ nguồn vốn nước ngoài của chương trình ODA đầu tư vào xây dựng công trình công. Kết quả như mong muốn, địa phương tăng được giá trị địa tô, nhiều khu đất hoang hóa, khuất nẻo, xa khơi lên ngôi “tấc đất, tấc vàng”. Nhiều khu đô thị mới khang trang, giải quyết quỹ đất nhà ở lại bội thu ngân sách. Quảng Ninh đã hoàn thành dự án nâng cấp tải tạo đường Quốc lộ 18 đoạn Mông Dương - Móng C
14
Nhà đầu tư ngoại rót 22 triệu USD vào bất động sản TPHCM trong tháng 1. Cục Thống kê TPHCM cho biết trong tháng 1 các nhà đầu tư ngoại đầu tư 22 triệu USD vào hoạt động kinh doanh bất động sản, chiếm 23,7% tổng số góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp. Theo báo cáo tình hình kinh tế, xã hội tháng 1, Cục Thống kê TPHCM cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố từ đầu năm đến ngày 20/1 đạt 125,7 triệu USD, bằng 70,2% so với cùng kỳ. Trong đó, tình hình góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp có 136 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn với 93 triệu USD, tăng 70,1% về vốn so với cùng kỳ. Trong số này, hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn góp đạt 22 triệu USD, chiếm 23,7%. Riêng hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 57 triệu USD, chiếm 61,2% tổng vốn góp. Singapore và Hong Kong có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 72,5% và 10,1%.TPHCM cũng có 7 dự án điều chỉnh vốn đăng ký, bằng 35% so với cùng kỳ và vốn điều chỉnh đạt 8,9 triệu USD, bằng 23,7%. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản có 3 dự án, vốn đăng ký tăng 7,3 triệu USD chiếm 82,4% vốn đăng ký điều chỉnh. Pháp có số vốn điều chỉnh cao nhất đạt 5,4 triệu USD. Dự án cấp mới có 80 dự án, tăng 60% so với cùng kỳ và vốn đăng ký đạt 23,8 triệu USD, bằng 27,4%. Hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 53 dự án, vốn đăng ký là 20,9 triệu USD, chiếm 87,7% vốn đăng ký cấp mới. Nhật Bản dẫn đầu về dự án cấp phép mới với 8 dự án, vốn đăng ký đạt 12,1 triệu USD, chiếm 50,8% vốn đăng ký cấp mới. Về tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp trong tháng 1, TPHCM cấp phép cho hơn 3.300 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt hơn 39.000 tỷ đồng, tăng 30,2% về giấy phép và tăng 117,2% về vốn so với cùng kỳ. Trong đó, kinh doanh bất động sản có 85 đơn vị và vốn đăng ký đạt 18.358 tỷ đồng, tăng 16,5% về cấp phép và gấp hơn 10 lần về vốn.
Tóm tắt: * Nhà đầu tư ngoại đã rót 22 triệu USD vào hoạt động kinh doanh bất động sản tại TPHCM trong tháng 1, chiếm 23,7% tổng số góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp. * Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TPHCM từ đầu năm đến ngày 20/1 đạt 125,7 triệu USD, tăng 70,1% về vốn so với cùng kỳ. * Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 57 triệu USD, chiếm 61,2% tổng vốn góp. * Singapore và Hong Kong có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 72,5% và 10,1%. * TPHCM cũng có 7 dự án điều chỉnh vốn đăng ký, với vốn điều chỉnh đạt 8,9 triệu USD, chiếm 23,7%. * Hoạt động kinh doanh bất động sản có 3 dự án, vốn đăng ký tăng 7,3 triệu USD chiếm 82,4% vốn đăng ký điều chỉnh. * Pháp có số vốn điều chỉnh cao nhất đạt 5,4 triệu USD. * Dự án cấp mới
15
Phấn đấu khánh thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng thành phố. Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng phấn đấu khánh thành và đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/2024). Ngày 20/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng (giai đoạn 1) tại xã Mỹ Đức, huyện An Lão. Dự án đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng (giai đoạn 1) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô xây dựng trên diện tích khoảng 7,4ha, bao gồm các hạng mục công trình đồng bộ đáp ứng các tiêu chuẩn của trường Cao đẳng nghề chất lượng cao, quy mô tuyển sinh đào tạo khoảng 2.000 học sinh, sinh viên, học viên/năm. Trong đó, gồm: Nhà hiệu bộ, khu giảng đường, nhà khoa cơ bản, khoa công nghệ thông tin và sư phạm, nhà khoa kinh tế, nhà khoa điện - điện tử (gồm 2 đơn nguyên), nhà khoa cơ khí, nhà khoa công nghệ ôtô, nhà khoa xây dựng (gồm 02 đơn nguyên), ký túc xá và nhà ăn, thư viện. Dự án khởi công từ ngày 3/1/2023, thời gian thực hiện theo kế hoạch là 540 ngày. Đến nay, các nhà thầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Úc và Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Lộc đã thực hiện đạt từ 75 – 85% giá trị hợp đồng. Nhà hành chính và các khoa chuyên môn đã hoàn thành công tác thi công phần thô, xây trát, đang tập trung vào phần hoàn thiện như ốp, lát, lắp đặt cửa, các thiết bị vệ sinh, thiết bị điện trong nhà... Phần giao thông, nhà thầu đã thi công xong lớp base B đang chuẩn bị thi công lớp base A, đối với làn xe phụ (làn mở rộng của đường tỉnh 354) nhà thầu đã bắt đầu triển khai bóc lớp hữu cơ. Các hệ thống thoát nước mưa, nước thải và cấp nước đã cơ bản hoàn thành. Hạng mục đường dây ngoài nhà và trạm biến áp hiện nay đã hoàn thành đến 75% giá trị hợp đồng. Trong thời gian tới, liên danh nhà thầu thi công tập trung triển khai hoàn thành thi công các hạng mục công trình trước ngày 31/3/2024. Tháng 4/2024 sẽ tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình và trình Sở Xây dựng kiểm tra. Phấn đấu khánh thành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/2024). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam ghi nhận chủ đầu tư và các nhà thầu tập trung cao thi dự án, sơ bộ đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật đã đề ra. Để hoàn thành công trình trước thời hạn được giao, đề nghị các đơn vị tiếp tục tăng cường nhân lực, máy móc, trang thiết bị thi công các khu nhà và các tuyến giao thông kết nối. Trong quá trình thi công phải đảm bảo phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường. Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố giao UBND huyện An Lão chỉ đạo Công an huyện quan tâm tăng cường công tác an ninh trật tự, đảm bảo an toàn khu vực xung quanh công trình. Giao Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng có kế hoạch di chuyển các trang thiết bị, bàn ghế còn giá trị sử dụng, vận chuyển, lắp đặt sang cơ sở mới. Đề nghị các ngành liên quan phối hợp chặt chẽ để khi công trình hoàn thành, đầu tư các trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của nhà trường.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng đang được xây dựng với quy mô lớn, trên diện tích 7,4ha, bao gồm các hạng mục công trình đồng bộ đáp ứng các tiêu chuẩn của trường Cao đẳng nghề chất lượng cao, quy mô tuyển sinh đào tạo khoảng 2.000 học sinh, sinh viên, học viên/năm. Dự án đang được thực hiện với tốc độ cao, đạt từ 75 – 85% giá trị hợp đồng. Phấn đấu khánh thành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/2024). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam ghi nhận chủ đầu tư và các nhà thầu tập trung cao thi dự án, sơ bộ đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật đã đề ra. Đề nghị các đơn vị tiếp tục tăng cường nhân lực, máy móc, trang thiết bị thi công các khu nhà và các tuyến giao thông kết nối. Trong
16
Thừa Thiên – Huế: Chấp thuận nhà đầu tư dự án Bệnh viện Quốc tế Huế. Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa có Quyết định chấp thuận Công ty Cổ phần TTH Group là nhà đầu tư thực hiện Dự án Bệnh viện Quốc tế Huế tại Khu E - Đô thị mới An Vân Dương. Dự án được xây dựng trên diện tích hơn 4,2ha, thuộc địa phận phường Dương Thuỷ và xã Thuỷ Thanh (thị xã Hương Thuỷ). Hiện trạng khu đất là vùng trũng, chủ yếu đất trồng lúa chưa được bồi thường giải phóng mặt bằng, trong đó đất trồng lúa chiếm 40.610m2, đất giao thông 390m2 và đất thủy lợi 1.171m2. Về tính chất, đây sẽ là bệnh viện đa khoa với quy mô 480 giường bệnh, có đầy đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, phục vụ theo yêu cầu của người bệnh, góp phần giảm tải cho Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế. Công suất thiết kế của dự án là 420 - 480 giường, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế, mật độ xây dựng không quá 40%, chiều cao tối đa 4 tầng. Thời hạn thực hiện đầu tư dự án sẽ không quá 42 tháng kể từ ngày giao đất. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 807 tỷ đồng, ngoài ra chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là hơn 10 tỷ đồng. Trước đây, vào tháng 3/2022, dự án bệnh viện quốc tế này cũng đã được mời đầu tư một lần. Kết quả, Tổng Công ty cổ phần Hợp Lực là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án. Thời điểm đó, tổng chi phí thực hiện dự án được xác định tối thiểu là 1.380 tỷ đồng, chưa bao gồm tiền thuê đất. Khu đô thị mới An Vân Dương được chia làm 5 phân khu chính là A, B, C, D, E. Trong đó, khu A quy mô 380,41ha là khu ở tập trung với mật độ cao, các khu ở cao tầng kết hợp với trung tâm dịch vụ thương mại cấp thành phố. Khu B rộng 355ha là khu hành chính, dịch vụ thương mại của khu vực kết hợp với trung tâm văn hoá, vui chơi giải trí, cụm tiểu thủ công nghiệp cấp thành phố, khu ở tập trung, các khu bảo tồn làng nghề truyền thống và di tích văn hoá. Khu C 504ha là trung tâm thể dục thể thao; khu vui chơi giải trí cấp thành phố; các khu ở tập trung có mật độ xây dựng thấp kết hợp khu sinh thái nông nghiệp (vườn hoa, cây cảnh, vườn ươm); các khu bảo tồn làng nghề truyền thống và di tích văn hoá. Khu D rộng 338ha là khu ở thấp tầng, dịch vụ du lịch và các dịch vụ cho các sản phẩm trồng hoa, vườn ươm cây cảnh, các sản phẩm rau sạch… Khu E 480ha là khu dịch vụ thương mại du lịch của khu vực, kết hợp các dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của người dân thành phố và khu vực lân cận; là khu đô thị mới hiện đại, xen lẫn các hình thức ở chỉnh trang của các khu dân cư hiện trạng và phục vụ nhu cầu tái định cư các dự án phát triển đô thị, bổ trợ cho các khu A, B, C và D.
Dự án Bệnh viện Quốc tế Huế đã được chấp thuận cho Công ty Cổ phần TTH Group làm nhà đầu tư. Dự án sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 4,2ha tại Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, thuộc địa phận phường Dương Thuỷ và xã Thuỷ Thanh (thị xã Hương Thuỷ). Dự án có quy mô 480 giường bệnh, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế, mật độ xây dựng không quá 40%, chiều cao tối đa 4 tầng. Thời hạn thực hiện đầu tư dự án sẽ không quá 42 tháng kể từ ngày giao đất. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 807 tỷ đồng, ngoài ra chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là hơn 10 tỷ đồng. Khu đô thị mới An Vân Dương được chia làm 5 phân khu chính là A, B, C, D, E, trong đó khu E là khu dịch vụ thương mại du lịch của khu vực, kết hợp các dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của
17
Thanh Hóa: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/500 trường Đại học Hồng Đức. Mới đây, Sở Xây dựng Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh, về chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trường Đại học Hồng Đức. Thanh Hóa: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/500 trường Đại học Hồng Đức. Theo đó, trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Hồng Đức trực thuộc trường Đại học Hồng Đức được thành lập tại Quyết định số 813/QĐ-UBND ngày 13/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh với quy mô 36 lớp. Trong đó: 15 lớp tiểu học, 12 lớp trung học cơ sở và 9 lớp trung học phổ thông, số học sinh tối đa 1.470, với cơ sở vật chất ban đầu là chuyển đổi công năng nhà học khoa giáo dục tiểu học và khoa giáo dục mầm non (tổng diện tích xây dựng 1744,0m2, bao gồm 2 khối nhà lớp học 3 tầng và 1 khối nhà văn phòng 3 tầng) theo Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 19/7/2023, về việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công của trường Đại học Hồng Đức. Như vậy, cơ sở vật chất hiện tại được chuyển giao từ khoa Giáo dục tiểu học và khoa Giáo dục mầm non, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu về không gian lớp học và bộ phận quản lý điều hành trong giai đoạn đầu mới hình thành với quy mô của các lớp đầu cấp. Để đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất đồng bộ, thuận lợi, tiện ích, phục vụ giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh của trường đủ quy mô 36 lớp, đáp ứng yêu cầu chất lượng như mục tiêu đã đề ra (cung cấp dịch vụ giáo dục tiên tiến, chất lượng cao) thì cần thiết phải xây dựng bổ sung thêm cơ sở vật chất và tạo sự tách bạch giữa các không gian và loại hình đào tạo, tạo sự thuận lợi trong công tác quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn trong mọi hoạt động, trường Đại học Hồng Đức trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét chủ trương cho phép nhà trường được tổ chức lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - trường Đại học Hồng Đức làm cơ sở để triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Sau khi lấy ý kiến tham gia của các đơn vị liên quan, Sở Xây dựng báo cáo đề xuất tới UBND tỉnh như sau: Trường Đại học Hồng Đức được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 15/02/2017. Ngày 13/3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 813/QĐ-UBND về việc thành lập trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Hồng Đức trực thuộc Đại học Hồng Đức. Do đó, việc trường Đại học Hồng Đức đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt để quy hoạch lại các hạng mục công trình, nhằm bổ sung các lớp đào tạo Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông là cần thiết, phù hợp về chức năng sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết) và quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Tiếp đó, căn cứ quy định về thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị tại khoản 3, Điều 44, theo đó UBND thành phố thuộc tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Như vậy, thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết nêu trên thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Thanh Hóa. Từ những lý do nêu trên, Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh thống nhất về chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trường Đại học Hồng Đức làm cơ sở để trường Đại học Hồng Đức, tổ chức lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết nêu trên theo quy định, trình UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền.
Trường Đại học Hồng Đức đã đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để quy hoạch lại các hạng mục công trình, bổ sung các lớp đào tạo Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Điều này đã được phê duyệt và phù hợp với chức năng sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh thống nhất về chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trường Đại học Hồng Đức, tổ chức lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết nêu trên theo quy định, trình UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền.
18
Bắc Giang: Xây mới, sửa chữa, nâng cấp 22 trạm y tế trong năm 2024. (Xây dựng) – Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang sẽ xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp 22 trạm y tế xã thuộc Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bắc Giang, năm 2024, Ban sẽ thực hiện 5 dự án với tổng mức đầu tư hơn 227,6 tỷ đồng. Cụ thể: Xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp 22 trạm y tế xã thuộc Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại tỉnh Bắc Giang; dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho 8 trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, gồm trạm y tế các xã: Phượng Sơn, Hồng Giang (Lục Ngạn); Chu Điện, Lan Mẫu, Bình Sơn (Lục Nam); Ngọc Châu, Đại Hóa, Ngọc Thiện (Tân Yên); Dự án xây dựng cơ sở vật chất trường THPT Chuyên Bắc Giang; Dự án nhà làm việc và khu trưng bày giới thiệu sản phẩm hợp tác xã (HTX) của Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX trực thuộc Liên minh HTX tỉnh; Dự án xây dựng cơ sở vật chất trường THPT Tân Yên số 2. Các công trình dự án sẽ khởi công xong trong quý II năm nay; hoàn thành thi công xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Tỉnh Bắc Giang sẽ xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp 22 trạm y tế xã trong năm 2024, trong khuôn khổ Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bắc Giang sẽ thực hiện 5 dự án với tổng mức đầu tư hơn 227,6 tỷ đồng. Các dự án bao gồm xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp 22 trạm y tế xã, đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho 8 trạm y tế xã, xây dựng cơ sở vật chất trường THPT Chuyên Bắc Giang, nhà làm việc và khu trưng bày giới thiệu sản phẩm hợp tác xã (HTX) của Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX trực thuộc Liên minh HTX tỉnh, và xây dựng cơ sở vật chất trường THPT Tân Yên số 2. Các công trình dự án sẽ khởi công xong trong quý II năm nay và
19
Quảng Ngãi: Phát hiện công ty xả thải có chất xyanua vượt hơn 21 lần ra môi trường. Một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi xả thải có chất xyanua vượt quy định hơn 21 lần ra môi trường bị UBND tỉnh Quảng Ngãi xử phạt 330 triệu đồng. Ngày 19/2, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 330 triệu đồng đối với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sinh Lộc (có địa chỉ tại Cụm công nghiệp làng nghề Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi) vì có hành vi xả thải có chứa các thông số nguy hại vào môi trường vượt quá quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, vào cuối tháng 12/2023, đoàn kiểm tra của Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Công an tỉnh Quảng Ngãi) kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Nhà máy sản xuất mạch nha công nghiệp thuộc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sinh Lộc. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện công ty này vi phạm quy định về xả thải có chứa các thông số nguy hại vào môi trường.Qua kết quả giám định của Trung tâm Trắc địa và quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty trên. Cụ thể, ở khu vực nước chảy tràn từ bể biogas của nhà máy ra môi trường, cơ quan chức năng phát hiện thông số nước xả thải có chứa chất xyanua vượt quy định hơn 21 lần. Với vi phạm trên, cơ quan chức năng phạt công ty 150 triệu đồng. Đồng thời xử phạt 45 triệu đồng đối với việc xả thải có thông số tổng nitơ vượt quy chuẩn kỹ thuật 2,376 lần; xử phạt 60 triệu đồng đối với việc xả thải có thông số tổng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn kỹ thuật 4,388 lần và xử phạt 75 triệu đồng đối với việc xả thải có thông số BOD (20°C) vượt quy chuẩn kỹ thuật 12,148 lần. Tổng số tiền xử phạt là 330 triệu đồng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi buộc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sinh Lộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định tại giấy phép môi trường do UBND TP.Quảng Ngãi cấp ngày 13/9/2023. Trong vòng 30 ngày, công ty này phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Được biết, đây là lần thứ 2 công ty này bị lực lượng chức năng bắt quả tang có hành vi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Trước đó, tháng 10/2019 các trinh sát Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện, bắt quả tang việc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sinh Lộc có hành vi xả thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Nước thải chảy trực tiếp theo đường thoát nước mưa thay vì đi theo đường xử lý nước thải theo quy định. Cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây được đầu tư vào năm 2005. Hiện nay, có trên 20 nhà máy, doanh nghiệp đang hoạt động với các ngành nghề chế biến nước mắm, sản xuất giấy, sản xuất bột mì, sản xuất nhựa… đều là các cơ sở có phát sinh nước thải. Tuy nhiên, Cụm công nghiệp này không có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Tóm tắt: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Sinh Lộc ở Quảng Ngãi bị xử phạt 330 triệu đồng vì vi phạm quy định về xả thải có chứa các thông số nguy hại vào môi trường. Cụ thể, công ty này đã xả thải có chứa chất xyanua vượt quy định hơn 21 lần. Công ty này cũng đã bị lực lượng chức năng bắt quả tang có hành vi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường lần nữa trước đó. Cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây đang hoạt động với các ngành nghề chế biến nước mắm, sản xuất giấy, sản xuất bột mì, sản xuất nhựa… đều là các cơ sở có phát sinh nước thải, nhưng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
20
Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang khảo sát dự án kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền. Đây là tuyến đường thủy có cự ly ngắn nhất kết nối sông Tiền - sông Hậu, với vị trí chiến lược nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống GTVT thủy khu vực ĐBSCL. Ngày 18/2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cùng đoàn công tác Bộ GTVT đã có buổi khảo sát thực tế hiện trạng kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền. Theo đó, tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền hiện hữu là tuyến đường thủy nội địa địa phương (cấp IV hạn chế) do tỉnh Đồng Tháp quản lý nằm trên địa bàn huyện Lai Vung, huyện Châu Thành và TP. Sa Đéc. Đây là tuyến đường thủy có cự ly ngắn nhất kết nối sông Tiền - sông Hậu với chiều dài khoảng 20,8 km, có vị trí chiến lược nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống giao thông đường thủy nội địa sông Tiền - sông Hậu, kết nối vận tải liên khu vực với các tỉnh khu vực ĐBSCL. Hiện nay, tuyến kênh có hiện trạng với bề rộng trung bình từ 25 m đến 40 m (tùy từng vị trí), chiều sâu chạy tàu nhỏ hơn 2 m. Trên tuyến có nhiều đoạn cong, đoạn cua gấp 900, bề rộng hẹp, bị cạn và đặc biệt tĩnh không cầu hạn chế thấp hơn 3,5 m nên không đảm bảo việc khai thác cho các phương tiện đường thủy nội địa có trọng tải lớn lưu thông. Thực tế, khu vực chỉ đáp ứng cho phương tiện tải trọng nhỏ (sà lan, ghe có tải trọng <100 tấn) và phải lưu thông chờ theo mực nước, mất nhiều thời gian di chuyển, gây tốn kém cho người dân. Báo cáo tại buổi làm việc, Ban Quản lý các dự án đường thủy cho biết, đơn vị đã có đề xuất gửi Bộ GTVT về Dự án nâng cấp kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền kết nối giữa sông Tiền và sông Hậu. Do đó, Ban kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét chấp thuận thực hiện đầu tư dự án. Mục tiêu nâng cấp kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền đạt chuẩn tắc luồng tàu kênh cấp III - đường thủy nội địa; xây dựng kè bảo vệ bờ để gia cố, chống sạt lở phù hợp với mục tiêu chống biến đổi khí hậu tại các khu vực dân cư, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị dọc tuyến kênh. Bên cạnh đó, dự án còn tiến hành nâng cấp hệ thống cầu trên tuyến để đảm bảo tĩnh không thông thuyền và tải trọng khai thác; đồng thời xây dựng hoàn trả, nâng cấp hệ thống cầu, đường dân sinh. Dự án cũng lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu đường thủy để khai thác đồng bộ, đảm bảo an toàn trên tuyến. Tổng mức đầu tư dự án gần 2.200 tỷ đồng, trong đó hai khoản chi phí lớn nhất là xây dựng gồm nạo vét, kè gia cố bờ kênh và chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư. Công trình dự kiến được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022, nguồn dự phòng, nguồn tiết kiệm và các nguồn khác).
Dự án nâng cấp kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền được khảo sát vào ngày 18/2 bởi Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang và đoàn công tác Bộ GTVT. Tuyến kênh này là tuyến đường thủy nội địa địa phương (cấp IV hạn chế) do tỉnh Đồng Tháp quản lý, nằm trên địa bàn huyện Lai Vung, huyện Châu Thành và TP. Sa Đéc. Tuyến kênh này có chiều dài khoảng 20,8 km, với vị trí chiến lược nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống giao thông đường thủy nội địa sông Tiền - sông Hậu, kết nối vận tải liên khu vực với các tỉnh khu vực ĐBSCL. Hiện nay, tuyến kênh có hiện trạng với bề rộng trung bình từ 25 m đến 40 m (tùy từng vị trí), chiều sâu chạy tàu nhỏ hơn 2 m. Trên tuyến có nhiều đoạn cong, đoạn cua gấp 900, bề rộng hẹp, bị cạn và đặc biệt tĩnh không cầu hạn chế thấp hơn 3,5 m nên không đả
21
CSGT Quảng Ninh tổng kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy. Nhằm nâng hiệu quả bảo đảm trật tự ATGT trong mùa lễ hội Xuân 2024, CSGT tỉnh Quảng Ninh lập 18 tổ công tác đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự ATGT, trong đó tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn. Theo Văn phòng Ban ATGT tỉnh Quảng Ninh, ngày 23 - 24/2, theo chỉ đạo của Công an tỉnh Quảng Ninh, lực lượng CSGT toàn tỉnh Quảng Ninh triển khai 18 tổ công tác đồng loạt ra quân xử lý các hành vi vi phạm về trật tự ATGT. Trong đó tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như vi phạm về nồng độ cồn, ma túy. Những ngày trên cũng là cuối tuần và đúng dịp lễ Rằm tháng Giêng nên nhu cầu đi lại và số lượng phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn dự đoán sẽ tăng. Bên cạnh đó công nhân tại các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên sẽ quay trở lại nơi làm việc, học tập dẫn đến lưu lượng người tham gia giao thông tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đảm bảo trật tự ATGT. Mặc dù 2 ngày cuối tuần nhiệt độ giảm đột ngột, thời tiết lạnh và mưa rét, song lực lượng CSGT toàn tỉnh vẫn quyết tâm bám chốt, bám đường, tuần tra khép kín cả thời gian và tuyến đường, với quyết tâm để nhân dân đón Rằm tháng Giêng và du xuân ngày cuối tuần được an toàn, bình yên. Theo đó, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh Quảng Ninh duy trì lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát, quyết liệt xử lý các vi phạm. Ngoài những địa điểm trung tâm, tập trung nhiều quán bia, rượu, lực lượng chức năng liên tục thay đổi vị trí lập các chốt kiểm tra nồng độ cồn, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm 24/24h; bố trí lực lượng hóa trang kết hợp với lực lượng công khai để xử lý hiệu quả lái xe sử dụng rượu, bia. Trong ngày đầu ra quân, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã kiểm tra 3.395 phương tiện (trong đó Phòng CSGT kiểm tra gần 1.300 trường hợp), có 1.975 lái xe kiểm tra nồng độ cồn và ma túy. Phát hiện, xử lý 167 trường hợp vi phạm, trong đó có 53 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn… Trong ngày đầu ra quân, toàn tỉnh chỉ xảy ra 1 vụ TNGT đường bộ giữa 1 xe mô tô và ô tô làm 1 người bị thương. Ngoài kết quả trên, thực hiện đợt cao điểm đảm bảo an toàn tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội Xuân 2024, từ ngày 15/12/2023 đến nay, lực lượng CSGT toàn tỉnh Quảng Ninh đã xử lý trên 10.000 trường hợp vi phạm, trong đó có hàng nghìn trường hợp lái xe vi phạm quy định nồng độ cồn. Theo chỉ đạo của Công an tỉnh Quảng Ninh, lực lượng công an Quảng Ninh tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông với quan điểm "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ" với bất kỳ trường hợp vi phạm nào, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.
CSGT Quảng Ninh tổng kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy trong mùa lễ hội Xuân 2024. 18 tổ công tác đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự ATGT, trong đó tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn. Nhu cầu đi lại và số lượng phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn dự đoán sẽ tăng. Lực lượng CSGT toàn tỉnh vẫn quyết tâm bám chốt, bám đường, tuần tra khép kín cả thời gian và tuyến đường, với quyết tâm để nhân dân đón Rằm tháng Giêng và du xuân ngày cuối tuần được an toàn, bình yên. Lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh Quảng Ninh duy trì lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát, quyết liệt xử lý các vi phạm. Trong ngày đầu ra quân, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã kiểm tra 3.395 phương tiện, có 1.975 lái xe kiểm tra nồng độ cồn và ma túy. Phát hiện, xử lý 167 trường hợp vi phạm, trong đó có
22
Đến năm 2025, hoàn thành thêm gần 170km đường Hồ Chí Minh. Bộ Giao thông Vận tải cho biết, giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ có thêm 168,5km đường Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng và hoàn thành. Dự án đường Hồ Chí Minh được khởi công năm 2000 với tổng chiều dài 2.744km. Đến nay, các đơn vị liên quan đã hoàn thành 2.488km (đạt hơn 90%) và khoảng 258km tuyến nhánh. Với 256km còn lại thuộc 5 dự án thành phần đang triển khai, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến tiến độ một số đoạn sẽ hoàn thành vào năm 2025. Cụ thể, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, có chiều dài gần 73km đi qua 4 tỉnh (Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An), tiến độ cơ bản đáp ứng yêu cầu, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, có tổng chiều dài gần 29km đi qua hai tỉnh (Tuyên Quang, Thái Nguyên), cơ bản hoàn thành dự án trong năm 2025. Đoạn Hòa Liên - Túy Loan có chiều dài 11,5km, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được đầu tư quy mô phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 22m, được triển khai thi công cuối tháng 8-2023, dự kiến hoàn thành năm 2025. Tuy nhiên, đoạn tuyến này đang vướng mắc giải phóng mặt bằng nên ảnh hưởng đến tiến độ. Đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận có chiều dài gần 52km đi qua địa phận hai tỉnh (Kiên Giang, Bạc Liêu) đang hoàn thiện các thủ tục để khởi công trong quý I-2024 và hoàn thành vào năm 2025. Riêng đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến đang được đầu tư nghiên cứu với tổng chiều dài hơn 87km, đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố (Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình). Hiện, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt. Dự án đường Hồ Chí Minh có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183km (tuyến chính dài 2.499km, nhánh phía Tây dài 684km). Theo Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16-6-2022 của Quốc hội, đến năm 2025 sẽ cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh trên cơ sở sử dụng quốc lộ 32 và quốc lộ 21; rà soát, từng bước đầu tư, nâng cấp đường Hồ Chí Minh theo quy mô phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự án đường Hồ Chí Minh, được khởi công năm 2000 với tổng chiều dài 2.744km, đến năm 2025 sẽ có thêm 168,5km đường Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng và hoàn thành. Hiện tại, các đơn vị liên quan đã hoàn thành 2.488km (đạt hơn 90%) và khoảng 258km tuyến nhánh. Cụ thể, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, có chiều dài gần 73km đi qua 4 tỉnh (Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An), tiến độ cơ bản đáp ứng yêu cầu, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, có tổng chiều dài gần 29km đi qua hai tỉnh (Tuyên Quang, Thái Nguyên), cơ bản hoàn thành dự án trong năm 2025. Đoạn Hòa Liên - Túy Loan có chiều dài 11,5km, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được đầu tư quy mô phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 22m, được triển khai thi
23
Lái xe chống đối lực lượng cảnh sát dương tính với ma túy. Ngày 25/2, Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an, thông tin vụ lái xe chống người thi hành công vụ trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Lạng Sơn. Trước đó, chiều 24/2, tổ công tác của Trạm CSGT Tùng Diễn, Phòng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn làm nhiệm vụ kiểm soát tại Km 93+160 Quốc lộ 1. Khoảng 13h20, tổ công tác phát hiện 2 nam thanh niên chở nhau trên mô tô di chuyển với tốc độ cao. Trung tá Nguyễn Việt Toàn sau đó ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, tài xế không dừng mà lao thẳng xe vào tổ công tác, tông thẳng vào người anh Đặng Văn Lưu (chiến sĩ cảnh sát cơ động). Cú tông khiến anh Lưu ngã và bị thương. Sau đó, tài xế dựng xe lên và tiếp tục bỏ chạy. Lực lượng chức năng đã bắt giữ được người ngồi sau xe. Ngay khi xảy ra sự việc, Tổ công tác tại hiện trường đã điện báo cáo lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn, đồng thời đưa cảnh sát cơ động bị thương đến cơ sở y tế. Chiến sĩ cảnh sát cơ động Đặng Văn Lưu sau đó được xác định chấn động não gây choáng. Đến 18 giờ cùng ngày, anh Lưu đã tỉnh táo. Tại cơ quan công an, người ngồi sau mô tô được xác định là Triệu Văn H (SN: 1986, trú tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn); lái xe điều khiển chiếc xe tông cảnh sát cơ động là Ngô Văn Linh (SN: 1997, trú tại xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Sau khi xác định lái xe Linh đã chạy xuống tỉnh Bắc Giang, cảnh sát đã yêu cầu gia đình vận động anh này quay về trình diện cơ quan công an. Tối 24/2, lái xe Linh đã liên hệ với cơ quan Công an. Kết quả kiểm tra xác định Ngô Văn L dương tính với chất ma túy, không có nồng độ cồn trong hơi thở, không có giấy phép lái xe theo quy định. Đối tượng vi phạm khai nhận mô tô đâm vào tổ Cảnh sát là xe được mua lại nhưng chưa làm thủ tục sang tên, đổi chủ. Hiện, Công an huyện Hữu Lũng đã tạm giữ hình sự để điều tra, củng cố hồ sơ xử lý theo quy định.
Ngày 25/2, Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an thông tin về vụ lái xe chống người thi hành công vụ trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Lạng Sơn. Trước đó, chiều 24/2, tổ công tác của Trạm CSGT Tùng Diễn, Phòng CSGT Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện 2 nam thanh niên chở nhau trên mô tô di chuyển với tốc độ cao. Tuy nhiên, tài xế không dừng mà lao thẳng xe vào tổ công tác, tông thẳng vào người anh Đặng Văn Lưu (chiến sĩ cảnh sát cơ động). Cú tông khiến anh Lưu ngã và bị thương. Sau đó, tài xế dựng xe lên và tiếp tục bỏ chạy. Lực lượng chức năng đã bắt giữ được người ngồi sau xe. Người ngồi sau mô tô được xác định là Triệu Văn H (SN: 1986, trú tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn); lái xe điều khiển chiếc xe tông cảnh sát cơ động là Ngô Văn Linh (SN: 1997, trú tại xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Sau khi x
24
Tán thành việc thành lập TP Bến Cát (Bình Dương) và TP Gò Công (Tiền Giang). Ủy ban Pháp luật đã biểu quyết nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương và TP Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Ngày 1-3, tại TP Bắc Giang, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 20, thẩm tra 2 tờ trình của Chính phủ về việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát; thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương và tờ trình về việc thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công, thành lập TP Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Trình bày các tờ trình của Chính phủ về những nội dung nêu trên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa nêu rõ, tỉnh Bình Dương đề nghị thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 2 xã An Điền và An Tây; thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Bến Cát. Sau khi thành lập, tỉnh Bình Dương không thay đổi về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc nhưng có giảm 1 thị xã, 2 xã và tăng 1 thành phố, 2 phường. Tỷ lệ đô thị hóa là 84,95%. TP Bến Cát có 234,35 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 364.578 người, có 8 đơn vị hành chính cấp xã, tỷ lệ đô thị hóa là 94,65%.Tiền Giang đề nghị thành lập 4 phường Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa; sắp xếp 4 phường thành 2 phường (nhập phường 4 vào phường 1, nhập phường 3 vào phường 2); thành lập TP Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Gò Công. Sau điều chỉnh, tỉnh Tiền Giang không thay đổi về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, nhưng tăng 1 thành phố và giảm 1 thị xã; đồng thời giảm 2 đơn vị hành chính cấp xã. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh là 18,4%. Các thành viên Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với sự cần thiết sắp xếp, thành lập các phường, thành phố và ghi nhận hồ sơ các đề án bảo đảm đúng quy định. Tuy nhiên, một số ý kiến chỉ rõ, đề nghị Chính phủ, chính quyền tỉnh Tiền Giang làm rõ hơn về tính chính xác và sự thống nhất của các số liệu liên quan đến lao động phi nông nghiệp của xã Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa và số lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị của thị xã Gò Công; quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư để bảo đảm chất lượng đô thị đối với các xã dự kiến thành lập phường và thị xã dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Tiền Giang. Với 100% số thành viên Ủy ban có mặt tại phiên họp, Ủy ban Pháp luật đã biểu quyết nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát, thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương; thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công, thành lập TP Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
TP Bến Cát (Bình Dương) và TP Gò Công (Tiền Giang) đã được thành lập thành công. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã biểu quyết nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương và TP Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Tỉnh Bình Dương đã thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 2 xã An Điền và An Tây; thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Bến Cát. Tiền Giang đã thành lập 4 phường Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa; sắp xếp 4 phường thành 2 phường (nhập phường 4 vào phường 1, nhập phường 3 vào phường 2);
25
TP HCM 'tồn' 59.000 căn hộ chưa cấp sổ hồng Gần 59.000 căn hộ thương mại ở TP HCM đủ điều kiện nhưng chưa được cấp sổ hồng, do dự án vướng mắc về thuế, pháp lý. Thông tin được ông Võ Công Lực, Trưởng phòng quản lý đất (Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM) nêu tại họp báo kinh tế - xã hội vừa tổ chức. Theo đó, năm ngoái, 81.000 căn hộ tại 335 dự án được thẩm định đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng). Hơn 27% căn đã có sổ, còn 73% chưa được cấp, tương đương 59.000 căn hộ. Lý do, theo ông Lực, chủ đầu tư dự án chậm nộp hồ sơ; bất động sản mới (officetel, shophouse) thiếu pháp lý; căn hộ phải nộp tài chính bổ sung hoặc thuộc diện đang thanh tra, điều tra. Việc xử lý hồ sơ cấp sổ hồng, ông Lực cho hay, sẽ được Sở giải quyết theo từng vướng mắc. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ xác định giá đất cụ thể, làm căn cứ ngành thuế tính nghĩa vụ tài chính bổ sung; cùng cơ quan thuế đẩy nhanh xác định nghĩa vụ nộp tài chính. Ngoài ra, hiện TP HCM còn nhiều căn hộ chưa đủ điều kiện cấp sổ hồng, do dự án đang thế chấp ngân hàng, vi phạm trong xây dựng. Năm 2023, TP HCM cấp hơn 22.000 sổ hồng. Hai tháng đầu năm, Văn phòng đăng ký đất đai TP HCM cấp giấy chứng nhận cho 1.486 hồ sơ, và tiếp nhận mới 1.189 hồ sơ. Kinh doanh bất động sản ở TP HCM đang có dấu hiệu phục hồi, với doanh thu hai tháng đạt 42.300 tỷ đồng, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
TP HCM hiện có gần 59.000 căn hộ thương mại đủ điều kiện nhưng chưa được cấp sổ hồng, do dự án vướng mắc về thuế, pháp lý. Ông Võ Công Lực, Trưởng phòng quản lý đất (Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM) cho biết, năm ngoái, 81.000 căn hộ tại 335 dự án được thẩm định đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng), tuy nhiên chỉ hơn 27% căn đã có sổ, còn 73% chưa được cấp. Lý do là chủ đầu tư dự án chậm nộp hồ sơ, bất động sản mới thiếu pháp lý, căn hộ phải nộp tài chính bổ sung hoặc thuộc diện đang thanh tra, điều tra. Việc xử lý hồ sơ cấp sổ hồng sẽ được Sở giải quyết theo từng vướng mắc, chẳng hạn như xác định giá đất cụ thể, làm căn cứ ngành thuế tính nghĩa vụ tài chính bổ sung; cùng cơ quan thuế đẩy nhanh xác định nghĩa vụ nộp tài chính. Hi
26
Quảng Nam: Phá rừng làm đường dây điện cao thế. Để thi công Công trình Đường dây 110kV (giai đoạn 2) Thủy điện Tr’Hy xây dựng trên địa bàn hai huyện miền núi Tây Giang và Đông Giang (tỉnh Quảng Nam), đơn vị thi công đã tự ý chặt hạ cây rừng khi chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép. Ngày 29/2, Công an xã Mà Cooih, huyện Đông Giang cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ chuyển Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Giang vụ việc có dấu hiệu hủy hoại rừng để thi công dự án 110kV (giai đoạn 2) Thủy điện Tr’hy. Trước đó, trong quá trình tuần tra, kiểm tra tổ tuần tra rừng của Trạm quản lý bảo vệ rừng (Ban Quản lý rừng phòng Đông Giang) phối hợp với tổ cộng đồng thôn A Sờ, Kiểm lâm địa bàn xã Mà Cooih, Công an xã Mà Cooih dọc tuyến điện của dự án đường dây 110kV (giai đoạn 2) thủy điện Tr’hy đã phát hiện tại khoảnh 1, tiểu khu 157 thuộc thôn A Sờ, xã Mà Cooih có 15 cây gỗ bị chặt hạ trái pháp luật trong rừng sản xuất, thuộc lâm phận của UBND xã Mà Cooih quản lý. Sau đó, lực lượng chức năng tiếp tục mật phục và theo dõi và phát hiện nhóm đối tượng 16 người là công nhân của Công ty thủy điện Tr’hy, huyện Tây Giang đã lén lút vào rừng để chặt hạ cây trái pháp luật tại 3 vị trí. Tổng cộng nhóm đối tượng đã khai nhận có chặt hạ trái pháp luật 79 cây với khối lượng gỗ hơn 10,5m3 tại 3 địa điểm. Cũng liên quan đến việc thi công dự án đường dây 110kV (giai đoạn 2) thủy điện Tr’hy tại các xã Atiêng, Dang, Lăng thuộc địa phận huyện Tây Giang, lực lượng chức năng đã phát hiện đơn vị thi công đã phá rừng với tổng diện tích bị thiệt hại hơn 1,7 ha, trong đó quy hoạch rừng phòng hộ hơn 9.850m2; quy hoạch rừng sản xuất gần 8.062m2. Tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại lên đến hàng trăm mét khối với hơn 400 cây rừng bị chặt hạ. Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Tây Giang cho rằng, để xảy ra vụ phá rừng này, trách nhiệm thuộc về BQL rừng, Hạt kiểm lâm huyện và UBND các xã nơi xảy ra vụ việc (3 xã Atiêng, Dang, Lăng). Hiện vụ việc đang trong quá trình thụ lý, BQL rừng phòng hộ Tây Giang phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện xác định các vi phạm để xử lý. “Diện tích rừng bị phá quy mô lớn, tính chất phức tạp nên Hạt kiểm lâm huyện Tây Giang đã hủy quyết định xử phạt hành chính, lập hồ sơ, chuyển cho cơ quan Công an điều tra vụ việc. Xử lý trách nhiệm của các cá nhân liên quan sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và diện tích gây thiệt hại rừng.”- ông Sinh cho hay.Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lượm, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết: Qua làm việc với BQL nhà máy thủy điện Tr’Hy cho hay, mục tiêu không phải lấy gỗ mà khi làm con đường để vận chuyển nguyên vật liệu làm trụ điện thì có xâm hại đến rừng. Do đó, ông Lượm cho rằng đây là hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng chứ không phải là khai thác rừng trái phép. Việc khai thác rừng để lấy gỗ là hoàn toàn không có. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ. Đây là vụ phá rừng quy mô lớn, xảy ra trên địa bàn rộng, hiện nay, cơ quan chức năng tiếp tục thống kê diện tích bị phá để thi công đường dây tải điện dù chưa được cấp thẩm quyền cho phép. Khu vực rừng bị phá đều là rừng phòng hộ, được giao khoán bảo vệ. Dự án thủy điện Tr'Hy có công suất 30 MW, được khởi công năm 2008, đến nay đã hoàn thành phần cơ bản nhưng chưa được đưa vào vận hành, phát điện. Nguyên nhân là do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tài chính và Phát triển Năng lượng đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển đổi hơn 2.000m2 rừng tự nhiên sang đất khác để thi công đường dây truyền tải điện 110kV (giai đoạn 2), đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia.
Tóm tắt: Trong quá trình thi công dự án đường dây 110kV (giai đoạn 2) thủy điện Tr’Hy tại hai huyện miền núi Tây Giang và Đông Giang (tỉnh Quảng Nam), đơn vị thi công đã tự ý chặt hạ cây rừng khi chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép. Lực lượng chức năng đã phát hiện đơn vị thi công đã phá rừng với tổng diện tích bị thiệt hại hơn 1,7 ha, trong đó quy hoạch rừng phòng hộ hơn 9.850m2; quy hoạch rừng sản xuất gần 8.062m2. Tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại lên đến hàng trăm mét khối với hơn 400 cây rừng bị chặt hạ. Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Tây Giang cho rằng, để xảy ra vụ phá rừng này, trách nhiệm thuộc về BQL rừng, Hạt kiểm lâm huyện và UBND các xã nơi xảy ra vụ việc (3 xã Atiêng, Dang, Lăng). Hiện vụ việc đang trong quá trình thụ lý, BQL rừng phòng hộ Tây Giang phối hợp vớ
27
Đề xuất giá khởi điểm cho thuê đảo ở hồ Xuân Hương hơn 36 tỷ đồng. Chính quyền TP Đà Lạt đề xuất giá khởi điểm cho thuê nhà hàng Thủy Tạ ở hồ Xuân Hương hơn 36 tỷ đồng trong 10 năm. Trong báo cáo gửi Sở Tài chính Lâm Đồng ngày 29/2, UBND TP Đà Lạt xác định giá khởi điểm quyền thuê đất và tài sản trên đất là 3,6 tỷ đồng một năm (36,4 tỷ đồng cho thời hạn thuê 10 năm) để kinh doanh nhà hàng, ăn uống. Người trúng đấu giá vẫn phải giữ nguyên hiện trạng, không được xen cấy thêm công trình. Việc tổ chức đấu giá lại nhà hàng Thủy Tạ sẽ được thực hiện trong năm nay. Tháng 7/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt giá cho thuê đất với đảo này là 2,66 tỷ đồng một năm. Cuộc đấu giá tháng 10/2023, ông Đoàn Hải Hà, ở TP Hà Nội thuê khu đất vàng này 15,15 tỷ đồng một năm. Sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt kết quả trúng đấu giá, ông Hà xin không đầu tư do không được đổi tiên nhà hàng Thủy Tạ. Ông chấp thuận bỏ cọc hơn 600 triệu đồng đã nộp khi tham gia đấu giá. Nhà hàng Thủy Tạ nằm trên một trong hai đảo gắn liền với danh thắng quốc gia hồ Xuân Hương. Đây là một trong những vị trí đắc địa nhất Đà Lạt. Tổng diện tích khu đất này hơn 3.800 m2, trên đất có ngôi nhà hai tầng diện tích sàn hơn 260 m2, phần đất còn lại là bồn hoa, khuôn viên, sân bãi. Những thập niên đầu thế kỷ 20, nhà hàng Thủy Tạ với chức năng là một câu lạc bộ thể thao dưới nước (bơi lội, thuyền chèo,...) đã được xây dựng với kiến trúc độc đáo. Đến năm 1997, khu đất này được UBND tỉnh Lâm Đồng cho Công ty cổ phần du lịch Lâm Đồng thuê kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát. Năm ngoái, chính quyền ra quyết định thu hồi do hết hạn thuê và lên phương án tổ chức đấu giá.
Đà Lạt đề xuất giá khởi điểm cho thuê nhà hàng Thủy Tạ trên đảo hồ Xuân Hương hơn 36 tỷ đồng trong 10 năm. UBND TP Đà Lạt đã gửi báo cáo đến Sở Tài chính Lâm Đồng với giá khởi điểm quyền thuê đất và tài sản trên đất là 3,6 tỷ đồng một năm (36,4 tỷ đồng cho thời hạn thuê 10 năm) để kinh doanh nhà hàng, ăn uống. Người trúng đấu giá vẫn phải giữ nguyên hiện trạng, không được xen cấy thêm công trình. Việc tổ chức đấu giá lại nhà hàng Thủy Tạ sẽ được thực hiện trong năm nay. Nhà hàng Thủy Tạ nằm trên một trong hai đảo gắn liền với danh thắng quốc gia hồ Xuân Hương, là một trong những vị trí đắc địa nhất Đà Lạt. Tổng diện tích khu đất này hơn 3.800 m2, trên đất có ngôi nhà hai tầng diện tích sàn hơn 260 m2, phần đất còn lại là bồn hoa, khu
28
Khởi công trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm tại Meyhomes Capital Phú Quốc. (Xây dựng) - Trường liên cấp đầu tiên tại Phú Quốc - Meyschool Đoàn Thị Điểm đã được khởi công ngày 1/3/2024 với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Trường dự kiến đón 1.500 học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở của thành phố đảo Phú Quốc từ năm 2026. Ngày 01/03/2024, Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland đã tổ chức Lễ ra mắt Đô thị quốc tế đầu tiên - Meyhomes Capital Phú Quốc tại đảo Ngọc Phú Quốc, đồng thời khởi công xây dựng trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm tại đại đô thị này. Buổi lễ có sự tham gia của đại diện chính quyền tỉnh Kiên Giang và thành phố Phú Quốc, Ban lãnh đạo Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland cùng các đối tác chiến lược bao gồm: Đơn vị đồng hành phát triển Daewoo E&C, đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch Dark Horse Architecture, trường liên cấp Đoàn Thị Điểm cùng đại diện gần 170 đơn vị phân phối dự án Meyhomes Capital Phú Quốc. Trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm được xây dựng trên khuôn viên 1,5ha, với tổng giá trị suất đầu tư dự kiến là 250 tỷ đồng. Khi hoàn thiện, trường sẽ có gần 60 phòng học và phòng chức năng, đáp ứng quy mô đào tạo tới 1.500 học sinh từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở. Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Minh Ngọc - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết: “Meyschool Đoàn Thị Điểm - Tổ hợp giáo dục, thể thao, vui chơi tiêu chuẩn quốc tế chính là sự đóng góp đầy ý nghĩa của Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland vào sự phát triển của đảo Ngọc Phú Quốc. Cùng với đội ngũ lãnh đạo, giáo viên kinh nghiệm, uy tín của trường Đoàn Thị Điểm, chúng tôi tin tưởng Meyschool Đoàn Thị Điểm sẽ mang đến một môi trường giáo dục chất lượng cao hàng đầu để chắp cánh, ươm mầm tài năng cho sự hưng thịnh bền vững của Phú Quốc”. Phát biểu tại sự kiện, ông Huỳnh Quang Hưng - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Phú Quốc nhận định: “Trong giai đoạn hiện nay, Phú Quốc đang rất cần một hệ thống trường học chất lượng cao để nâng cấp môi trường giáo dục, bắt kịp với tiêu chuẩn giáo dục quốc gia và quốc tế. Chúng tôi đánh giá cao tầm nhìn phát triển dài hạn cùng sự đóng góp tích cực của Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho địa phương”. Với gần 30 năm kinh nghiệm đào tạo và giảng dạy, trường Đoàn Thị Điểm là trường tư thục uy tín bậc nhất của Việt Nam với mô hình liên kết các cấp Tiểu học, THCS và THPT. Với triết lý kiến tạo “Ngôi trường của ước mơ và lòng nhân ái”, Meyschool Đoàn Thị Điểm sẽ chú trọng phát triển đồng bộ cả nhân cách - tri thức, để các thế hệ học sinh của Meyschool Đoàn Thị Điểm sẽ trở thành những công dân tốt có trách nhiệm, có nền tảng giáo dục toàn diện, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Đảo ngọc trở thành trung tâm kinh tế - tài chính - văn hoá - du lịch hàng đầu khu vực và quốc tế. Meyhomes Capital Phú Quốc - Đô thị quốc tế đầu tiên tại đảo Ngọc Với quy mô hơn 300 ha tại vị trí chiến lược trung tâm phường An Thới, Meyhomes Capital Phú Quốc được định hướng trở thành Trung tâm kinh tế - văn hóa - hành chính mới của Phú Quốc, là mảnh ghép quan trọng giúp hoàn thiện bức tranh tương lai phát triển bền vững của thành phố đảo. Sở hữu địa thế tự nhiên đắt giá khi tiếp giáp với 2 bờ biển, 3 dãy núi và 1 dòng sông, cùng với việc áp dụng giải pháp quy hoạch đô thị xanh - sạch - thông minh, Meyhomes Capital Phú Quốc thể hiện tầm nhìn tiên phong của Meyland trong việc kiến tạo các đại đô thị hiện đại, tinh khiết, gần gũi với thiên nhiên. Meyland đã và đang hợp tác cùng các đối tác quốc tế hàng đầu như Daewoo E&C, Dark Horse, HBA, Belt Collins, CBRE và Accor để xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế cho cuộc sống của cư dân Meyhomes Capital Phú Quốc. Tại lễ giới thiệu đô thị quốc tế đầu tiên tại đảo Ngọc, ông Uhm Seon Jung - Giám đốc dự án Liên doanh Tân Á Đại Thành - Daewoo chia sẻ: “Song song với mục tiêu xây dựng một đại đô thị đáng sống, chúng tôi cùng hợp tác nghiên cứu để kiến tạo những điểm đến quốc tế độc đáo, nơi ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hàng đầu thế giới kết hợp với tinh hoa văn hóa bản địa, đem đến cho cư dân Meyhomes Capital, người dân Phú Quốc và du khách chuỗi trải nghiệm đa dạng, không chỉ mãn nhãn mà còn có ý nghĩa nội hàm sâu sắc. Trong đó, phải kể đến tuyến phố mua sắm và giải trí phong cách Hàn Quốc - The Koradise và Công viên trình diễn ánh sáng nghệ thuật - Ice Jungle đã đi vào hoạt động”. Sự kiện khởi công trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển Đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc mà còn mang một ý nghĩa to lớn cho sự phát triển toàn diện về giáo dục và văn hoá của địa phương.
Trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm đã được khởi công vào ngày 1/3/2024 tại Meyhomes Capital Phú Quốc, với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Trường dự kiến sẽ đón 1.500 học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở từ năm 2026. Trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm được xây dựng trên khuôn viên 1,5ha, với tổng giá trị suất đầu tư dự kiến là 250 tỷ đồng. Khi hoàn thiện, trường sẽ có gần 60 phòng học và phòng chức năng, đáp ứng quy mô đào tạo tới 1.500 học sinh từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở. Trường Đoàn Thị Điểm là trường tư thục uy tín bậc nhất của Việt Nam với mô hình liên kết các cấp Tiểu học, THCS và THPT. Với triết lý kiến tạo “Ngôi trường của ước mơ và lòng nhân ái”, Meyschool Đoàn Thị Điểm sẽ chú trọng phát triển đồng bộ cả nhân cách - tri thức, để các thế
29
Luật Đất đai sẽ giúp đưa giá BĐS về giá trị thực. (VNF) - Trao đổi với Đầu tư Tài chính – VietNamFinance, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW cho rằng, Luật Đất đai mới được thông qua sẽ tạo ra sự thông thoáng cho doanh nghiệp và góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường và dần đưa bất động sản (BĐS) về giá trị thực. - Theo ông, đâu là những quy định tác động lớn nhất vào thị trường trong thời gian tới? Trước hết, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy định của Luật Đất đai sửa đổi được hoàn thiện theo hướng đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong đó có việc tăng cường công khai, minh bạch, sự tham gia của người dân trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất thông qua việc tổ chức lấy ý kiến; bổ sung, hoàn thiện các quy định về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong các khu vực quy hoạch. Ngoài ra, thông qua các hình thức đấu giá, đấu thầu, các doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực và lịch sử sử dụng đất hiệu quả sẽ có nhiều lợi ích hơn. Cơ chế mới sẽ giảm thiểu tối đa các quan hệ “xin – cho”. Điều này góp tạo ra môi trường cạnh tranh một cách công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Các doanh nghiệp BĐS cũng sẽ dễ dàng tiếp cận đất đai hơn, chi phí để phát triển dự án, từ đó cũng có cơ hội được giảm xuống. Đây là những yếu tố góp phần tác động khiến giá b BĐS dần tiệm cận với giá trị thực. - Hiện tại thị trường đang thiếu nhà ở giá rẻ, theo quan điểm của ông, Luật Đất đai mới sửa đổi có giúp thay đổi được thực tế này? Hiện nay nhu cầu về nhà ở của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp ngày càng tăng cao nhưng nguồn cung nhà ở giá rẻ tại Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do: Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở giá rẻ còn hạn chế, đặc biệt là ở các đô thị lớn; Chi phí đầu tư xây dựng nhà ở giá rẻ cao, dẫn đến giá bán cao hơn so với khả năng chi trả của người dân; các chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở giá rẻ còn chưa đủ mạnh, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Luật đất đai (sửa đổi) đã có những quy định giúp phần nào khắc phục tình trạng trên. Một điểm nổi bật trong Luật Đất đai (sửa đổi) là đã bổ sung Chương VIII về “phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất” quy định “nguyên tắc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất”. Nếu thực hiện được nguyên tắc này thì tổ chức phát triển quỹ đất của nhà nước sẽ trở thành nhà cung cấp quỹ đất lớn nhất trên "thị trường sơ cấp đất đai" phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích công cộng. Qua đó Nhà nước có thể tạo điều kiện để phát triển nhà ở xã hội, ưu tiên bố trí quỹ đất ở hợp lý, có vị trí thuận lợi cho phát triển nhà ở xã hội. Ngoài ra, theo Điều 157 Luật Đất đai (sửa đổi) cũng quy định về việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với những chính sách nhà ở xã hội. Thông qua những chính sách hỗ trợ có thể chia sẻ phần nào chi phí đầu tư xây dựng từ đó có thể thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà ở xã hội. - Thu hồi và bồi thường đất là vấn đề được quan tâm nhất trong lần sửa luật này. Ông có thể giải thích rõ những thay đổi của vấn đề này trong Luật Đất đai? Luật Đất đai sửa đổi đã có những sự thay đổi lớn về quy định thu hồi và bồi thường đất. Các quy định đảm bảo sự chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đáp ứng lợi ích cơ bản của người dân đảm bảo thu hồi đất trong trường hợp cần thiết cũng như kịp thời bồi thường cho người dân. Theo đó, đối với quy định về thu hồi đất. Luật Đất đai sửa đổi đã bổ sung thêm trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh; sửa đổi điều chỉnh các quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Luật Đất đai sửa đổi đã giải thích rõ khái niệm “Dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Nếu Luật Đất đai năm 2013, Điều 62 quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong 3 trường hợp thì Luật Đất đai sửa đổi đã liệt kê 31 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng “thực sự cần thiết”. Luật cũng đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng với nhiều điểm mới, bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Việc này đảm bảo vì lợi ích chung của cộng đồng và vì sự phát triển bền vững, của cộng đồng, quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh sự thay đổi của các quy định về thu hồi đất, Luật Đất đai cũng đã quy định cụ thể các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất đảm bảo nguyên tắc có sự tham gia của người dân ở các giai đoạn, đảm bảo nguyên tắc người có đất bị thu hồi được bồi thường, tái định cư trước khi thu hồi đất… Bỏ khung giá đất sẽ giúp thúc đẩy thị trường - Theo ông, đâu là điểm thay đổi quan trọng về giá đất, có ý nghĩa với sự phát triển của thị trường nhất? Quyết định loại bỏ khung giá đất trong Luật Đất đai 2024 đánh dấu một bước tiến quan trọng, hỗ trợ bình ổn giá đất và thúc đẩy thị trường bất động sản hoạt động theo cơ chế thị trường, đồng thời tăng cường minh bạch, công khai và bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của quyết định này, cần có những bước thực thi cụ thể như sau: Thứ nhất, để thực hiện định giá đất theo cơ chế thị trường một cách công bằng và minh bạch, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác về giá đất là cần thiết. Cơ sở dữ liệu này nên bao gồm thông tin về giá đất từ các giao dịch thực tế, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất và giá đất trong các đấu thầu dự án sử dụng đất. Thứ hai, quy trình định giá đất cần được thực hiện một cách công khai và minh bạch để đảm bảo tính khách quan và trung thực. Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình định giá đất cần công bố thông tin về phương pháp định giá và kết quả của quá trình định giá. Thứ ba, để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ theo quy định của pháp luật, cần thiết lập một cơ chế giám sát và kiểm tra chặt chẽ về quy trình định giá đất. Các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện giám sát đều đặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định định giá đất. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cả cộng đồng để đạt được mục tiêu công bằng và minh bạch trong định giá đất. Một tương tác đồng bộ sẽ hỗ trợ việc thực hiện các quy định về định giá đất một cách hiệu quả. Với những điều chỉnh này, quá trình định giá đất sẽ trở nên công bằng và minh bạch, góp phần vào việc ổn định giá đất trên thị trường bất động sản và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. - Với những sửa đổi như trên, ông có kỳ vọng gì về bước tiến mới của thị trường sau khi Luật đã có hiệu lực? Một trong những mong đợi quan trọng nhất là sự ổn định hơn của giá BĐS. Hiệu quả này chủ yếu xuất phát từ việc Luật đã loại bỏ khung giá đất, thay vào đó là hệ thống giá đất được xác định theo từng loại đất, khu vực và thời kỳ cụ thể. Điều này giúp thị trườn BĐS hoạt động theo cơ chế thị trường, giảm thiểu hiện tượng đầu cơ và giảm nguy cơ thổi giá. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ về các trường hợp được miễn giảm tiền sử dụng đất và tiền thuê đất, hỗ trợ giảm chi phí đầu tư và đóng góp vào việc bình ổn giá bất động sản. Luật Đất đai 2024 cũng đặt ra những quy định để tăng cường tính minh bạch và công khai trong thị trường bất động sản. Các thông tin quan trọng như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất và các thông tin về đấu giá quyền sử dụng đất được đều được quy định rõ, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và người dân trong quá trình đưa ra quyết định mua bán và đầu tư vào BĐS. Luật cũng đặt nền móng cho một thị trường BĐS phát triển bền vững hơn thông qua việc quy định các nguyên tắc và quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Những quy định này nhằm mục đích bảo đảm sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, đồng thời giảm tình trạng lãng phí và bảo vệ môi trường.
Luật Đất đai sửa đổi đã có những thay đổi lớn về quy định thu hồi và bồi thường đất. Các quy định đảm bảo sự chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đáp ứng lợi ích cơ bản của người dân đảm bảo thu hồi đất trong trường hợp cần thiết cũng như kịp thời bồi thường cho người dân. Luật Đất đai sửa đổi đã bổ sung thêm trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh; sửa đổi điều chỉnh các quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Luật Đất đai sửa đổi đã giải thích rõ khái niệm “Dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Nếu Luật Đất đai năm 2013, Điều 62 quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong 3 trường hợp thì Luật Đất
30
Đi tập huấn SGK mới, giáo viên gọi tác giả để 'xác minh'. Nhà văn Nguyễn Luân có những trích đoạn trong sách giáo khoa (SGK) mới, giúp người đọc hình dung được khung cảnh thiên nhiên, đời sống người dân khu vực miền núi phía Bắc. Anh còn nhớ mãi kỷ niệm về cô giáo cũ, vừa đi tập huấn SGK đã gọi ngay cho anh để 'xác minh'. Trong SGK tiếng Việt lớp 4 tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tác giả Nguyễn Luân có trích đoạn "Tờ báo tường của tôi". Còn trong SGK tiếng Việt lớp 5, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (bắt đầu sử dụng từ năm học 2024-2025), Nguyễn Luân cũng có các trích đoạn về món bánh ngải đặc sản của tỉnh Lạng Sơn.Trong SGK tiếng Việt lớp 4 tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tác giả Nguyễn Luân có trích đoạn "Tờ báo tường của tôi". Còn trong SGK tiếng Việt lớp 5, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (bắt đầu sử dụng từ năm học 2024-2025), Nguyễn Luân cũng có các trích đoạn về món bánh ngải đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Nhà văn Nguyễn Luân năm nay 34 tuổi. Anh sinh ra và lớn lên tại xã Yên Bình, H.Hữu Lũng, Lạng Sơn, vùng đất bạt ngàn cây na được trồng trên núi. Nhà văn xứ Lạng đã đến với đam mê sáng tác văn chương từ rất sớm. Anh hồi tưởng: "Cho đến bây giờ, cuộc sống người dân quê tôi đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và trở ngại. Tôi nhớ ngày mình chỉ là cậu học sinh cấp 2 trường làng, tôi đã có niềm đam mê kỳ lạ với văn chương. Ngày ấy chưa có smart-phone, không có internet, không thư viện, thậm chí quê tôi chưa có điện lưới về thắp sáng. Thứ duy nhất tôi có được là vài tờ báo cũ, mấy cuốn sách giáo khoa của anh chị lớn hơn có in những tác phẩm văn học để đọc. Đó là những tháng ngày đầu tiên tôi bước vào thế giới của con chữ, của ngôn từ văn học trong hoàn cảnh khó khăn như thế...". Nguyễn Luân bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tiên từ khi học lớp 7, lớp 8. Khi đến năm học lớp 11, anh có truyện ngắn đầu tiên được in trên tạp chí văn nghệ tỉnh nhà. Suốt từ đó đến nay, Nguyễn Luân sáng tác như một công việc không thể thiếu của mình, lặng lẽ, nhọc nhằn. Với anh "nghề viết khó làm nhất, và cũng khó bỏ nhất". Kỷ niệm khó quên Biết chú Nguyễn Luân có bài đăng trong SGK, các cháu của anh đang học chương trình lớp 4 rất háo hức, bọn trẻ mong được học tới bài của anh để khoe với các bạn vì thấy rất "oách". Nguyễn Luân còn nhớ một kỷ niệm khác về cô giáo cũ của anh, người dạy anh trước đây và đến giờ vẫn theo dõi những trang anh viết.
Nhà văn Nguyễn Luân, 34 tuổi, sinh ra và lớn lên tại xã Yên Bình, H.Hữu Lũng, Lạng Sơn, có đam mê sáng tác văn chương từ rất sớm. Anh bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tiên từ khi học lớp 7, lớp 8 và có truyện ngắn đầu tiên được in trên tạp chí văn nghệ tỉnh nhà khi đến năm học lớp 11. Suốt từ đó đến nay, Nguyễn Luân sáng tác như một công việc không thể thiếu của mình, lặng lẽ, nhọc nhằn. Với anh "nghề viết khó làm nhất, và cũng khó bỏ nhất". Nguyễn Luân có những trích đoạn trong sách giáo khoa (SGK) mới, giúp người đọc hình dung được khung cảnh thiên nhiên, đời sống người dân khu vực miền núi phía Bắc. Trong SGK tiếng Việt lớp 4 tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tác giả Nguyễn Luân có trích đoạn "Tờ báo tường của tôi". Còn trong SGK tiếng Việt lớp 5, tập 2, b
31
3 thử thách nhỏ cho năng lượng xanh. (TN&MT) - Những hành động nhỏ trong cuộc sống tuy rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao, góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Đó là những hành động được đưa ra trong thử thách của Câu lạc bộ tình nguyện vì môi trường Save Viet Nam - We Are One (SVWAO). Trước tình trạng gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất nhiệt điện, dẫn đến tăng lượng phát thải khí nhà kính và đẩy nhanh sự nóng lên toàn cầu, Câu lạc bộ tình nguyện vì môi trường SVWAO đã tổ chức chiến dịch Thử thách tiết kiệm điện nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc tiết kiệm năng lượng từ những hành động nhỏ nhất. Chiến dịch gồm 3 thử thách: Sử dụng thang bộ; Tắt nguồn điện khi không sử dụng; Tắt màn hình khi không sử dụng. Thông qua các thử thách này, SVWAO mong muốn truyền tải thông điệp "Một hành động nhỏ mà chúng ta bắt đầu ngày hôm nay sẽ đem lại thay đổi lớn trong tương lai" tới người dân. Thử thách đầu tiên đã thu hút được nhiều người dân trên địa bàn quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân tham gia. Mục tiêu của thử thách là sử dụng thang bộ thay cho thang máy nhiều lần nhất có thể. Mục đích của thử thách nhằm giúp người tham gia nâng cao thể chất, tránh phụ thuộc vào các thiết bị máy móc hỗ trợ, bởi theo một nghiên cứu đã chỉ ra, mỗi người có thể giúp giảm thiểu ít nhất 17,7kg khí CO2 thải ra môi trường mỗi năm, tương đương với việc trồng 3 cây xanh bằng cách sử dụng thang bộ thay cho thang máy tối thiểu 1 lần/tháng. Thử thách đã thu hút rất nhiều người dân ủng hộ và đăng ký tham gia, đặc biệt là đối tượng thanh niên công sở - những người thường xuyên sử dụng thang máy.Tiếp nối sự thành công của thử thách đầu tiên, SVWAO tiếp tục triển khai thử thách Tắt nguồn điện khi không sử dụng. Thử thách đạt được lượt đăng ký tham gia và ủng hộ lên tới 617 người chỉ trong 3 ngày. Với sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền, quảng bá của các tình nguyện viên SVWAO, nhiều người dân đã nhận thức hơn về việc tiêu tốn điện năng từ các thiết bị không được ngắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng. Bạn Mai Anh - người tham gia thử thách chia sẻ: "Bản thân mình không biết rằng các thiết bị điện khi không sử dụng nhưng không được ngắt hẳn nguồn điện vẫn tiêu tốn điện năng nên mình thường không rút phích cắm các thiết bị điện khi sử dụng xong. Nhờ tham gia thử thách mà mình đã tạo được một thói quen tốt, học được thêm một cách để tiết kiệm điện, vừa giúp mình tiết kiệm chi phí trang trải cuộc sống, vừa giúp giảm tải gánh nặng cho môi trường. Mình nghĩ đây cũng là một cách sống xanh từ những hành động nhỏ nhất, những hành động đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được". Với thử thách cuối của chuỗi thử thách tiết kiệm điện năng - Tắt màn hình khi không sử dụng, lượt đăng ký tham gia và ủng hộ là 437 người. Đối với laptop nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung, màn hình là một trong những thành phần gây tốn điện và pin nhất, do đó, thử thách muốn tạo thói quen tắt màn hình khi không sử dụng cho các thành viên tham gia nhằm giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ.Cả 3 thử thách không chỉ giúp tiết kiệm lượng lớn điện năng tiêu thụ, giúp giảm chi phí sử dụng điện cho những người tham gia mà còn đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ tương lai của chúng ta, chỉ bằng những hành động nhỏ mỗi ngày, mỗi người có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với môi trường. SVWAO hy vọng, thông điệp này sẽ được lan tỏa rộng rãi hơn đến cộng đồng để ngày càng có nhiều người sống xanh từ những hành động nhỏ.
Câu lạc bộ tình nguyện vì môi trường Save Viet Nam - We Are One (SVWAO) đã tổ chức chiến dịch Thử thách tiết kiệm điện, bao gồm 3 thử thách: Sử dụng thang bộ; Tắt nguồn điện khi không sử dụng; Tắt màn hình khi không sử dụng. Mục tiêu của chiến dịch là nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc tiết kiệm năng lượng từ những hành động nhỏ nhất. Thử thách đầu tiên đã thu hút được nhiều người dân trên địa bàn quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân tham gia. Thử thách Tắt nguồn điện khi không sử dụng đã thu hút 617 người đăng ký tham gia và ủng hộ trong 3 ngày. Thử thách cuối cùng là Tắt màn hình khi không sử dụng, đã thu hút 437 người đăng ký tham gia và ủng hộ. Cả 3 thử thách không chỉ giúp tiết kiệm lượng lớn điện năng tiêu thụ, giúp giảm chi phí sử dụng điện cho những người tham gia mà còn đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trư
32
Người dân háo hức đón chờ dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu. Trước thông tin dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu sẽ được triển khai trong năm nay, mang theo hy vọng phá vỡ thế độc đạo của tuyến Quốc lộ 6, mở ra thêm một cơ hội phát triển cho vùng Tây Bắc, người dân tỏ rõ vẻ phấn khởi và mong chờ dự án sớm được triển khai. Kỳ vọng phá vỡ thế độc đạo của Quốc lộ 6 Đầu tháng 3.2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phân cấp và giao cơ quan chủ quản đầu tư các dự án đường bộ theo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ. Theo đó, UBND tỉnh Sơn La được giao làm cơ quan chủ quản Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh. Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Sơn La dài khoảng 32,3km, điểm đầu tại km 53 thuộc địa phận xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ và điểm cuối tại km 85+300 giao với Quốc lộ 43 thuộc địa phận xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu. Chiều dài giải phóng mặt bằng khoảng 34,4km, giai đoạn phân kỳ đầu tư theo quy mô 2 làn xe, phạm vi giải phóng mặt bằng quy mô 4 làn xe. Tổng mức đầu tư khoảng 4.938 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2023 đến 2028.Trước thông tin trên, không ít người dân tỏ rõ niềm phấn khởi với kỳ vọng dự án sớm được triển khai. Anh Tráng A Chu (xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ) phấn khởi nói: "Đã từ lâu, người dân chúng tôi mong muốn có một tuyến cao tốc nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc chạy song song với Quốc lộ 6 để thuận tiện cho giao thương buôn bán và phát triển du lịch". Theo anh Chu, anh và các hộ dân làm du lịch cộng đồng tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ đều mong mỏi tuyến đường này sẽ được sớm triển khai và đi vào hoạt động. Khi đó, quãng đường khách du lịch đi từ Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác đến với Vân Hồ, Mộc Châu sẽ được rút ngắn, từ đó thu hút thêm nhiều hơn khách du lịch đến với nơi đây. Chung niềm phấn khởi, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Khu du lịch Happy Land Mộc Châu, Sơn La chia sẻ: "Mộc Châu đang được quy hoạch trở thành Khu du lịch Quốc gia, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, giao thông vẫn là một trong những điều trở ngại du khách đến với nơi đây".Theo ông Hùng, hiện tại, con đường ngắn nhất dẫn khu khách đến với Mộc Châu là Quốc lộ 6. Tuy nhiên, tuyến đường này có nhiều đoạn nhỏ hẹp, nhiều đoạn ngoằn ngoèo, đèo dốc. Chưa kể mùa đông có sương mù bao phủ, hạn chế tầm nhìn của tài xế. Mùa mưa lại thường xuyên xảy ra sạt lở, ách tắc giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khiến du khách ái ngại. "Nếu cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu được hoàn thành, quãng đường từ Hà Nội đến Vân Hồ, Mộc Châu sẽ được giảm xuống chỉ còn khoảng 2/3. Cùng với Đại lộ Thăng Long, cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình, cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu được những người làm du lịch chúng tôi kỳ vọng sẽ phá vỡ thế độc đạo của tuyến Quốc lộ 6, thu hút khách du lịch đến với Tây Bắc" - đại diện Khu du lịch Happy Land chia sẻ. Chuẩn bị mặt bằng sạch để phục vụ dự án Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hợp Cường - Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ - địa bàn có phần lớn diện tích tuyến đường này đi qua với chiều dài khoảng 30km, cho hay: "Để kịp thời triển khai dự án đảm bảo tiến độ, từ việc khảo sát sơ bộ trên cơ sở hướng tuyến, huyện Vân Hồ đã thành lập Ban Chỉ đạo tái định cư và giải phóng mặt bằng tuyến đường Hòa Bình - Mộc Châu, thành lập 3 tổ chỉ đạo gồm Tổ chỉ đạo tuyên truyền vận động; Tổ chỉ đạo nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và Tổ chỉ đạo tái định cư. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt về việc quản lý đất đai nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng".Cũng theo ông Cường, huyện đã hoàn thiện việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu tái định cư thuộc Dự án này với tổng diện tích 12ha. Cụ thể bao gồm, điểm tái định cư bản Pà Puộc, xã Chiềng Yên (khoảng 3,5ha, với 35 hộ); điểm tái định cư bản Ui, xã Mường Men (khoảng 3,5ha, với 30 hộ); điểm tái định cư bản Páng, xã Chiềng Khoa (khoảng 2,5ha, với 17 hộ); điểm tái định cư bản Nà Chá, xã Chiềng Khoa (khoảng 2,5ha, với 18 hộ).
Người dân tỉnh Sơn La, Việt Nam, đang mong chờ dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu được triển khai trong năm nay. Dự án này có chiều dài khoảng 32,3km, điểm đầu tại km 53 thuộc địa phận xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ và điểm cuối tại km 85+300 giao với Quốc lộ 43 thuộc địa phận xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu. Tổng mức đầu tư khoảng 4.938 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2023 đến 2028. Nhiều người dân tỏ rõ niềm phấn khởi với kỳ vọng dự án sớm được triển khai. Anh Tráng A Chu (xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ) phấn khởi nói: "Đã từ lâu, người dân chúng tôi mong muốn có một tuyến cao tốc nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc chạy song song với Quốc lộ 6 để thuận tiện cho giao thương buôn bán và phát triển du lịch". Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Khu du lịch Happy Land Mộc Châu, S
33
HTV ra mắt chương trình mới "Trò chuyện cùng thời gian". (NLĐO) - Chương trình "Trò chuyện cùng thời gian" sẽ chính thức lên sóng số đầu tiên, mang đến trải nghiệm đầy ấn tượng với chủ đề "Ngày em đến", phát sóng lúc 21 giờ thứ sáu 8-3 trên HTV9. Với nỗ lực tạo thật nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ công chúng, Ban ca nhạc HTV đã cho ra mắt một chương trình mà các ca sĩ, nghệ sĩ tham gia đều tin rằng sẽ thu hút đông đảo khán giả bởi tính nhân văn sâu sắc và ý nghĩa của chương trình âm nhạc kết hợp với giao lưu thực tế. Mang chủ đề "Trò chuyện cùng thời gian", chương trình được xem là món quà bằng âm nhạc mà HTV TP HCM muốn gửi tặng đến khán giả. "Chương trình sẽ cùng khán giả chia sẻ những câu chuyện, những cảm xúc liên quan đến chủ đề "Ngày em đến" - những bóng hồng đã đi qua trong cuộc đời. Mỗi một câu chuyện được bày tỏ, một ca khúc được cất lên nhằm tìm kiếm những cảm xúc đã bị chôn vùi bởi những tháng ngày tất bật" - MC Tùng Leo, người dẫn chương trình, đã chia sẻ. Số phát sóng đầu tiên sẽ mang đến cho khán giả những tiết mục đầy đa dạng và ấn tượng với sự góp mặt của các ca sĩ: Cẩm Vân, Trần Minh Dũng, Khắc Minh thông qua các ca khúc: "Ngày em đến" (Từ Huy), "Diễm xưa", "Sóng về đâu" (Trịnh Công Sơn), "Em về tinh khôi" (Quốc Bảo). Ca sĩ Cẩm Vân - khách mời đặc biệt của chương trình - đã có những chia sẻ về cơ duyên gặp gỡ, những kỷ niệm đẹp của bà khi làm việc cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đặc biệt hơn, đây là một trong những lần hiếm hoi mà ca sĩ Cẩm Vân mở lòng chia sẻ những câu chuyện này, vì trước đây bà không thường nhận lời tham gia các talk show truyền hình. Không chỉ đơn thuần là chương trình truyền hình, "Trò chuyện cùng thời gian" còn là nơi gắn kết khán giả và nghệ sĩ thông qua âm nhạc và các trò chơi tương tác, đố vui, giao lưu... Đặc biệt các ca sĩ sẽ trình diễn trực tiếp cùng ban nhạc. Ca sĩ Khắc Minh bày tỏ rằng "Em về tinh khôi" là bài hát mà anh rất yêu thích và đã gắn liền với ca khúc này từ khi còn trẻ. Anh đã có cơ hội biểu diễn ca khúc này trên sân khấu của HTV cùng ban nhạc. Ca sĩ Khắc Minh mong rằng lần này khán giả sẽ đón nhận và có một trải nghiệm tuyệt vời khi xem số đầu tiên của chương trình "Trò chuyện cùng thời gian".
Chương trình "Trò chuyện cùng thời gian" sẽ chính thức lên sóng số đầu tiên vào lúc 21 giờ thứ sáu 8-3 trên HTV9. Chương trình mang chủ đề "Ngày em đến" và sẽ chia sẻ những câu chuyện và cảm xúc liên quan đến chủ đề này. Ca sĩ Cẩm Vân, Trần Minh Dũng, Khắc Minh sẽ tham gia và trình diễn các ca khúc như "Ngày em đến", "Diễm xưa", "Sóng về đâu", "Em về tinh khôi". Ca sĩ Cẩm Vân sẽ chia sẻ về cơ duyên gặp gỡ và những kỷ niệm đẹp của bà khi làm việc cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chương trình cũng sẽ có sự góp mặt của các ca sĩ khác và trò chơi tương tác, đố vui, giao lưu. Ca sĩ Khắc Minh bày tỏ rằng "Em về tinh khôi" là bài hát mà anh rất yêu thích và đã gắn liền với ca khúc này từ khi còn trẻ. Anh đã có cơ hội biểu diễn ca khúc này trên sân khấu của HTV cùng ban nhạc. Ca sĩ Khắc Minh mong rằng
34
Ngày 7.3 Vĩnh Long chấm dứt thu gom rác bằng xe ba gác. Những ngày đầu tháng 3.2024, nhiều người dân tại TP Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) vẫn còn bức xúc về tình trạng thu gom rác bằng xe ba gác để chảy nước hôi thối, rác thải rơi nhiều.Ông Trần Hoàng Hải (sinh năm 1970, ở khóm 1, phường 3, TP Vĩnh Long) cho biết, công nhân lấy rác tại điểm gần nhà ông quá cẩu thả, thường xuyên làm rác rơi vãi do chất đầy xe ba gác. Nước rác lại chảy đọng vũng ở những điểm thu gom, bốc mùi hôi thối. “Chúng tôi đã phản ánh rất nhiều lần về vấn đề thu gom bằng xe ba gác với địa phương nhưng đâu lại vào đấy. Việc thu gom cần thu hết, chứ không phải thu một phần, mặc kệ số rác còn lại bốc mùi, chảy nước lênh láng như thế”, ông Hải bức xúc nói. Bà Nguyễn Thị Thúy (sinh năm 1962, ở khóm 3, phường 4, TP Vĩnh Long) cho rằng, việc sử dụng xe ba gác lấy rác ít nhiều sẽ ảnh hưởng bộ mặt thành phố. Bà cho rằng, TP Vĩnh Long là nơi tập trung các trung tâm hành chính, doanh nghiệp và các công trình trọng điểm. Theo bà Thúy, công ty thu gom rác cần thường xuyên xử lý những thùng chứa rác, không để tình trạng rác đã lấy đi mà mùi hôi vẫn còn bốc lên từ thùng rác. “Bộ mặt của thành phố cần được thực hiện vệ sinh một cách nghiêm túc, xứng đáng với đô thị văn minh và cần đảm bảo vệ sinh ở điểm tập kết rác, không phải để 2 - 3 ngày là tôi phải quét dọn”, bà Thúy cho biết thêm.Trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Ngọc Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Tổng hợp Linh Sang (đơn vị thu gom rác) - cho hay, từ ngày 15.1, đơn vị tiếp nhận việc thu gom, xử lý rác trên địa bàn TP Vĩnh Long bằng xe ba gác và xe chuyên dụng. Theo ông Kiên, thời gian đầu do chưa nắm địa bàn nên có bố trí thêm xe ba gác để thu gom rác, nhưng người dân phản ánh việc thu gom chưa sạch và không đảm bảo vệ sinh, còn để nước bẩn chảy nhiều. Cũng theo ông Kiên, công ty có hứa sẽ bố trí xe điện phục vụ việc thu gom rác trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhưng vì chưa đảm bảo thủ tục pháp lý nên xe điện chưa được phép lưu thông. “Thời gian qua, đơn vị giảm dần xe ba gác trong thu gom rác, có bố trí lực lượng công nhân thực hiện thu gom ở những đường hẻm nhỏ. Sẽ chấm dứt thu gom rác bằng xe ba gác vào ngày 7.3. Lực lượng thu gom rác sẽ tiến hành vệ sinh thùng rác thường xuyên không để diễn ra tình trạng hôi thối như hiện nay”, ông Kiên cho biết thêm.
Ngày 7.3, Vĩnh Long sẽ chấm dứt thu gom rác bằng xe ba gác. Nhiều người dân tại TP Vĩnh Long vẫn còn bức xúc về tình trạng thu gom rác bằng xe ba gác để chảy nước hôi thối, rác thải rơi nhiều. Công nhân lấy rác tại điểm gần nhà ông Trần Hoàng Hải quá cẩu thả, thường xuyên làm rác rơi vãi do chất đầy xe ba gác. Nước rác lại chảy đọng vũng ở những điểm thu gom, bốc mùi hôi thối. Ông Hải cho rằng, việc thu gom cần thu hết, chứ không phải thu một phần, mặc kệ số rác còn lại bốc mùi, chảy nước lênh láng như thế. Bà Nguyễn Thị Thúy cho rằng, việc sử dụng xe ba gác lấy rác ít nhiều sẽ ảnh hưởng bộ mặt thành phố. Bà cho rằng, TP Vĩnh Long là nơi tập trung các trung tâm hành chính, doanh nghiệp và các công trình trọng điểm. Công ty thu gom rác cần thường xuyên xử lý những thùng chứa rác, không đ
35
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương cấp cứu, điều trị cho nạn nhân. Kinhtedothi - Ngày 5/3, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế có Công văn hỏa tốc số 282/KCB-PHCN&GĐ gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang; Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về việc tiếp tục cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 5/3/2024 tại Tuyên Quang. Theo thông tin báo chí khoảng 1 giờ 36 phút ngày 5/3/2024, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 2, thuộc xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang do xe Container BKS 15C-075.26 va chạm với xe khách BKS 23F- 000-58 đi ngược chiều hướng Hà Giang- Tuyên Quang. Hậu quả vụ tai nạn đến 7 giờ 30 phút sáng nay có 5 người tử vong tại chỗ, 5 người đang nhập viện điều trị. Theo báo cáo trực tiếp của lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang cho Cục Quản lý Khám chữa bệnh, hiện có 2 bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Số bệnh nhân còn lại đang tiếp tục theo dõi điều trị tại các bệnh viện của tỉnh Tuyên Quang. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tập trung tối đa lực lượng y bác sĩ, thuốc, trang thiết bị y tế để khẩn trương cứu chữa kịp thời các trường hợp nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, giảm thiểu những thiệt hại do vụ tai nạn.Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương cứu chữa, điều trị người bị nạn và đề xuất các ý kiến, kiến nghị với Bộ Y tế nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác cấp cứu tai nạn giao thông; phối hợp chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên hoặc chuyển tuyến kịp thời. Như báo Kinh tế và Đô thị đã đưa tin, liên quan đến vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng giữa xe container và xe khách, xảy ra trên QL2, đoạn qua địa phận thôn Đồng Cầu, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang khiến 5 người tử vong, nhiều người bị thương, mới đây, cơ quan chức năng cho biết đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn. Cụ thể, trao đổi với báo chí, Đại tá Võ Tiến Thùy - Phó Giám đốc Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai của các nhân chứng cũng như kiểm tra nhanh nồng độ cồn, chất ma túy với 2 tài xế điều khiển hai phương tiện. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn và ma túy cho thấy cả hai tài xế đều âm tính. Từ những kết quả điều tra ban đầu, cơ quan công an bước đầu xác định, nguyên nhân gây ra vụ tai nạn là do tài xế xe container đến khúc cua đã không làm chủ tốc độ, đánh lái sang trái dẫn đến va chạm với xe giường nằm.
Ngày 5/3, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã gửi Công văn hỏa tốc số 282/KCB-PHCN&GĐ đến Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về việc tiếp tục cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 5/3/2024 tại Tuyên Quang. Hậu quả vụ tai nạn đến 7 giờ 30 phút sáng nay có 5 người tử vong tại chỗ, 5 người đang nhập viện điều trị. Hiện có 2 bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tập trung tối đa lực lượng y bác sĩ, thuốc, trang thiết bị y tế để khẩn trương cứu chữa kịp thời các trường hợp nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, giảm thiểu những thiệt hại do vụ tai nạn. Cụ thể, trao đổi v
36
Thanh Hóa: Đầu tư hơn 200 tỷ đồng xây dựng nhà khám chữa bệnh. (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 877/QĐ-UBND, phê duyệt Dự án xây dựng nhà khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa. Mục tiêu dự án nhằm xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất hiện đại cho Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Dự án xây dựng nhà khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa có quy mô: Xây dựng mới nhà khám chữa bệnh trung tâm quy mô 9 tầng (diện tích sàn khoảng 10.994m2 kèm theo thiết bị công trình đồng bộ); nhà chứa rác thải (khoảng 30m2); nhà điều hành và bể xử lý nước thải (công suất 100m3/ngày đêm); 2 nhà để xe (105m2/1 nhà); nhà sản xuất khí oxy (25m2) và các hạng mục công trình phụ trợ, kỹ thuật. Phá dỡ nhà khoa hồi sức cấp cứu - đông y (nhà 3 tầng), nhà khoa nội, nhi, khoa dược (nhà 2 tầng), nhà hội trường (nhà cấp 4). Nhóm dự án, loại, cấp, thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính thuộc dự án: Dự án nhóm B, Công trình dân dụng, cấp II, thời hạn sử dụng 50-100 năm. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng hơn 200 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoằng Hóa (chủ đầu tư). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2027.
Tóm tắt: UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Dự án xây dựng nhà khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Dự án có mục tiêu xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất hiện đại cho bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Dự án bao gồm xây dựng mới nhà khám chữa bệnh trung tâm quy mô 9 tầng, nhà chứa rác thải, nhà điều hành và bể xử lý nước thải, 2 nhà để xe, nhà sản xuất khí oxy và các hạng mục công trình phụ trợ, kỹ thuật. Dự án thuộc nhóm B, loại công trình dân dụng cấp II, thời hạn sử dụng 50-100 năm và sẽ được thực hiện từ năm 2024 - 2027.
37
Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Nhiều học sinh tham quan tư vấn tuyển sinh. (Xây dựng) - Ngày 10/3, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây - Bộ Xây dựng tham gia ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 tại Trường Đại học Cần Thơ do Báo Tuổi trẻ tổ chức. Sự kiện đã thu hút được sự quan tâm của hàng nghìn thí sinh cùng phụ huynh từ các tỉnh thành miền Tây và đông đảo các trường đại học, cao đẳng, các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài. Tại ngày hội, đội ngũ chuyên gia cùng các thành viên trong Đoàn tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Xây dựng Miền Tây giới thiệu đến các bạn học sinh và quý phụ huynh những thông tin trọng tâm và thiết thực về công tác tuyển sinh đại học chính quy của Nhà trường trong năm 2024, cùng 19 chuyên ngành đạo tạo của trường, qua đó giúp cho các em học sinh, quý phụ huynh có cái nhìn khái quát tổng thể về công tác tuyển sinh năm 2024 cũng như định hướng đúng cho việc chọn trường học, ngành nghề, để phát triển tương lai. Bên cạnh việc cung cấp thông tin chuyên sâu về các ngành nghề, các học sinh còn được giới thiệu một cách chi tiết về chế độ chính sách, chế độ hỗ trợ, môi trường học tập mở, chế độ học bổng, cơ hội học tập, thực tập, việc làm sau tốt nghiệp. Tại ngày hội, nhiều học sinh các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đến tham quan, tìm hiểu các ngành nghề tuyển sinh của Trường Đại học Xây dựng Miền Tây. Thông qua ngày hội, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây hy vọng rằng sau những tư vấn, chia sẻ nhiệt tình và đầy hữu ích đến từ Ban tư vấn tuyển sinh sẽ giúp ích cho học sinh các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên có được bước đi đúng đắn và tự tin quyết định trong việc lựa chọn ngành nghề theo học.Trường Đại học Xây dựng Miền Tây vừa được Trung tâm Kiểm định chất lượng Giáo dục - Đại học Đà Nẵng trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2). Trường Đại học Xây dựng Miền Tây là trường đại học đào tạo chuyên ngành kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trường đã qua 48 năm xây dựng và phát triển, đã đào tạo và liên kết đào tạo, cung cấp cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước đội ngũ cán bộ ngành Xây dựng có trình độ chuyên môn cao với gần 30.000 người. Sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề và trở thành những cán bộ có năng lực chuyên môn khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.Mục tiêu là "Trường Đại học Xây dựng Miền Tây là phấn đấu trở thành trường đại học đa ngành; cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh, thích ứng với nền kinh tế mở và hội nhập".
Trường Đại học Xây dựng Miền Tây tham gia ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 tại Trường Đại học Cần Thơ, thu hút sự quan tâm của hàng nghìn thí sinh và phụ huynh từ các tỉnh thành miền Tây và đông đảo các trường đại học, cao đẳng, các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài. Đội ngũ chuyên gia cùng các thành viên trong Đoàn tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Xây dựng Miền Tây giới thiệu đến các bạn học sinh và quý phụ huynh những thông tin trọng tâm và thiết thực về công tác tuyển sinh đại học chính quy của Nhà trường trong năm 2024, cùng 19 chuyên ngành đạo tạo của trường, qua đó giúp cho các em học sinh, quý phụ huynh có cái nhìn khái quát tổng thể về công tác tuyển sinh năm 2024 cũng như định hướng đúng cho việc chọn trường học, ngành nghề, để phát triển tương lai. Trường
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
33